- Kiểm tra chương Tổ hợp xác suất - Nhị thức Niu-t...
- Câu 1 : Số tam giác xác định bởi các đỉnh của một đa giác đều \(10\) cạnh là:
A \(35\)
B \(120\)
C \(240\)
D \(720\)
- Câu 2 : Số tập hợp con có \(3\) phần tử của một tập hợp có \(7\) phần tử là:
A \(C_7^3\)
B \(A_7^3\)
C \(\frac{{7!}}{{3!}}\)
D \(7\)
- Câu 3 : Từ \(7\) chữ số \(1;\;2;\;\,3;\;\,4;\;\,5;\;\,6;\;\,7\) có thể lập được bao nhiêu số từ \(4\) chữ số khác nhau?
A \(7!\)
B \({7^4}\)
C \(7.6.5.4\)
D \(7!.6!.5!.4!\)
- Câu 4 : Nếu \(A_x^2 = 110\) thì:
A \(x = 10\)
B \(x = 11\)
C \(x = 11\) hay \(x = 10\)
D \(x = 0\)
- Câu 5 : Giải bất phương trình sau: \(\frac{1}{2}A_{2x}^2 - A_x^2 \le \frac{6}{x}C_x^3 + 10\).
A \(3 \le x \le 4\)
B \(3 \le x\)
C \(x \le 4\)
D \(x > 4,x < 3\)
- Câu 6 : Biết rằng hệ số của \({x^{n - 2}}\) trong khai triển \({\left( {x - \frac{1}{4}} \right)^n}\) bằng 31. Tìm n.
A \(n = 30.\)
B \(n = 32.\)
C \(n = 31.\)
D \(n = 33.\)
- Câu 7 : Cho số nguyên dương \(n\) thỏa mãn đẳng thức sau: \(C_n^3 + A_n^2 = 376 - 2n\). Khẳng định nào sau đây đúng?
A \(5 \le n < 10\)
B \(n\) là một số chia hết cho 5.
C \(n < 5\)
D \(n > 11\)
- Câu 8 : Từ các số \(0;\;\,1;\;\,2;\;\,7;\;\,8;\;\,9\) tạo được bao nhiêu số chẵn có \(5\) chữ số khác nhau?
A \(120\)
B \(216\)
C \(312\)
D \(360\)
- Câu 9 : Gieo đồng tiền cân đối và đồng chất 5 lần. Xác suất để được ít nhất một đồng tiền xuất hiện mặt sấp là
A \(\frac{{31}}{{32}}\)
B \(\frac{{21}}{{32}}\)
C \(\frac{{11}}{{32}}\)
D \(\frac{1}{{32}}\)
- Câu 10 : Một hộp có \(5\) bi đen, \(4\) bi trắng. Chọn ngẫu nhiên \(2\) bi. Xác suất \(2\) bi được chọn cùng màu là:
A \(\frac{1}{4}\)
B \(\frac{4}{9}\)
C \(\frac{1}{9}\)
D \(\frac{5}{9}\)
- Câu 11 : Có \(10\) quyển sách toán giống nhau, \(11\) quyển sách lý giống nhau và \(9\) quyển sách hóa giống nhau. Có bao nhiêu cách trao giải thưởng cho \(15\) học sinh có kết quả thi cao nhất của khối A trong kì thi thử lần hai của trường THPT Lục Ngạn số 1, biết mỗi phần thưởng là hai quyển sách khác loại?
A \(C_{15}^6C_9^4\)
B \(C_{15}^6C_9^4\)
C \(C_{15}^3C_9^4\)
D \(C_{30}^2\)
- Câu 12 : Cho đa giác đều \(n\) đỉnh, \(n \in N\) và \(n \ge 3\). Tìm \(n\) biết rằng đa giác đã cho có \(135\) đường chéo.
