Sóng âm
- Câu 1 : Hạ âm và siêu âm có cùng bản chất không?
A Không cùng bản chất
B Cùng bản chất và giống nhau về tân số
C Cùng bản chất nhưng khác nhau về tần số
D Không cùng bản chất nhưng giống nhau về tần số
- Câu 2 : Sóng âm là gì?
A Sóng âm là sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
B Sóng âm là sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng,chân không
C Sóng âm là sóng điện từ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
D Sóng âm là sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng
- Câu 3 : Nhạc âm là gì ?
A Nhạc âm là những âm có tần số xác định thường do các nhạc cụ phát ra.
B Nhạc âm là những âm có tần số không xác định thường do các nhạc cụ phát ra.
C Nhạc âm là những âm có tần số xác định thường do các dụng cụ phát ra.
D Nhạc âm là những âm có tần số không xác định thường do các dụng cụ phát ra.
- Câu 4 : Trong ba môi trường rắn, lỏng và khí, âm truyền nhanh nhất trong môi trường nào, chậm nhất trong môi trường nào ?
A Nhanh nhất trong chất lòng, chậm nhất trong chất khí.
B Nhanh nhất trong chất rắn, chậm nhất trong chất khí.
C Nhanh nhất trong chất khí, chậm nhất trong chất rắn.
D Nhanh nhất trong chất rắn, chậm nhất trong chất lỏng.
- Câu 5 : Cường độ âm được đo bằng gì ?
A Cường độ âm được đo bằng J/m2
B Cường độ âm được đo bằng dB
C Cường độ âm được đo bằng N/m2
D Cường độ âm được đo bằng W/m2
- Câu 6 : Chọn câu đúng.Cường độ âm được đo bằng
A oát trên mét vuông.
B oát.
C niutơn trên mét vuông.
D niutơn trên mét.
- Câu 7 : Một lá thép dao động với chu kì T = 80 ms. Âm do nó phát ra có nghe được không ?
A Không nghe thấy được vì là hạ âm
B Có nghe được
C Không nghe thấy được vì là siêu âm
D Không nghe thấy được vì là tạp âm
- Câu 8 : Để đo tốc độ âm trong gang, nhà vật lí Pháp Bi-ô đã dùng một ống bằng gang dài 951,25m. Một người đập một nhát búa vào một đầu ống gang, một người ở đầu kia nghe thấy hai tiếng gõ, một truyền qua gang và một truyền qua không khí trong ống gang; hai tiếng ấy cách nhau 2,5s. Biết tốc độ âm trong không khí là 340 m/s, hãy tính tốc độ âm trong gang.
A 3294m/s
B 3000m/s
C 3194 m/s
D 3300m/s
- Câu 9 : Hãy kể ra những đặc trưng sinh lí của âm.
A Những đặc trưng sinh lí của âm :Độ cao , độ to , âm sắc.
B Những đặc trưng sinh lí của âm :độ to , âm sắc.
C Những đặc trưng sinh lí của âm :Độ cao , độ to
D Những đặc trưng sinh lí của âm :Độ cao , âm sắc.
- Câu 10 : Độ cao của âm là gì ?Nó có liên quan đến đặc trưng vật lí nào của âm ?
A Độ cao âm là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đồ thị dao động âm.
B Độ cao âm là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với biên độ âm.
C Độ cao âm là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với độ to âm.
D Độ cao âm là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số âm.
- Câu 11 : Độ to của âm liên quan đến đặc trưng vật lí nào của âm ?
A Độ to của âm liên quan đến đặc trưng vật lí là cường độ âm.
B Độ to của âm liên quan đến đặc trưng vật lí là mức cường độ âm.
C Độ to của âm liên quan đến đặc trưng vật lí là tần số độ âm.
D Độ to của âm liên quan đến đặc trưng vật lí là biên độ âm.
- Câu 12 : Âm sắc là gì?
A Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.
B Âm sắc là một đặc trưng vật lí của âm có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.
C Âm sắc là một đặc trưng vật lí của âm có liên quan mật thiết với tần số dao động âm.
D Âm sắc là một đặc trưng vật lí của âm có liên quan mật thiết với biên độ dao động âm.
- Câu 13 : Chọn câu đúng.Âm sắc là
A màu sắc của âm.
B một tính chất của âm giúp ta nhận biết các nguồn âm.
C một đặc trưng sinh lí của âm.
D một đặc trưng vật lí của âm.
- Câu 14 : Chọn câu đúng.Độ to của âm gắn liền với
A cường độ âm.
B biên độ dao động của âm.
C Mức cường độ âm.
D tấn số âm
- Câu 15 : Hãy chọn phát biểu đúng.Âm do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn luôn khác nhau về
A Độ cao
B độ to
C âm sắc
D cả độ cao, độ to lẫn âm nhạc.
- Câu 16 : Chỉ ra phát biểu sai.Một âm LA của đàn dương cầm (pianô) và một âm LA của đàn vĩ cầm (violon) có thể có cùng
A độ cao.
B cường độ.
C độ to.
D âm sắc
- Câu 17 : Sóng âm là
A Sóng cơ học truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí, chân không
B Sóng cơ học truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí
C Sóng ngang truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí
D Sóng dọc truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí
- Câu 18 : Âm nghe được là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng
A 16Hz đến 2.104 Hz
B 16Hz đến 20MHz
C 16Hz đến 200KHz
D 16Hz đến 2KHz
- Câu 19 : Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08 s. Âm do lá thép phát ra là
A Âm thanh
B Nhạc âm.
C Hạ âm.
D Siêu âm.
- Câu 20 : Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây:
A Sóng cơ học có chu kì 2 s.
B Sóng cơ học có chu kì 2 ms.
C Sóng cơ học có tần số 30 kHz.
D Sóng cơ học có tần số 10 Hz.
- Câu 21 : Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, một sóng âm có cường độ âm I, biết cường độ âm chuẩn là I0. Mức cường độ âm L của sóng âm này tại vị trí đó được tính bằng công thức
A $L\left( {dB} \right) = lg\frac{I}{{{I_0}}}$
B $L\left( {dB} \right) = lg\frac{{{I_0}}}{I}$
C $L\left( {dB} \right) = {\text{10}}lg\frac{{{I_0}}}{I}$
D $L\left( {dB} \right) = {\text{10}}lg\frac{I}{{{I_0}}}$
- Câu 22 : Từ một điểm A sóng âm có tần số 50 Hz truyền tới điểm B với tốc độ 340 m/s và khoảng cách từ A đến B bằng một số nguyên lần bước sóng. Sau đó, nhiệt độ môi trường tăng thêm 30K thì khoảng cách từ A đến B vẫn bằng một số nguyên lần bước sóng nhưng số bước sóng quan sát được trên AB giảm đi 4 bước sóng. Cho biết nhiệt độ tăng thêm 1K thì tốc độ âm tăng thêm 0,5 m/s. Khoảng cách AB gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 484 m
B 476 m
C 714 m
D 160 m
- Câu 23 : Công suất âm thanh cực đại của một máy nghe nhạc là 25 W. Cho rằng, cứ truyền đi trên khoảng cách 1 m thì năng lượng âm giảm 6% so với lần đầu do sự hấp thụ của môi trường truyền âm. Biết cường độ âm chuẩn là \({I_0} = {10^{ - 12}}\,\,W/{m^2}\). Nếu mở to hết cỡ thì mức cường độ âm ở khoảng cách 8 m bằng
A 120 dB
B 108 dB
C 115 dB
D 102 dB
- Câu 24 : Công suất âm thanh cực đại của một máy nghe nhạc là 26 W. Cho rằng, cứ truyền đi trên khoảng cách 1 m thì năng lượng âm giảm 5% so với năng lượng 1 m ngay trước đó do sự hấp thụ của môi trường truyền âm. Biết cường độ âm chuẩn là \({I_0} = {10^{ - 12}}\,\,W/{m^2}\). Nếu mở to hết cỡ thì mức cường độ âm ở khoảng cách 5 m bằng
A 12,1 B
B 10,8 B
C 10,2 B
D 11,5 B
- Câu 25 : Một nguồn âm S có công suất phát sóng P không đổi, truyền trong không khí với vận tốc 340 m/s. Coi môi trường truyền âm là đẳng hướng và không hấp thụ âm. Năng lượng âm chứa giữa hai mặt cầu đồng tâm, có tâm là S, có hiệu bán kính 1m là 0,00369 J. Biết cường độ âm chuẩn \({I_0} = {10^{ - 12}}\,\,W/{m^2}\). Mức cường độ âm tại một điểm cách S 10 m là
A 80 dB
B 70 dB
C 90 dB
D 100 dB
- Câu 26 : Cường độ âm tại điểm A cách một nguồn âm điểm một khoảng 1 m bằng \({10^{ - 6}}\,\,W/{m^2}\). Cường độ âm chuẩn bằng \({10^{ - 12}}\,\,W/{m^2}\). Cho rằng nguồn âm là nguồn đẳng hướng và cứ 1 m năng lượng âm giảm 5% so với lần đầu do sự hấp thụ của môi trường. Khoảng cách từ nguồn âm đến điểm mà tại đó mức cường độ âm bằng 0 là
A 70 m
B 20 m
C 50 m
D 100 m
- Câu 27 : Tại một điểm A nằm cách xa nguồn âm O (coi như nguồn điểm) một khoảng 1 m, mức cường độ âm là 90 dB. Cho biết cường độ âm chuẩn \({10^{ - 12}}\,\,W/{m^2}\). Giả sử nguồn âm và môi trường đều đẳng hướng, cứ 1 m năng lượng âm giảm 6% so với lần đầu do sự hấp thụ của môi trường. Tính công suất phát âm của nguồn O.
A 1 mW
B 28,3 mW
C 13,4 mW
D 13,4 W
- Câu 28 : Tại một điểm M nằm cách xa nguồn âm O (coi như nguồn điểm) một khoảng x, mức cường độ âm là 50 dB. Tại điểm N nằm trên tia OM và xa nguồn âm hơn so với M một khoảng 4 m có mức cường độ âm là 37 dB. Cho biết cường độ âm chuẩn \({10^{ - 12}}\,\,W/{m^2}\). Giả sử nguồn âm và môi trường đều đẳng hướng và cứ 1 m năng lượng âm giảm 5% so với 1 m trước đó. Tính công suất của nguồn O.
A 1,25 mW
B 2,51 mW
C 1,64 mW
D 1,42 mW
- Câu 29 : Tại O có một nguồn phát âm thanh đẳng hướng với công suất không đổi. Một người đi bộ từ A đến C theo một đường thẳng và lắng nghe âm thanh từ nguồn O thì nghe thấy cường độ âm tăng từ I đến 4I rồi lại giảm xuống I. Khoảng cách AO bằng
A \(\dfrac{{AC}}{3}\)
B \(AC\dfrac{{\sqrt 3 }}{3}\)
C \(\dfrac{{AC}}{2}\)
D \(AC\dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)
- Câu 30 : Tại vị trí O trong một nhà máy, một còi báo động cháy (xem là một nguồn điểm) phát âm với công suất không đổi. Từ bên ngoài, một thiết bị xác định mức cường độ âm chuyển động thẳng từ M đến O theo hai giai đoạn với vận tốc ban đầu bằng không và gia tốc có độ lớn 0,2 m/s2 cho đến khi dừng lại tại N (cổng nhà máy). Biết NO = 9 m và mức cường độ âm (do còi phát ra) tại N lớn hơn mức cường độ âm tại M là 16 dB. Cho rằng môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Thời gian thiết bị chuyển động từ M đến N có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?.
A 27 s
B 31 s
C 47 s
D 25 s
- Câu 31 : Một phòng hát karaoke có diện tích 30 m2, cao 5 m (với điều kiện hai lần chiều rộng BC và chiều dài AB chênh nhau không quá 2 m để phòng trông cân đối) với dàn âm thanh gồm 4 loa như nhau có công suất lớn, hai cái đặt ở góc A, B của phòng, hai cái treo trên góc trần A’, B’. Đồng thời còn có một màn hình lớn full HD được gắn trên tường ABB’A’ để người hát ngồi tại trung điểm M của CD có được cảm giác sống động nhất. Bỏ qua kích thước của người và loa. Coi rằng loa phát âm đẳng hướng và tường hấp thụ âm tốt. Hỏi có thể thiết kế phòng để người hát chịu được loa có công suất lớn nhất bằng bao nhiêu?
A 842 W
B 1087 W
C 924 W
D 1174 W
- Câu 32 : Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, có 2 nguồn âm điểm, giống nhau với công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20 dB. Để tại trung điểm M của đoạn OA có mức cường độ âm là 30 dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần đặt thêm tại O bằng
A 4
B 3
C 5
D 7
- Câu 33 : Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là:
A 40 dB
B 34 dB
C 26 dB
D 17 dB
- Câu 34 : Ba điểm O, M, N cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại M là 70 dB, tại N là 30dB. Nếu chuyển nguồn âm đó sang vị trí M thì mức cường độ âm tại trung điểm MN khi đó là
A 36,1 dB
B 41,2 dB
C 33,4 dB
D 42,1 dB
- Câu 35 : Một nguồn âm P phát ra âm đẳng hướng được đặt tại O. Hai điểm A, B nằm cùng trên một phương truyền sóng có mức cường độ âm lần lượt là 40 dB và 30 dB, biết OA vuông góc với OB. Điểm M là trung điểm của AB. Xác định mức cường độ âm tại M?
A 34,6 dB
B 35,6 dB
C 39,00 dB
D 36,0 dB
- Câu 36 : Một nguồn âm P phát ra âm đẳng hướng. Hai điểm A, B nằm cùng trên một phương truyền sóng có mức cường độ âm lần lượt là 40 dB và 30 dB. Điểm M nằm trong môi trường truyền sóng sao cho ∆AMB vuông cân ở A. Xác định mức cường độ âm tại M?
A 37,54 dB
B 32,46 dB
C 35,54 dB
D 38,46 dB
- Câu 37 : Cho 4 Điểm O, M, N, và P nằm trong môi trường truyền âm. Trong đó, M và N trên nửa đường thẳng xuất phát từ O, tam giác MNP là tam giác đều. Tại O, đặt một nguồn âm điểm có công suất không đổi, phát âm đẵng hướng ra môi trường. Coi môi trường không hấp thụ âm. Biết mức cường độ âm tại M và N lần lượt là 50 dB và 40 dB. Mức cường độ âm tại P là
A 43,6 dB
B 38,8 dB
C 35,8 dB
D 41,2 dB
- Câu 38 : Tại vị trí O trên mặt đất, người ta đặt một nguồn âm phát âm với công suất không đổi. Một thiết vị xác định mức cường độ âm chuyển động từ M đến N. Mức cường độ âm của âm phát ra O do máy thu được trong quá trình chuyển động từ 45 dB đến 50 dB rồi giảm về 40 dB. Các phương OM và ON hợp với nhau một góc vào khoảng:
A 1270
B 680
C 900
D 1420
- Câu 39 : Ba điểm S, A, B nằm trên một đường tròn đường kính AB, biết \(AB = \sqrt 2 SA\). Tại S đặt một nguồn âm đẳng hướng thì mức cường độ âm tại B là 40,00 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm AB là:
A 41,51 dB
B 44,7 dB
C 43,01 dB
D 36,99 dB
- Câu 40 : Một nguồn phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Một người đứng ở A cách nguồn âm một khoảng d thì nghe thấy âm có cường độ là I. Người đó lần lượt di chuyển theo hai hướng khác nhau, khi theo hướng AB thì người đó nghe thấy âm to nhất là 4I và khi đi theo hướng AC thì người đó nghe được âm to nhất có cường độ 9I. Góc BAC có giá trị xấp xỉ bằng
A 510
B 1310
C 900
D 490
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất