Đăng ký

Tái hiện vẻ đẹp đoàn quân ra trận: Tây Tiến và Việt Bắc

A. ĐỀ BÀI

Phần I Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
                     Đi lễ đầu năm là truyền thống lâu đời và trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt Nam cứ mỗi độ Tết đến Xuân về. Phong tục này đã thấm nhuần vào sâu trong tâm trí của mỗi người dân, để rồi khi không khí Tết ùa về, mọi người lại chuẩn bị sắm sửa lễ quả, cùng gia đình bạn bè, người thân nô nức đến các nơi thờ phụng linh thiêng.

                    Tục lệ đi đền, chùa, phủ... đầu năm không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc hạnh phúc, no đủ mà đây còn là dịp để người dân Việt tìm về với cội nguồn dân tộc. Có lẽ trong từng nhịp thở của tiết Xuân, chúng ta lại cảm nhận được sự giao hòa của trời đất. Sự linh thiêng của những bức tượng Phật, mùi hương trầm lan tỏa, hương hoa ướt đẫm mưa Xuân, mùi của đất mới hòa trong sắc màu rực rỡ của đèn, hoa... tất cả quyện vào nhau tạo nên một không gian thanh tịnh, để lại trong lòng người sự thanh thản và bình yên. Sau một năm cổ gắng hết mình vì công việc, chìm trong những bộn bề lo toan của cuộc sống hàng ngày thì đây là thời khắc mọi người dân Việt được lắng đọng lại, một lòng hướng về nơi linh thiêng, cầu nguyện một cuộc sổng sung túc đủ đầy hơn cho năm sau.
                                                                                                            (Phương Anh, Đi lễ đầu năm-Nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt, tạp chí Quê Hương, số 3/2015)

Câu 1: Đoạn trích trên nhắc đến tục lệ đẹp nào của dân tộc Việt ta?
Câu 2: Giá trị, ý nghĩa của tục lệ được tác giả miêu tả như thế nào?
Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Sự linh thiêng của những bức tượng Phật, mùi hương trầm lan tỏa, hương hoa ướt đẫm mưa Xuân, mùi của đất mới hòa trong sắc màu rực rỡ của đèn, hoa... tất cả quyện vào nhau tạo nên một không gian thanh tịnh, để lại trong lòng người sự thanh thản và bình yên.
Câu 4: Theo anh (chị), mỗi người dân cần có ý thức như thế nào trong việc lưư giữ, bảo tồn văn hóa Việt?
Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):
"Khi trời đẹp hãy chuẩn bị cho thời tiết xấu". - Thomas Fuller
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chi) về vai trò của sự chủ động, chuẩn bị trước những tình huống xấu của cuộc sống.
Câu 2 (5 điểm): 
Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám phá thể hiện riêng. Trong bài Tây Tiến, Quang Dũng viết:
                                              "...Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
                                              Quân xanh màu lá dữ oai hùm
                                              Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
                                              Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm..."
Trong Việt Bắc, Tố Hữu viết:
                              “...Những đường Việt Bắc của ta 
                               Đêm đêm rầm rập như là đất rung
                               Quân đi điệp điệp trùng trùng
                                Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan..."
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ trên

B. GỢI Ý LÀM BÀI 

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Đoạn trích nhắc đến tập tục đi lễ chùa đầu năm của nhân tộc ta
Câu 2: Đoạn trích miêu ta tục lệ đi lễ đầu năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dân tộc ta như sau:
“Phong tục này đã thấm nhuần vào tâm trí của người Việt”
-    Thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc.
-    Là thời điểm để mỗi người lắng đọng tâm hồn sau một năm cố gắng hết mình vì công việc
Câu 3: Câu văn được phân tích cấu trúc như sau:
Thành phần phụ chú: Sự linh thiêng của những bức tượng Phật, mùi hương trầm lan tỏa, hương hoa ướt đẫm mưa Xuân, mùi của đất mới hòa trong sắc màu rực rỡ của đèn, hoa...
- Chủ ngữ: tất cả
- Vị ngừ: quyện vào nhau tạo nên một không gian thanh tịnh, để lại trong lòng người sự thanh thản và bình yên.
Câu 4: Đối với câu hỏi này, học sinh trả lời theo ý hiểu của bản thân mình, dưới đây là một số gợi ý cơ bản:
Mỗi người dân cần có ý thức bảo tồn văn hóa Việt như sau:
-    Gìn giữ những nét đẹp cổ truyền
-    Hiểu được ý nghĩa của những hoạt động truyền thống của dân tộc để phát huy chúng một cách tích cực nhất
-    Tuyên truyền, bảo vệ những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc nếu nó có nguy cơ bị mai một.

Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1(2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
-    Viết đúng 01 đoạn vãn, khoảng 200 từ.
-    Trình bày mạch lạc, rồ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... 
Yêu cầu về nội dung:
1) Giải thích từ ngữ
Thời tiết đẹp: Ý nói những hoàn cành thuận ỉợi, những điều kiện thuận lợi để thực hiện một công việc gì đó.
Thời tiết xấu: Ý nói những hoàn cảnh khó khăn, bất lợi trước mắt có thể xảy ra.
Hãy chuẩn bị: Thể hiện sự cần thiết của việc chủ động trước bất cứ hoàn cảnh nào.
- Ý kiến khẳng định để đạt được một việc nào đó, con người phải có cái nhìn thấu suốt không chỉ hiện tại mà còn cả tương lai, hướng đến một lối sống biết chừng mực, không quá vui với kết quả trước mắt mà quên nghĩ đến tương lai có thể xảy ra những điều khó khăn... Cái nhìn thấu suốt đó hướng con người đến một lối sống biết chủ động trước hoàn cảnh, chuẩn bị trước những giải pháp cho điều khó khăn có thể xảy ra.
2) Phân tích, bình luận
- Sự chuẩn bị, lường trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống được thể hiện như thế nào?
- Một người biết chủ động lường trước những tình huống xấu có thể xảy ra là những người chuẩn bị những điều kiện, những cơ sở để đổi phó với những điều không thể lường trước được. Họ không chủ quan trước những thuận lợi đã có từ trước mà luôn luôn đề phòng bằng những khả năng của mình.
- Dù hiện tại có kết quả như thế nào đi chăng nữa, những người chủ động là những người suy nghĩ điều xảy ra ở hiện tại có thể không đứng với tương lai.
- Tại sao cần phải chủ động trước mọi tình huống của cuộc sống?
- Cuộc sống là thiên biến vạn hóa, không thể lường trước được điều gì có thể xây ra trong tương lai. Nếu chúng ta chủ quan, dựa vào kết quả của hiện tại mà không nghĩ đến việc tương lai có thể thay đổi thì sớm muộn gì cuộc sống cũng đưa ra những sự cố mà mỗi người không thể lường trước được.
- Để cuộc sống không gặp phải những tình huống khó khăn, bất trắc cần phải có sự chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần.
- Muốn nắm bắt những cơ hội trong cuộc sống và không bỏ lỡ những dịp quan trọng thì mỗi người cần tạo cho mình những cơ hội một cách chủ động trong tương lai.
- Dẫn chứng: Adam Khoo, tác giả cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” nhờ đổi mới phương pháp học tập mà từ một học sinh kém đã thành học sinh giỏi, là một trong những sinh viên xuất sắc của Singapore, trở thành triệu phú khi chỉ mới 20 tuổi. Đó là một biểu hiện cho sự chủ động, sự đổi mới trên cơ sở những gì ý thức về thực tại học tập của mình để thay đổi trong tương lai. 
 Không ỷ lại vào những gì của hiện tại mà anh luôn luôn chù động thay đổi để tương lai được tốt đẹp hơn.
c) Mở rộng, phản đề: Sự chuẩn bị và chủ động trước mọi hoàn cảnh, không quá lệ thuộc vào những điều xảy ra ở hiện tại mà quên việc chuẩn bị cho tương lai không có nghĩa là lúc nào cũng lo âu, suy tính đến những điều chưa xảy ra một cách khổng cố căn cử.
d) Bài học nhận thức và hành động
+ Cuộc sống là những biến đổi xoay vần không ngừng, đó là lí do con người cần phải chủ động trong mọi việc đề ứng biến với mỗi biến động của cuộc sống. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là con người quá lo lắng vào tương lai để kìm nén bản thân và phức tạp hóa cuộc sống của họ.
+ Bài học nhận thức, hành động của bản thân
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài
Trong cuộc đời ai cũng có ít nhất một niềm thương nỗi nhớ. Có lẽ vì thế mà nỗi nhớ đã trở thành đề tài quen thuộc được các nhà văn, nhà thơ ưu ái nói đến. Nếu như trong "Tây Tiến", Quang Dũng nhớ da diết thiên nhiên và con người miền Tây thì đến với Việt Bẳc, nhà thơ không chỉ nhớ về con người và thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng, nhớ về những ngày tháng kháng chiến gian khổ, hào hùng mà hơn thế nữa là những dấu ấn tươi nguyên về những ngày chiến thắng. Trong rất nhiều nỗi nhớ đó nổi bật lên là những kí ức của Quang Dũng và Tố Hữu về hình ảnh những đoàn quân ra mặt trận. Và điều đó được thể hiện rõ nhất qua hai đoạn thơ sau:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá, dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
Và:
“Những đường Việt Bẳc của ta
Đêm đêm rầm rập như ỉà đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”.
2. Thân bài
a) Khái quát về tác giả, tác phẩm:
(*) Tây Tiến — Quang Dũng
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, ngoài viết văn, làm thơ, ông còn vẽ tranh, soạn nhạc. Và ở bất kì một lĩnh vực nào, Quang Dũng cũng để lại những dấu ấn đặc sắc cho nền nghệ thuật của chúng ta. Riêng ở lĩnh vực thơ ca, ông không chỉ là thi sĩ mà còn là thi nhân, sống hết mình cho thơ bằng cách tài hoa, lãng mạn. Những vần thơ của Quang Dũng có sức gợi rất sâu sắc với người đọc, nhất là thơ tình.
++ Tây Tiến được sáng tác năm 1948, in trong tập "Mây đầu ô" (1986), là tác phẩm tiêu biểu cho đời thơ của Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Tây Tiến là tên của một đơn vị bộ đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch. Địa bàn hoạt động của người lính Tây Tiến rất rộng, đó là núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng rất thơ mộng, trữ tình. Chiến sĩ Tây Tiến ra đi năm ấy phần đông là thanh niên Hà Nội, là những học sinh, sinh viên trí thức như Quang Dũng. Họ chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn nhưng họ vẫn lạc quan, thể hiện được vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của tuổi trẻ. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị mang theo nỗi nhớ tha thiết, một ngày ờ Phù Lưu Chanh, nhớ về đơn vị cũ của mình, tâm hồn Quang Dũng đã rung lên và cứ thế nỗi nhớ về thiên nhiên và con người cứ trào ra và kết tinh lại thành Tây Tiến. Thi phẩm bộc lộ nỗi nhớ sâu sắc của nhân vật trữ tình đối với miền Tây Bắc và đoàn binh Tây Tiến, thông qua đó khắc họa chân dung người lính Tây Tiến bi tráng và hào hoa.
(*) Việt Bắc - Tố Hữu
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Mỗi thời kì lịch sử, Tố Hữu lại để lại dấu ấn riêng mang đậm hồn thơ trữ tình chính trị như: Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.. .Trong đó, "Việt Bắc" là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca chống Pháp nói chung. Cảm xúc bao trùm bài thơ là hoài niệm về một địa danh lịch sử biết bao gắn bó nghĩa tình. Trong hoài niệm ấy, sâu đậm nhất là nỗi nhớ cảnh, nhớ người, nhớ về những năm tháng gian nan mà hào hùng.
-  Việt Bắc là địa danh cách mạng gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam (1945 - 1954). Địa danh được thành lập vào năm 1946 do yêu cầu của kháng chiến, Đảng và Bác Hồ phải rời Thủ đô Hà Nội để hoạt động và củng cố lực lượng ờ khu vực rừng núi phía Đông Bắc, gồm: Cao - Bắc - Lạng - Thái - Hà - Tuyên. Từ đó trở đi, Việt Bắc được coi là thủ đô cách mạng và trong thơ ca nỏ được gọi là “thủ đô gió ngàn”.  Đây là cơ sở quan trọng để Đảng và cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội, để củng cố và phát triển đất nước.
++Tháng 10/1954, Đảng và Chính phủ đã rời chiến khu Việt Bắc để về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Từ sự kiện lịch sử trọng đại này, Tố Hữu đã viết lên bài thơ Việt Bắc để ca ngợi tinh cảm gắn bó quân dân sâu năng giữa nhân dân và cách mạng.
b) Phân tích đoạn thơ: 
(*) Tây Tiến - Quang Dũng
   "TâyTiến đoàn bình không mọc tóc...
   Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm...”
- Hai câu thơ đầu, Quang Dũng khắc họa vè đẹp bi tráng của người lính:
    "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
     Quân xanh màu lá dữ oai hùm"
- “Bi” là đau thương, “Tráng” là hùng tráng, hào hùng. Bi tráng có nghĩa là trong gian khổ, đau thương vân hào hùng, lẫm liệt. Đầu tiên đó là cái bi thương gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dê xanh như màu lá. Đoàn quân trông thật khác lạ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”.
- Trong thủ pháp tả thực, tác giả dũng cảm đối diện với thực tại của chiến tranh. Đó là con đường hành quân gian khổ, là những căn bệnh sốt rét rừng vì các anh sống ở nơi rừng sâu, nước độc làm cho người chiến binh Tây Tiến ốm yếu, bệnh tật, làm các anh xanh đa, rụng tóc. Bằng cái nhìn lãng mạn, sự tếu táo của lính tráng thì điểm yếu của họ trở thành nét đẹp riêng mang thương hiệu của người chiến binh Tây Tiến, đó là đoàn quân “Vệ trọc”.
- Bằng thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ, Quang Dũng đã nhấn mạnh riêng vào vẻ đẹp riêng của những người chiến binh. Đoàn binh Tây Tiến là những người khôn mọc tóc, là quân xanh màu lá. Cũng là hình ảnh người chiến binh bi bệnh tật làm rụng tóc, xanh da nhưng thông qua cách miêu tả của tác giả thì điều đó lại không trở nên đáng sợ bởi họ ở tư thế chủ động là không mọc tóc, xanh da để “dữ oai hùm”.
- Những cơn sốt rét rừng, những gian khổ mà người chiến binh phải vượt qua không chỉ xuất hiện trong thơ Quang Dũng mà còn để lại dấu ấn đau thương trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung:
                                                        "Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
                                                         Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi"
                                                                                    (Đồng chí - Chính Hữu)
Hay
                                                         "Cuộc đời gió bụi pha xương máu
                                                         Đói rét bao lần xé thịt da
                                                         Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật
                                                         Đâu còn tươi nữa những ngày hoa!
                                                         Lòng tôi xao xuyến tình thương xót 
                                                         Muốn viết bài thơ thấm lệ nhòa
                                                         Tặng những anh tôi từng rỏ máu
                                                         Đem thân xơ xác giữ sơn hà."
                                                                                                (Lên Cấm Sơn — Thôi Hữu)
-  Bên cạnh đó ta còn thấy cái hào hùng: thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong đã làm nên khí chất mạnh mẽ của người lính. “Không mọc tóc” là cách nói ngang tàng rất lính, hóm hỉnh vui đùa với khó khăn gian khổ của người lính. Mặt khác, cái hào hùng còn hiện lên qua cách dùng từ Hán - Việt “đoàn binh”. Chữ “đoàn binh” chứ không phải là đoàn quân đã gợi lên được sự mạnh mẽ, hùng dũng lạ thường, trong đó có dáng dấp của “Quân đi điệp điệp trùng trùng” trong thơ Tố Hữu, của “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Sức mạnh ba quân nuốt trôi trâu) trong thơ Phạm Ngũ Lão. Ba từ “dữ oai hùm” gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt, oai của chúa sơn lâm. Qua đó, ta thấy người lính Tây Tiến vẫn mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi khó khăn gian khổ.
- Hai câu thơ tiếp theo là vẻ đẹp của tâm hồn của những chàng trai Hà Nội lãng mạn, hào hoa:
                                                    "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
                                                     Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm."
++ “Mắt trùng” gợi nhiều liên tưởng: mắt trừng là mắt mở to nhìn thẳng về phía kẻ thù với chí khí mạnh mẽ, quyết liệt, thề sống chết với kẻ thù. Nhưng đôi mắt trừng ấy còn “gửi mộng qua biên giới” là đôi mắt chan chứa tình, đôi mắt thao thức nhớ về quê hương Hà Nội, về một dáng kiều thơm trong mộng trong mơ. Với ý nghĩa đó ta thấy, người lính Tây Tiên không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa, giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa, những con đường mùa thu thơm lừng hoa sữa hay chính xác hơn là nhớ về một dáng kiều thơm, bóng dáng của những người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ. Có một thời người ta đã phiến diện hiểu rằng câu thơ này mang mộng tiểu tư sản quá nhiều làm giảm đi chất chiến đấu. Nhưng thời gian đã chứng minh rằng đó là một vẻ đẹp của tấm lòng luôn hướng về Tổ quốc, hướng về Thủ đô. Người lính ở nơi biên cương hay viễn xứ xa xôi nhưng lòng lúc nào cũng hướng về Hà Nội, về quê hương.
++ Thơ ca kháng chiến chống pháp cũng đã khắc họa bao gương mặt nỗi nhớ như thế. Đó là nỗi nhớ ruộng đồng “Ba năm rồi gửi lại mái lều tranh/ Luống cày đất đỏ/ Tiếng mõ đêm trường/ Ít nhiều người vợ trẻ/ Mòn chân trên cối gạo canh khuya’ (Hồng Nguyên). Đó là nỗi nhớ “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” (Chính Hữu). Mỗi gương mặt nỗi nhớ ẩy là lính nông dân hay lính thành thị thì nỗi nhớ ấy cũng là nỗi nhớ của những tâm hồn luôn hưởng về đất nước, Tổ quốc, quê hương.

Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật bài "Tây Tiến"

(*)Phân tích đoạn thơ: “Những đường Việt Bắc của ta.. .Ảnh sao đầu súng bạn cùng mù nan”.
- Nhà thơ đã tập trung thể hiện không khí hào hùng trong cuộc kháng chiến của quân ta. Theo dòng hồi tưởng, Tố Hữu đã đưa người đọc trở về khung cảnh chiến đấu ở Việt Bắc với không gian núi rừng rộng lớn, với những hoạt động tấp nập, những hình ảnh, âm thanh sôi nổi, dồn dập làm náo nức lòng người. Ánh sáng cách mạng đã xua tan màn đêm, vẻ u ám, hiu hắt của núi rừng đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Đoạn thơ mang dáng vẻ của một khan sử thi hiện đại, tràn đầy âm hưởng anh hùng ca. Giọng điệu dìu dặt, du dương ở đoạn thơ trước đến đây đã chuyển thành giọng điệu dồn dập, rắn rỏi và phấn khích.
- Trước hết đó là ấn tượng chân thực và sinh động về khung cảnh chiến khu Việt Bắc với khí thế tiến công hào hùng của đoàn quân:
                    Những đường Việt Bắc của ta
                Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
++ Câu thơ vang lên rất đỗi tự hào. Đó là niềm tự hào về những con đường Việt Bắc. Những đường "Việt Bắc” đó là những con đường rất thực, rất cụ thể như tác giả từng viết:
"Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cải, ung dung ta bước
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên 
Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên 
Đường cách mạng, dài theo kháng chiến..."
++ Chỉ với hai câu thơ trên, tác giả đã khái quát lên bức tranh toàn cảnh của đoàn quân. Hai từ “của ta” thể hiện quyền tự hào, tự chủ của đất nước và tự hào hơn nữa là những con đường kháng chiến, những con đường “Đêm đêm rầm rập như là đất rung”. Trong câu thơ ta bắt gặp từ láy “đêm đêm”. Từ láy ấy gợi không gian và thời gian, thời điểm hành quân của những người lính. Nó gợi tả cái khố khăn, gian khổ của đoàn quân. Thời gian kéo dài không chỉ còn là một đêm cụ thể mà có biết bao nhiêu đêm như thế, chính điều đó đã tô đậm những khó khăn, vất vả mả người lính gặp phải. Trong thơ ca kháng chiến, cũng có nhiều cuộc hành quân ban đêm như thế:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
                                    (Đất nước, Nguyễn Đình Thi).
++ Trong đời sống hằng ngày, đêm xuống là lúc vạn vật chìm trong giấc ngủ, là thời điểm nghi ngơi của con người sau một ngày dài mệt nhọc. Thế nhưng trong chiến tranh, đêm đến là thời điểm chiến đấu, hành quân với khí thế âm vang “rầm rập” của những bước chân người lính. Nó diễn tả sức mạnh của đoàn quân, là sức mạnh của số đông và cũng là sức mạnh của tinh thần chiến đấu. Những bước chân chuyển động “như là đất rung” thể hiện tác động của con người tới thiên nhiên, dường như sức mạnh của con người làm thiên nhiên rung chuyển. Biện pháp cường điệu hóa được sử dụng đã nêu bật được sức mạnh của đoàn quân, sự quyết tâm của đoàn quân đạp bằng mọi chông gai, thử thách, tiêu diệt kẻ thù bảo vệ nền độc lập, tự do. Như vậy, qua không gian rộng lớn, thời gian đằng đẵng và khí thế hào hùng ở Việt Bắc, có thể thấy rõ cuộc kháng chiến chống Pháp là trường kì, là gian khổ nhưng dân tộc Việt Nam bằng tinh thần yêu nước, đấu tranh quật cường đã vững vàng, kiên định trong gian khổ, chung sức đồng lòng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi vè vang.
- Hai câu thơ tiếp theo miêu tả cụ thể hình ảnh bộ đội ta hành quân ra trận:
"Quân đi điệp điệp trùng trùng
Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan"
++ Đó là một hình ảnh vừa hào hùng, vừa lãng mạn. Từ láy “điệp điệp trùng trùng” khắc họa đoàn quân đông đảo, bước đi mạnh mẽ như những đợt sóng dâng trào, đợt này nối tiếp đợt kia tưởng chừng kéo dài vô tận. Qua đó, ta thấy được sức mạnh và khí thế của quân ta trong kháng chiến chống Pháp.
++ Từ cái nhìn viễn cảnh, tác giả chuyển sang cái nhìn cận cảnh, từ những nét vẽ trải ra theo chiều rộng, cỏ những nét vẽ theo chiều cao qua đó làm hiện lên vẻ đẹp bình dị của người chiến sĩ. Vẻ đẹp đó hiện ra qua hình ảnh chiếc mũ nan và hình ảnh cây súng. Đó là những hình ảnh quen thuộc. Tố Hữu đã tôn lên vẻ đẹp của những người lính khi nhìn và cảm nhận hình ảnh “Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan”. Trong những đêm dài hành quẫn chiến đấu ấy, ở mỗi đầu súng của người lính ngời ngời “ánh sao”. 
++ Hình ảnh “ánh sao” vừa mang nghĩa tả thực lại vừa mang nghĩa biểu tượng- Trước hết, đó là hình ảnh tả thực, ánh sáng của những ngôi sao làm cho không gian sáng sủa hơn, làm cho hình ảnh những người lính hiện ra rõ ràng hơn, đẹp hơn, là hình ảnh của thiên nhiên hiền dịu. Thiên nhiên đó có sự giao hòa, hòa quyện với con người, vì thế mà thiên nhiên làm đẹp cho con người. Ngoài ra, “ánh sao” còn mang ý nghĩa tượng tưởng. Đó là ánh sáng của niềm tin, của lí tưởng cách mạng soi đường dẫn lối cho người chiến sĩ chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Với ý nghĩa đó khiến ta liên , tường tới hình -ảnh “đầu súng trăng treo” trong Đồng chỉ của Chính Hữu. Nhưng nếu ánh trăng trong Đồng chỉ là hình ảnh biểu tượng cho khát vọng hòa bình, cho vẻ đẹp yên ấm của quê hương thì ánh sao của bài thơ này là biểu tượng của lí tường, của niềm lạc quan chiến thắng trong tâm hồn người lính ra trận.
++ Bộ ba hình ảnh: “ánh sao”, “đầu súng”, "mũ nan” hợp thành một hình tượng khỏe khoắn, vững chãi về mặt tạo hình, phản ánh tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến cũng như tỉnh thần lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng tất yếu của quân dân ta.

Có thể bạn quan tâm: Hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc

c) Nét tương đồng:
- Cả hai bài thơ đều viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Đều sử dụng bút pháp sử thi, lãng mạn để miêu tả đoàn quân, đặc biệt là cảm hứng lãng mạn được các nhà thơ khai thác triệt để.
d) Điểm khác biệt:
-  Người lính trong thơ Quang Dũng có cái đẹp vừa bi vừa hùng, vừa kiêu hùng, bi tráng vừa lãng mạn hào hoa mang chất lính tiểu tư sản không trộn lẫn. Còn Tố Hữu chủ yếu miêu tả cái đẹp toàn thể, hưởng tới số đông.
Tầm vóc của câu thơ lãng mạn đẩy hình ảnh người lính chống Pháp sánh ngang với vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ.
- Quang Dũng viết bài thơ "Tây Tiến" trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp do đó hình ảnh người lính hiện lên với nhiều khó khăn, gian khổ, đói cơm, sốt rét đến xanh da, rụng tóc nhưng không vì thế mà mất đi chất thép vốn có của người lính, rất "dữ oai hùm” nhưng vẫn đỗi mơ mộng chất Hà thành. Qua đó ta thấy hồn thơ Quang Dũng thiên về miêu tả những cái phi thường trong những hoàn cảnh rất phi thường.
- Thi phẩm Việt Bắc được.-Tố Hữu-viết-sau. chiến thắng Điện Biên Phủ. Dù có gian khổ, hi sinh, có bịn rịn, lưu luyến khi chia tay nhưng cũng là chia tay trong chiến thắng, trong khúc khải hoàn. Mặt khác, nét trữ tình chính trị thấm đẫm trong hồn thơ Tố Hữu nên ngòi bút của tác giả thiên về xu hướng ngợi ca, biểu dương nên hình ảnh thơ bay bổng, tự hào. Hình ảnh đoàn quân ra trận trong Việt Bắc vì thế mà mang tẩm vóc lớn lao, kì vĩ của "Bốn mươi thế ki cùng ra trận”.

3. Kết bài
Tóm lại, cùng miêu tả vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận nhưng do xuất phát từ cảm hứng miêu tả khác nhau của các nhà thơ nên hành trình đó rất khác nhau. Chính vì thế mà hình ảnh người lính thời chống Pháp hiện lên trong hai đoạn thơ vừa có nét chung, lại vừa có những nét riêng độc đáo. Cũng từ nét riêng đó làm nổi bật tầm vóc con người Việt Nam trong kháng chiến, kiêu hùng, bất khuất. Năm tháng rồi cũng qua đi, mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ kết thúc nhưng những bản anh hùng ca về người lính đã anh dũng chiến đấu vl nền hòa bình, độc lập của dân tộc sẽ không bao giờ phai mờ trong trái tim độc giả nhiều thế hệ. 

Xem thêm>>> Sóng - Xuân Quỳnh

Trên đây là những gợi ý về cách làm bài đọc hiểu và làm văn cảm nhận về hai tác phẩm thơ "Tây Tiến" - Quang Dũng và "Việt Bắc" - Tố Hữu. Hãy đưa ra cảm nhận và ý kiến riêng của bản thân ở phía dưới commnet nhé!

shoppe