A \(n = 15\)
B \(n = 27\)
C \(n = 8\)
D \(n = 18\)
- Câu 13 : Trên mặt phẳng có \(2017\) đường thẳng song song với nhau và \(2018\) đường thẳng song song khác cùng cắt nhóm \(2017\) đường thẳng đó. Số hình bình hành nhiều nhất có thể được tạo thành có đỉnh là các giao điểm nói trên bằng
A \(2017.2018\)
B \(C_{2017}^2 + C_{2018}^2\)
C \(C_{2017}^2C_{2018}^2\)
D \(C_{4015}^4\)
- Câu 14 : Gọi \({a_k}\) là hệ số của số hạng chứa \({x^k}\) trong khai triển \({(1 + 2x)^n}.\) Tìm n sao cho \({a_1} + 2\frac{{{a_2}}}{{{a_1}}} + 3\frac{{{a_3}}}{{{a_2}}} + ... + n\frac{{{a_n}}}{{{a_{n - 1}}}} = 72.\)
A \(n = 8.\)
B \(n = 12.\)
C \(n = 6.\)
D \(n = 16.\)
- Câu 15 : Trong khai triển \({\left( {{2^x} + {2^{ - 2x}}} \right)^n}\), tổng hệ số của số hạng thứ hai và số hạng thứ ba là 36, số hạng thứ 3 lớn gấp 7 lần số hạng thứ hai. Tìm \(x?\)
A \(x = \frac{1}{3}\)
B \(x = \frac{1}{2}\)
C \(x = - \frac{1}{2}\)
D \(x = - \frac{1}{3}\)
- Câu 16 : Một người viết ngẫu nhiên một số có bốn chữ số. Tính xác suất để các chữ số của số được viết ra có thứ tự tăng dần hoặc giảm dần (nghĩa là nếu số được viết dưới dạng \(\overline {abcd} \) thì \(a < b < c < d\) hoặc \(a > b > c > d\)).
A \(\frac{7}{{125}}\)
B \(\frac{7}{{375}}\)
C \(\frac{7}{{250}}\)
D \(\frac{{14}}{{375}}\)
- Câu 17 : Xếp ngẫu nhiên \(8\) chữ cái trong cụm từ ‘THANH HOA” thành một hàng ngang. Tính xác suất để có ít nhất hai chữ H đứng cạnh nhau.
A \(\frac{5}{{14}}\)
B \(\frac{{79}}{{84}}\)
C \(\frac{5}{{84}}\)
D \(\frac{9}{{14}}\)
- Câu 18 : Có bao nhiêu số tự nhiên có \(2018\) chữ số sao cho trong mỗi số tổng các chữ số bằng \(5\) ?
A \(1 + 2A_{2018}^2 + 2\left( {C_{2017}^2 + A_{2017}^2} \right) + \left( {C_{2017}^3 + A_{2017}^3} \right) + C_{2017}^4\)
B \(1 + 2C_{2018}^2 + 2C_{2018}^3 + C_{2018}^4 + C_{2018}^5\)
C \(1 + 2A_{2018}^2 + 2A_{2018}^3 + A_{2018}^4 + C_{2017}^5\)
D \(1 + 4C_{2017}^1 + 2\left( {C_{2017}^2 + A_{2017}^2} \right) + \left( {C_{2017}^3 + A_{2016}^2 + C_{2016}^2} \right) + C_{2017}^4\)
- Câu 19 : Trong khái triển sau đây có bao nhiêu số hạng hữu tỉ \({\left( {\sqrt 3 + \sqrt[4]{5}} \right)^{124}}\)
A \(32\)
B \(33\)
C \(34\)
D \(35\)
- Câu 20 : Gọi \(S\) là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn \({10^6}\) được thành lập từ hai chữ số \(0\) và \(1\). Lấy ngẫu nhiên hai số trong \(S\). Xác suất để lấy được ít nhất một số chia hết cho \(3\) bằng.
A \(\frac{{4473}}{{8128}}\)
B \(\frac{{2279}}{{4064}}\)
C \(\frac{{55}}{{96}}\)
D \(\frac{{53}}{{96}}\)
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau