Đăng ký

Tổng quan về hiện tượng phóng xạ - lý thuyết quan trọng bạn cần biết

Tổng quan về hiện tượng phóng xạ - lý thuyết quan trọng bạn cần biết

Một hiện tượng vật lý điển hình mà các bạn chắc hẳn đã từng nghe thấy đó chính là hiện tượng phóng xạ. Vậy bản chất của hiện tượng này là như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

I. Hiện tượng phóng xạ là gì

    1. Định nghĩa

Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ). 

    2. Tia phóng xạ

Là các dòng hạt chuyển động nhanh phóng ra từ các chất phóng xạ . Các hạt phóng ra có thể chuyển động thành dòng định hướng.

  • Phân loại:

- Tia Alpha

- Tia Beta

- Tia Gamma

- Dòng các neutron không có điện tích

- Dòng các neutron không có điện tihcs, chuyển động với vận tốc bằng tốc độ ánh sáng.

Tính phóng xạ phụ thuộc vào 2 nhân tố: Một là, tính không bền vững của hạt nhân do số Neutron (N) quá cao hoặc quá thấp so với số Proton (Z). Hai là, quan hệ giữa khối lượng giữa hạt nhân mẹ (hạt nhân trước phân rã) hạt nhân con (hạt nhân sau phân rã) và hạt nhân được phát ra.

    3. Chất phóng xạ

Chất thải phóng xạ là chất thải chứa vật liệu PX. 

Chất thải PX thường là sản phẩm phụ của việc sản xuất năng lượng hạt nhân, việc sử dụng phản ứng phân hạch hay công nghệ hạt nhân trong những ngành khác như nghiên cứu và y dược. Chất thải phóng xạ rất nguy hiểm với tất cả sinh vật và môi trường, và được kiểm soát bởi các cơ quan chính phủ nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Mới nhất

II. Bài mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

    1. Công thức tính độ phóng xạ

  • Độ PX được tính theo công thức sau: (\(H_0\): độ PX ban đầu;  H: độ PX tại thời điểm t):

\(H_0=\lambda.N_0=\dfrac{ln2}{T}.\dfrac{m}{A}.6,022.10^{23}\)

\(H=\dfrac{H_0}{2^\dfrac{t}{T}}=H_0 e^{-\lambda t}\)

  • Trong đó, \(\lambda\) được gọi là hằng số phóng xạ.
  • Nồng độ PX: là hoạt độ px tính cho một đơn vị thể tích (lít) hay khối lượng (kg) của nguồn px đó với đơn vị đo là: Bq/L; Bq/kg hoặc pCi/L.

    2. Nguồn hình thành

Nguồn px chia thành 2 loại:

  • Nguồn tự nhiên gồm:

+ Phông phóng xạ tự nhiên trong đất: Th232 (T1/2 = 1,39.1010năm),..

+ Bức xạ vũ trụ: C14 (5600 năm), H3 (12,3 năm), ..

+ Trong cơ thể con người: U238 , Th232 , K40 , C14 , H3 ,…

  • Nguồn nhân tạo:

+ Nguồn phóng xạ kín: là nguồn phóng xạ được bọc kín trong vỏ thép không gỉ.

+ Nguồn phóng xạ hở: được sản xuất dưới dạng dung dịch lỏng, dạng rắn hay dạng bột chứa trong lọ thủy tinh hay plastic mà không có vỏ bọc kín như các nguồn kín.

    3. Các ngành tiếp xúc trực tiếp với bức xạ

Ngành thăm dò địa chất, ngành khai thác dầu khí, ngành khai thác khoáng sản có chứa chất px, ngành thủy văn …

Trong công nghiệp: nhà máy điện nguyên tử, lò phản ứng hạt nhân, nhà máy tách đồng vị px, nhà máy xi măng, nhà máy thủy tinh, nhà máy bia, nhà máy giấy, dùng chất px đo độ dày và tỷ trọng …, máy đo khuyết tật xác định cấu trúc vật đặc như gỗ, sắt, bê tông, nhà máy nhiệt điện.

Ngành hàng không, cửa khẩu cũng ứng dụng PX vào việc kiểm tra hàng hóa, hành lý.

Ngành nông nghiệp: sử dụng px để bảo quản giống, kích thích sinh trưởng cây trồng, diệt vi khuẩn, nấm mốc, bảo quản thực phẩm …

Ngành y tế: dùng đồng vị PX trong việc chẩn đoán, điều trị, thăm dò chức năng, sản xuất thuốc chữa bệnh...

Các viện nghiên cứu: Viện Vật lý, Viện NLNT, Viện Địa chất khoáng sản.

Ngành quốc phòng: Chế tạo vũ khí.

III. Ô nhiễm phóng xạ

Theo thống kê về hiện tượng ô nhiễm chất phóng xạ hiện nay cho thấy:

Chất PX urani từ các nhà máy hạt nhân hay kho vũ khí, các trung tâm nghiên cứu hoặc các khu vực trước đây đã xảy ra các vụ nổ hạt nhân hằng năm đã khiến cho hàng tỷ mực nước ngầm trên thế giới bị nhiễm độc. Bên cạnh đó, nguồn nước bị nhiễm độc này đã theo đó ngấm vào cây cối, hoặc hào tan vào đấy, nước sinh hoạt gây ảnh hưởng trực tiếp và đe dọa đến đồi sống của con người và cả sinh vật.

Các chất độc lâu ngày tích lũy và ngấm dần vào trong cơ thể, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các mầm mống bệnh như: ung thư, dị tật, biến dạng,...Cùng với đó, là kết quả cho thấy chất phóng xja rò rỉ đã nhiễm vào nguồn không khí, tuy nhiên không ảnh hưởng nặng nề như ảnh hưởng từ đất và nguồn nước. Bởi vì, trong không khí – các tia phóng xạ chỉ có một không gian tác động rất hạn chế và giảm dần theo thời gian; còn trong nước, nó có thể đi xa hơn và gây độc cho những vùng lân cận. Không những thế ảnh hưởng của chúng ngày càng tăng theo thời gian do sự tích tụ PX trong nước ngày càng lớn hơn. Ngày này, người ta đã phát hiện những triệu chứng nhiễm độc PX trên cơ thể con người sống ở những vùng rất xa hai trung tâm px này, dù theo lý thuyết thì những vùng đó không thể bị ảnh hưởng vì nằm quá tầm hoạt động của các tia PX sau các vụ nổ. Tuy nhiên, kết quả thực tế cho thấy chúng vẫn bị ảnh hưởng….

Chính vì vậy việc xử lý các chất phóng xạ là một viêc làm cấp thiết không bao giờ hết của chính phủ.

Trên đây là những gì liên quan đến hiện tượng phóng xạ mà bạn nên biết. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và đón đọc!