Đề thi online - Các bài toán chứng minh các tính c...
- Câu 1 : Cho tam giác \(ABC\) có hai đường cao \(BH,CK.\) Gọi \(O\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC.\) Chứng minh rằng \(AO \bot HK.\)
- Câu 2 : Cho tam giác \(ABC\) nội tiếp đường tròn \(\left( O \right).\) Phân giác góc \(A\) cắt \(\left( O \right)\) tại \(D.\) Gọi \(P,\,\,Q\) lần lượt là giao điểm của \(AB,\,\,AC\) với tiếp tuyến tại \(D\) của \(\left( O \right).\) Chứng minh rằng \(BC\parallel PQ\).
- Câu 3 : Cho điểm \(A\) nằm ngoài đường tròn \(\left( O \right)\), kẻ tiếp tuyến \(AB,\) đường kính \(BC.\) Trên \(OC\) lấy điểm \(I,\) đường thẳng \(AI\) cắt \(\left( O \right)\) ở \(D,E\) (\(D\) nằm giữa \(A\) và \(E\)). Gọi \(H\) là trung điểm \(DE.\) Đường thẳng qua \(E\) song song với \(AO\) cắt \(BC\) tại \(K.\) Chứng minh rằng \(HK\)//\(CD.\)
- Câu 4 : Cho nửa đường tròn tâm \(O\) đường kính \(AB,\) trên nửa mặt phẳng chứa nửa đường thẳng có bờ là đường thẳng \(AB\), kẻ tia \(Ax \bot AB.\) Lấy diểm \(M\) trên tia \(Ax,\) kẻ tiếp tuyến \(MC.\) Gọi \(D\) là giao điểm của \(MB\) và nửa đường tròn, \(E\) là giao điểm của \(OM\) và \(AC.\) Kẻ \(CH \bot AB,\) gọi \(I\) là giao điểm của \(MB\) và \(CH.\) Chứng minh rằng \(EI \bot AM.\)
- Câu 5 : Cho đường tròn \(\left( O \right)\) đường kính \(BC.\) Trên đường tròn lấy điểm \(A\) sao cho \(AB > AC.\) Kẻ \(AH \bot BC,\) \(HE \bot AB,\,\) \(HF \bot AC.\) Chứng minh rằng \(EF \bot OA.\)
- Câu 6 : Cho tam giác \(ABC\) có ba góc nhọn \(\left( {AB < AC} \right)\) nội tiếp đường tròn tâm \(I.\) Gọi \(H\) là trực tâm và \(D,\,\,E,\,\,F\) lần lượt là chân các đường cao kẻ từ \(A,\,\,B,\,\,C\) của tam giác \(ABC.\) Kẻ \(DK \bot BE\) tại \(K.\)a) Chứng minh tứ giác \(BCEF\) nội tiếp và tam giác \(DKH\) đồng dạng với tam giác \(BEC.\)b) Chứng minh \(\angle BED = \angle BEF.\)c) Gọi \(G\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(DKE.\) Chứng minh \(IA \bot KG.\)
- Câu 7 : Cho tam giác \(ABC\) \(\left( {AB > AC} \right)\) ngoại tiếp đường tròn \(I.\) Gọi \(D,\,\,E,\,\,F\) theo thứ tự là tiếp điểm trên các cạnh \(BC,\,\,AC,\,\,AB.\) Các đường thẳng \(DE,\,\,DF\) cắt \(AI\) tại \(K,\,\,L.\) Gọi \(H\) là đường cao kẻ từ \(A\) đến \(BC.\) Chứng minh rằng \(BK\)//\(EF.\)
- Câu 8 : Cho nửa đường tròn \(\left( O \right)\) đường kính \(AB\), trên nửa đường tròn lấy điểm \(C.\) Gọi \(H\) là hình chiếu của \(C\) trên đường thẳng \(AB.\) Trên cung \(CB\) lấy điểm \(D,\) hai đường thẳng \(AD\) và \(CH\) cắt nhau tại \(E.\) Gọi \(\left( {O'} \right)\) là đường tròn đi qua \(D\) và tiếp xúc với \(AB\) tại \(B.\) Đường tròn \(\left( {O'} \right)\) cắt \(CB\) tại \(F.\) Chứng minh rằng \(EF\parallel AB\).
- Câu 9 : Cho tam giác \(ABC\) nhọn, nội tiếp \(\left( O \right)\) và \(AB < AC.\) Vẽ đường kính \(AD\). Kẻ \(BE,CF\) vuông góc với \(AD\,\,\left( {E,F \in AD} \right)\). Kẻ \(AH \bot BC\,\,\left( {H \in BC} \right).\)a) Chứng minh \(ABHE\) nội tiếp.b) Chứng minh \(HE \bot AC.\)
- Câu 10 : Cho đường tròn tâm \(\left( O \right)\) đường kính \(AB.\) Kẻ tiếp tuyến \(Ax.\) Trên tia \(Ax\) lấy \(C,\) từ \(C\) kẻ đường thẳng cắt đường tròn \(\left( O \right)\) tại \(D,E\) (\(D,E\) không cùng nửa mặt phẳng bờ \(AB,\) \(D\) nằm giữa \(C\) và \(E\)). Từ \(O\) kẻ \(OH \bot DE.\)a) Chứng minh \(AOHC\) nội tiếp.b) Chứng minh \(AD.CE = AC.AE.\)c) Đường thẳng \(CO\) cắt \(BD,\,\,BE\) tại \(M,\,\,N.\) Chứng minh \(AMBN\) là hình bình hành.
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4 Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 6 Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 9 Căn bậc ba
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Phương trình bậc hai một ẩn