Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điệ...
- Câu 1 : Một khung dây có diện tích \(S=60cm^2\) quay đều với vận tốc 20 vòng trong một giây. Khung đặt trong từ trường đều \(B=2.10^{-2}T\). Trục quay của khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Viết biểu thức từ thông xuyên qua khung dây.
A. \(\varphi =12.10^{-5}cos40\pi t(Wb)\)
B. \(\varphi =12.10^{-5}cos10\pi t(Wb)\)
C. \(\varphi =12.10^{-3}cos40\pi t(Wb)\)
D. \(\varphi =12.10^{-5}cos20\pi t(Wb)\)
- Câu 2 : Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có biểu thức\(i=2\sqrt{3}cos200\pi t(A)\) là
A. 2(A)
B. \(\sqrt{3}(A)\)
C. \(2\sqrt{3}(A)\)
D. \(\sqrt{6}(A)\)
- Câu 3 : Từ thông qua một vòng dây dẫn là \(\varphi =\frac{2.10^{-2}}{\pi }cos(100\pi t+\frac{\pi }{4})(Wb)\) . Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là:
A. \(e=-2sin(100\pi t+\frac{\pi }{4})(V)\)
B. \(e=2sin(100\pi t+\frac{\pi }{4})(V)\)
C. \(e=-2sin(100\pi t+\frac{\pi }{2})(V)\)
D. \(e=2sin(100\pi t-\frac{\pi }{4})(V)\)
- Câu 4 : Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 600 cm2, quay đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc 120 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2T. Trục quay vuông góc với các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là:
A. \(e=4,8sin\pi (4\pi t+\pi )(V)\)
B. \(e=4,8sin(4\pi t+\pi )(V)\)
C. \(e=-4,8sin(4\pi t+\pi )(V)\)
D. \(e=4,8sin(2\pi t-\pi )(V)\)
- Câu 5 : Một khung dây dẫn phẳng có diện tích S = 100 cm2 gồm 200 vòng dây quay đều với vận tốc 2400vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ \(\underset{B}{\rightarrow}\) vuông góc trục quay của khung và có độ lớn B = 0,005T. Từ thông cực đại gửi qua khung là:
A. 24 Wb
B. 2,5 Wb
C. 0,4 Wb
D. 0,01 Wb
- Câu 6 : Một khung dây dẫn phẳng có diện tích S = 50 cm2, có N = 100 vòng dây, quay đều với tốc độ 50 vòng/giây quanh một trục vuông góc với các đường sức của một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1 T. Chọn gốc thời gian t = 0 là lúc vectơ pháp tuyến n của diện tích S của khung dây cùng chiều với vectơ cảm ứng từ B và chiều dương là chiều quay của khung dây. Viết biểu thức xác định từ thông qua khung dây.
A. Φ = 0,5cos(50πt)(Wb)
B. Φ = 0,05cos(50πt)(Wb)
C. Φ = 0,5cos(100πt)(Wb)
D. Φ = 0,05cos(100πt)(Wb)
- Câu 7 : Một khung dây hình chữ nhật có 1500 vòng, diện tích mỗi vòng 100 cm2 , quay đều quanh trục đối xứng với tốc độ góc 120 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,4 T. Trục quay vuông góc với các đường sức từ. Chọn gốc thời gian là lúc vector phát tuyến của mặt phẳng khung dây cùng hướng với vector cảm ứng từ. Viết biểu thức suất điện động cảm ứng tức thời trong khung.
A. \(\Phi = 24\pi cos\left( {4\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\,(V)\)
B. \(\Phi = 24\pi cos\left( {4\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\,(V)\)
C. \(\Phi = 24\pi cos\left( {4\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\,(V)\)
D. \(\Phi = 24\pi cos\left( {4\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\,(V)\)
- Câu 8 : Một dòng điện xoay chiều có cường độ i = 2√2cos(100πt + π/6). Chọn phát biểu sai.
A. Cường độ hiệu dụng bằng 2 (A) .
B. Chu kỳ dòng điện là 0,02 (s).
C. Tần số là 100π.
D. Pha ban đầu của dòng điện là π/6.
- Câu 9 : Một khung dây dẫn gồm N = 100 vòng quấn nối tiếp, diện tích mỗi vòng dây là S = 60cm2. Khung dây quay đều với tần số 20 vòng/s, trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 2.10-2T. Trục quay của khung vuông góc với các đường cảm ứng từ .Lập biểu thức của suất điện động cảm ứng tức thời.
A. \(e = 1,5\cos \left( {40\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\,(V)\)
B. \(e = 1,5\cos \left( {40\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\,(V)\)
C. \(e = 1,5\cos \left( {40\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\,(V)\)
D. \(e = 1,5\cos \left( {40\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\,(V)\)
- Câu 10 : Biểu thức cường độ dòng điện là i = 4.cos(100πt - π /4) (A). Tại thời điểm t = 0,04 s cường độ dòng điện có giá trị là
A. i = 4 A
B. i = 2 A
C. i = A
D. i = 2 A
- Câu 11 : Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 600 cm2, quay đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc 120 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2T. Trục quay vuông góc với các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là
A. \(e = 48\pi \sin (40\pi t - \frac{\pi }{2})\,(V).\)
B. \(e = 4,8\pi \sin (4\pi t + \pi )\,(V).\)
C. \(e = 48\pi \sin (4\pi t + \pi )\,(V).\)
D. \(e = 4,8\pi \sin (40\pi t - \frac{\pi }{2})\,(V).\)
- Câu 12 : Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên
A. từ trường quay.
B. hiện tượng quang điện.
C. hiện tượng tự cảm.
D. hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Câu 13 : Số đo của vôn kế xoay chiều chỉ
A. giá trị tức thời của điện áp xoay chiều.
B. giá trị trung bình của điện áp xoay chiều
C. giá trị cực đại của điện áp xoay chiều.
D. giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất