Đăng ký

Sông Hương: Dòng sông không tự lặp lại mình

A. ĐỀ BÀI

I.     ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN

         Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cải giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khỉ cứu con lừa lên cả. Thể là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.
         Họ xúc đất đổ vào giếng, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy\ra và nó kêu la thảm thiết, sau hồi lâu, con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khỉ bị một xẻng đất đo lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

(Theo Quà tặng cuộc sống)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2: Tác giả đặt con lừa vào tình huống bị rơi xuống một cái giếng, theo anh/chị tình huống ấy có ý nghĩa gì?
Câu 3: Theo anh/chị, vì sao ban đầu con lừa kêu la thảm thiết nhưng sau hồi lâu nó bỗng im lặng?
Câu 4: Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa là gì?
II.     LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Qua câu chuyện được trích ở phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về vấn đề: Con người và những thử thách trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
             Từ đẩy, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam - đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở cồn Giã Viên, sông Hương uốn một nhánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng ” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa - ri, sông Đa - nuýp của Bu - đa - pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ảnh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chỉ lưu ấy cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê - nin - grát, có lúc đứng nhìn sông Neva cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thủ với chiếc thuyền xinh đẹp của chủng; và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê - téc - bua cũ để ra bể Ban - tích. Tôi vừa từ trong khói lửa mỉền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê - nin - grát đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi đại; ôi, tôi muốn hóa làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vẫy tay, nhưng sông Nê - va đã chảy nhanh quả, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, cổ một người Hi Lạp tên là Hê -ra- clỉt, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi; chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nỏ khi ngang qua thành phổ... Đẩy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vẩn vương của một nỗi lòng.
         Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày hoặc trên sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bản âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu và từ đó những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỷ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiểu, “Trong như tiếng hạc bay qua - Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”... Đen câu ẩy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vo đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh!”

(Trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông? ” - Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.199 - 200)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn văn trên. Từ đó, liên hệ với vẻ đẹp của dòng sông trong khổ thơ sau để làm sáng tỏ nhận định của Hoàng Phủ Ngọc Tường: dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm nhận của các nghệ sĩ:

Gió theo lối gió, mây đường mây 
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay 
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó 
Có chở trăng về kịp tối nay?

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2007, Tr39)

B. HƯỚNG DẪN
Câu 1 (0,5 điểm):
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự/ phương thức tự sự 
Câu 2 (1,0 điểm): Ý nghĩa của tình huống con lừa bị rơi xuống giếng
- Đây là một điều không may mắn với con lừa, cũng là biểu tượng cho những bất trắc, khó khăn, thử thách mà bất kì ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống
- Tình huống có tính thử thách: chúng ta sẽ ứng xử như thế nào trước những khó khăn đó? Qua đó thể hiện rõ bản lĩnh sống của mỗi người.
Câu 3 (1,0 điểm):
- Ban đầu con lừa kêu la thảm thiết vì nó sợ hãi, đau đớn, tuyệt vọng khi bị rơi xuống giếng và nhất là ông chủ (người nó chờ đợi có thể cứu nỏ lên) lại bỏ mặc, thậm chí còn định lấp đất vùi nó đi cùng với cái giếng.
-     Sau đó, nó im lặng vì nhận ra không thể dựa vào ông chủ, không thể trông chờ vào người khác được. Nó chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình. Và lừa tìm cách thoát khỏi cái giếng!
Câu 4 (0,5 điểm): Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân
-       Người nông dân nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc.
-     Con lừa khôn ngoan, dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình lên khỏi giếng.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
 1.    Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn vãn (0,25 điểm)
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
2.    Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điếm)
Con người cần đối diện như thế nào trước những thử thách trong cuộc sống?
3.    Triển khai vấn đề cần nghị luận (1,0 điếm)
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận nhưng cần làm rõ thái độ và cách ứng xử của con người trước những thử thách trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
-    Những khó khăn thử thách trong cuộc sống: những điều không may mắn, bệnh tật hiểm nghèo, thất bại trong công việc, đổ vỡ trong tình cảm, hôn nhân... là những điều khó tránh khỏi. Chúng ta có thể gặp phải những thử thách ấy bất cứ lúc nào.
-     Điều quan trọng là trước những thử thách ấy chúng ta phải:
+ Dũng cảm đối mặt, không vội buông xuôi, đầu hàng, tìm cách vươn lên. Con người phải biết dựa vào chính mình, đó là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua được những giới hạn của cuộc sống.
+ Nhạy bén, sáng tạo, thông minh... để tìm cách vượt qua
-     Phê phán những người trông chờ, ỷ nại vào người khác, không dám đối diện với khó khăn thử thách của cuộc sống.
4.    Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt
5.    Sáng tạo (0,25 điểm)
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
Câu 2 (5,0 điểm)
1.     Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điếm)
Có đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
2.    Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điếm)
Vẻ đẹp của sông Hương đoạn chảy qua thành phố Huế, liên hệ với đoạn thơ của Hàn Mặc Tử để thấy được những khám phá riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ khi viết về dòng sông xứ Huế.
3.    Triển khai vấn đề cần nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
a.    Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận (0,5 diễm)
- Huế, khúc ruột miền Trung của đất nước từ bao đời đã trở thành mảnh đất của thi ca, nhạc họa. Người dân Huế tự hào vì có những đền đài cổ kính và những miệt vườn xanh mướt vùng ngoại ô Vĩ Dạ... Nhưng có lẽ, Huế đẹp nhất là bởi vì có sông Hương. Sông Hương đến với Huế như một đặc ân mà tạo hóa đã ban tặng cho mảnh đất này. Từ cuộc đời, sông Hương đã chảy vào bao áng thơ ca và bắt lên những giai điệu ngọt ngào, say đắm. “Ai đã đặt tên cho dòng sông? " (Hoàng Phủ Ngọc Tường) và “Đây thôn Vĩ Dạ ” (Hàn Mặc Tử) là những tác phẩm xuất sắc viết về vẻ đẹp của sông Hương và Huế.
-    Tuy nhiên, trong cảm nhận của mỗi tác giả, sông Hương lại hiện lên với một vẻ đẹp riêng. Đoạn sông Hương chảy giữa lòng thành phố Huế (trong ‘‘Ai đã đặt tên cho dòng sông?} và khổ thứ 2 bài “Đây thôn Vĩ Dạ ” đã thể hiện rõ những khám phá riêng ấy.
b.     Cảm nhận về vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn văn (2,0 điểm)
-     Mới về đến Huế:
+ Sông Hương vui tươi hẳn lên như một người con xa quê đã tìm được đúng đường về. Nếu trước khi về đến Huế, sông Hương phải đổi dòng một cách liên tục như một cuộc tìm kiếm có ỷ thức thì giờ đây, khi đã đi giữa lòng thành phố, dòng sông kẻo một nét thẳng thực yên tâm => Câu văn miêu tả dòng chảy của dòng sông mà gợi lên được cái yên bình của tâm hồn người con gái đã tìm được người tình mà nó hằng mong đợi.
+ Khi giáp mặt thành phố sông Hương uốn một cánh cung thật nhẹ khiến dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng" không nói ra của tình yêu. “Vâng” là đã thuận tình nhưng chưa dám nói ra vì ngượng ngùng, e lệ. Cách so sánh độc đáo này đã biến sông Hương trở thành một cô gái Huế vừa e lệ, kín đáo vừa dịu dàng, duyên dáng biết bao!
-               Đi giữa lòng thành phố thân yêu, sông Hương mang vẻ đẹp đặc trưng của tâm hồn Huế:
+ Lưu tốc chậm chạp như tính cách tình tứ nhẹ nhàng của người con gái Huế: dòng sông trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ cồn là một mặt hồ yên tĩnh, nhà văn gọi đó là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế. Nhà văn giải thích điều này từ đặc điểm địa lí của dòng sông (do có hai hòn đảo nhỏ trên sông cùng rất nhiều chi lưu đã làm chậm lại tốc độ của dòng nước). Nhưng có lẽ, sông Hương trôi đi chậm như vậy là bởi vì quá yêu mến thành phố Huế xinh đẹp, không nỡ rời xa. Điệu chảy lững lờ ấy đã từng đi vào thơ Thu Bồn:
"Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu"
                                              (Tạm biệt)
Ở đây Hoàng Phủ Ngọc Tường còn đặt sông Hương bên cạnh dòng sông Nê - va với lưu tốc mạnh mẽ, rồi dẫn ra cả câu nói nổi tiếng của nhà triết học Hi Lạp cổ đại để càng thấy yêu mến điệu chảy lững lờ của sông Hương.
+ Dòng sông còn như chất chứa tâm sự thầm kín khi trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.
++ Nhà văn nhắc đến nền âm nhạc cổ điển Huế và nhấn mạnh: “Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này Quả thật, giữa mênh mang sóng nước, tiếng mái chèo khua, tiếng nước vỗ vào mạn thuyền đã như một chiếc hộp cộng hưởng khổng lồ nâng cánh cho những điệu hò dân gian xứ Huế. Không có sông Hương, cũng không thể có nhã nhạc cung đình Huế ngày nay.
++ Ở đoạn này, tác giả còn liên tưởng đến Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Theo nhà văn, những bản đàn từng đi suốt đời Kiều cũng được Nguyễn Du lấy cảm hứng từ đây. Không phải ngẫu nhiên nhà văn lại nhắc đến Truyện Kiều - tập đại thành của văn học Việt Nam. Rõ ràng, sông Hương đã hòa vào dòng văn hóa của dân tộc, trở thành điệu tâm hồn của biết bao người.
=> Như vậy, sông Hương từng là bà mẹ phù sa đem màu mỡ cho đất đai nuôi sống con người, làm người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, nay sông Hương lại sản sinh ra âm nhạc để bồi đắp tâm hồn con người. Tình cảm của người gái đẹp sông Hương dành cho Huế thật sâu đậm biết bao!

Có thể bạn quan tâm: Phân tích "Ai đã đặt tên cho dòng sông"
c.     Liên hệ với đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để làm sáng tỏ nhận định của Hoàng Phủ Ngọc Tường (1,0 điểm)
-     Đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ
+ Dòng Hương thơ mộng như nhuốm màu tâm trạng: hòa vào khung cảnh gió mây chia lìa thì dòng nước cũng buồn thỉu. Nghệ thuật nhân hóa độc đáo khiến sông Hương mang nỗi buồn của lòng người, nỗi buồn đến độ héo hon, làm cho con người gần như mất đi cả sự sống. Đây cũng là cách nói đặc trưng của người dân xứ Huế.
+ Hai câu cuối, dòng sông mang vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng với hai hình ảnh: bến sông trăng và thuyền chở trăng. Cảnh đẹp nhưng lại ẩn chứa bi kịch lỡ dở bởi hai câu hỏi tu từ khắc khoải: Thuyền ai? Có... kịp? Thuyền ai phiếm chỉ gợi lên bao ngỡ ngàng bâng khuâng, tưởng như quen mà lạ, gần đó mà xa xôi. Con thuyền đơn côi nằm trên bến đợi sông trăng là một nét vẽ thơ mộng và độc đáo. Con thuyền không chở người (vì người xa cách chia li) mà chỉ chở trăng về. Phải về kịp tối nay vì đã cách xa và mong đợi sau nhiều năm tháng. Con thuyền tình của ước vọng nhưng đã thành vô vọng! Bên sông trăng trở nên vắng lặng vì "thuyền ai" phiếm chỉ, như có, như không.
-    Những khám phá riêng của mỗi nghệ sĩ khi viết về sông Hương: Lời khẳng định đầy tự hào của Hoàng Phủ Ngọc Tường dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm nhận của các nghệ sĩ cho thấy sông Hương có vẻ đẹp tiềm ẩn, phong phú khiến mỗi nghệ sĩ khi tìm đến lại khám phá thấy một vẻ đẹp mới.
+ Đây thôn Vĩ Dạ: Chọn điểm nhìn cảm xúc ở một không gian hẹp, thu nhỏ, đồng thời đó là cái nhìn được gợi hứng từ bức ảnh, cái nhìn của kí ức nên Hàn Mặc Tử đã làm nổi bật vẻ đẹp của xứ Huế qua những nét đặc trưng rất bình dị, gần gũi, quen thuộc và đầy chất lãng mạn: Đó là cảnh sông nước, con người xứ Huế trong vẻ đẹp sâu đậm của cảm xúc về tình đời, tình người. Cảm hứng chủ đạo của tác giả khi tái hiện hình tượng sông Hương là bâng khuâng, tha thiết nhưng cũng hoài nghi, tuyệt vọng.
+Ai đã đặt tên cho dòng sông? Chọn điểm nhìn là sông Hương giữa lòng thành phố Huế. Đặt trong một không gian phóng khoáng, rộng lớn hơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường có cái nhìn bao quát, trải dài từ quá khứ cho đến hiện tại, từ dòng sông cho đến văn hóa Huế. Vì thế, vẻ đẹp của sông Hương hiện lên toàn diện hơn, chân thực hơn với dòng chảy lững lờ, với những đêm trình diễn nhã nhạc cung đình... Dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương chính là linh hồn của Huế, là nơi tích tụ những trầm tích văn hóa lâu đời của mảnh đất kinh thành cổ xưa. Cảm hứng chủ đạo của nhà văn khi viết về sông Hương ở đoạn này là vui tươi, say mê, tự hào những khám phá riêng như thế là do:
+ Hoàn cảnh sáng tác và phong cách văn chương khác nhau.
+ Do đặc điểm thể loại của thơ và bút kí. Thơ chủ yếu nghiêng về cảm xúc, bút kí đòi hỏi không chì cảm xúc mà ít nhiều còn có tính xác thực và khách quan của hiện thực phản ánh.

Có thể bạn quan tâm: Khung cảnh Vĩ Dạ - Đây thôn Vĩ Dạ
4.     Chỉnh tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
5.     Sáng tạo (0,5 điểm)
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Xem thêm >>> Cảm nhận đoạn thơ "Vội vàng" và "Đất Nước"

Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe