Đăng ký

Phân tích nhân vật viên quản ngục trong chữ người tử tù

3,951 từ Phân tích

Phân tích nhân vật viên quản ngục trong chữ người tử tù

      Cùng CungHocVui tham khảo bài phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn chữ người tử tù. Để qua đó có thể thấy được sự tài tình trong khắc họa tình huống truyện, khắc học nhân vật của Nguyên Tuân. Thấy được âm thanh trong trẻo giữa xã hội phong kiến xô bồ cũng như hình tượng viên quản ngục.

 Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù- CungHocVui

Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù

Mở bài phân tích hình tượng viên quản ngục

     Được mệnh danh là người “săn tìm cái đẹp”, Nguyễn Tuân đã dành trọn cuộc đời để theo đuổi, rong ruổi khắp mọi ngả đường để đi tìm cái đẹp. Từ cuộc đời cho đến văn thơ, đâu đâu trong con chữ của Nguyễn Tuân ta cũng đều bắt gặp một niềm say mê cái đẹp đến lạ. Từng câu chuyện hay nhân vật mà ông xây nên đều đạt đến đỉnh cao của chân – thiện – mỹ trong từng chi tiết. Nhắc đến cái đẹp, không thể không nhắc đến “Chữ người tử tù” mà cụ thể là nhân vật viên quản ngục – “một thanh âm trong trẻo” giữa xã hội phong kiến nhiễu nhương, xô bồ. Cùng phân tích viên quản ngục để thấy rõ hơn điều này.

Xem thêm:

Soạn chữ người tử tù: Tác giả, tác phẩm hay nhất

Soạn chữ người tử tù: trả lời câu hỏi sách giáo khoa chi tiết

Thân bài phân tích nhân vật viên quản ngục trong chữ người tử tù

Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù

     Là một nghệ sĩ tài ba, uyên bác và có phần khinh bạc, Nguyễn Tuân hướng ngòi bút của mình cả đời đi tìm cái đẹp. Cái tôi của Nguyễn Tuân là cái tôi ngông nghênh, ông hướng mình vượt qua những giá trị tầm thường của xã hội và chọn cho mình một lối đi riêng. Là một nhà văn theo chủ nghĩa xê dịch, ông đi nhiều và có vốn hiểu biết phong phú. Ở Nguyễn Tuân ta thấy được vốn từ ngữ giàu có và được vận dụng một cách điêu luyện. Không tuân theo một quy tắc nào, Nguyễn Tuân như một nét chấm phá táo bạo của nền văn học Việt Nam.

     Chữ người tử tù lúc đầu mang tên “Dòng chữ cuối cùng” được đăng trên tạp chí Tao Đàn vào năm 1938. Sau khi được in trong tập “Vang bóng một thời” thì được đổi thành “Chữ người tử tù”. Có thể cho rằng “Chữ người tử tù” là một trong những truyện xuất sắc nhất trong toàn tập truyện.

Xem thêm:

Phân tích chữ người tử tù chi tiết, hay nhất

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong chữ người tử tù hay nhất

Phân tích viên quản ngục qua tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục

     Đi ngược lại với nền văn học đương thời chủ yếu phê phán các thế lực cầm quyền, Nguyễn Tuân đã khắc họa nên nhân vật viên quản ngục. Tuy là công cụ bảo vệ quyền lực cho giới cầm quyền nhưng vẫn giữ cho mình được nhân cách thiên lương. Quản ngục là một người đã lớn tuổi, tóc đã ngả màu hoa râm chứng tỏ thời gian ông phụng sự cho quyền lực triều đình là không ít. Nhận được phiến trát bề trên gửi về, trong sáu tên tử tù ấy lại có tên Huấn Cao, người ông từ lâu ngưỡng mộ về tài viết chữ khiến ông không khỏi đăm chiêu, màu hoa râm trên đầu ông dường như đậm thêm đôi chút.

     Phân tích viên quản ngục ta thấy nhân vật là tù nhân bị giam cầm trong chính cuộc đời của mình “là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Ông sống một cuộc đời thẳng ngay giữa xung quanh ông là những cặn bã, lừa lọc. Trái với những tên tù nhân khác, ông tự do về nhân thân nhưng nhân cách lại bị giam cầm trong ngục tối. Phân tích viên quản ngục ta thấy đây là một con người chính trực, ngay thẳng lại phải ăn ở đời đời, kiếp kiếp với một đám cặn bã. Qua đây có thể nhận định ông là tù nhân bị giam cầm trong chính cuộc đời mình.

Phân tích hình tượng viên quản ngục

     Tuy sống trong xã hội nhiễu nhương, cặn bã, ông vẫn giữ cho mình được cốt cách thanh cao. “Là một thanh âm trong trẻo”, từng say mê đèn sách để giữ cho mình nhân cách thiên lương, ông quyết không để những ô nhục chốn lao tù vấy bẩn mà đánh mất bản ngã của chính mình. Nhận được miếng trát dấy lên trong ông một sự khuấy động tiềm thức nhưng cũng nhanh chóng trở về bình thản “như mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Một sự thay đổi tâm trạng diễn ra do sự giằng co giữa tiềm thức bên trong nhưng cuối cùng ông quyết định biệt đãi Huấn Cao. Đó cũng là lựa chọn phụng sự cho tri thức, thiên lương mà rời bỏ những thấp kém, đê hèn của chốn lao tù lừa lọc, đến cuối cùng ông vẫn giữ cho mình một nhân cách thẳng ngay.

     Với niềm say mê nghệ thuật và tấm lòng biệt nhỡn nhân tài, tất cả hai lý do này chính là nguyên nhân giúp ông ra quyết định biệt đãi với người tử tù đặc biệt kia. Đánh đổi tính mạng, cuộc sống của mình, viên quản ngục biệt đãi Huấn Cao vì ông lựa chọn cái đẹp, lựa chọn khí phách, thiên lương. Biết tính ông Huấn Cao vốn khoảnh, viên quản ngục vẫn giữ thái độ tôn kính, khiêm nhường. Nhận được thái độ coi thường, ông cũng không tức giận mà vẫn giữ thái độ thiện chí, lễ phép. 

Xem thêm:

Dàn ý cảm nhận hình tượng nhân vật Huấn Cao trong chữ người tử tù

Dàn ý phân tích nhân vật viên quản ngục

     Những ngày Huấn Cao bị giam, viên quản ngục luôn tỏ thái độ tôn kính, khiêm nhường. Ông không cam lòng để một người tài hoa, thiên lương ra đi một cách vô nghĩa nên biệt đãi Huấn Cao trong những ngày cuối cùng trước khi bị lĩnh án tử. Ông sai người đem rượu và đồ nhắm đến buồng giam Huấn Cao bất chấp bản thân phải đối mặt với hiểm nguy. Mặc cho nhận được sự tức giận từ Huấn Cao, ông vẫn giữ thái độ khiêm nhường và bày tỏ một cách khép nép: “Biết ngài là người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều.” 

     Phân tích hình tượng viên quản ngục ta thấy tuy sống trong chốn hèn hạ, thấp kém nhưng vẫn giữ cho mình đức tính thiêng lương. Là người yêu cái đẹp và khát khao giữ gìn cái đẹp. Đường đường là viên quản ngục nắm trong tay quyền sinh, quyền sát ông vẫn chọn biệt nhỡn nhân tài, vẫn giữ được thiên lương trong sáng không bị vấy bẩn.

Phân tích hình tượng viên quản ngục qua khát khao đi tìm cái đẹp và sự trân trọng cái đẹp

     Chục lụa vuông vắn, trắng tinh khôi đã được chuẩn bị từ lâu, chỉ chờ đến ngày được ông Huấn vẽ lên những nét chữ vào đấy. Chỉ cần xin được chữ ông Huấn, cả đời này của ông xem như đã thỏa ý nguyện. Thế nhưng chỉ đêm nay thôi, ngày mai con người tài hoa kia sẽ đối mặt với án tử, không xin được chữ ông Huấn ắt sẽ hối hận cả đời.

     Thầy thơ lại thấu được tấm lòng của ông nên đã tìm Huấn Cao giãi bày nỗi lòng sâu kín của viên quản ngục. Huấn Cao lúc này mới ngộ ra được tấm lòng của viên quản ngục: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

     Trong không gian tối tăm, ẩm thấp, chật hẹp đã diễn ra một cảnh chưa từng có. Tấm lụa bạch còn nguyên lần hồ, những đồng tiền kẽm đánh dấu ô cùng với mùi mực thơm thoang thoảng nơi ngục tối, tất cả mọi thứ được viên quản ngục chuẩn bị bằng lòng chân thành. Dưới ánh đuốc đỏ, ba cái đầu chụm lại đăm chiêu ngắm từng nét chữ. Viên quản ngục “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ. Khi lắng nghe những lời khuyên răn từ một tử tù, viên quản ngục lại vái lạy, nói trong hàng nước mắt: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. 

Xem thêm:

Dàn ý cảm nhận của em về hình tượng viên quản ngục trong chữ người tử tù

Phân tích tình huống truyện chữ người tử tù

Phân tích viên quản ngục: Khẳng định ông chắc chắn là “một thanh âm trong trẻo”

     Trong buồng giam tối tăm, chật hẹp được thắp sáng bằng tấm lòng, bằng nhân cách tinh khiết của hai con người cả đời theo đuổi cái đẹp. Một người yêu việc cho chữ còn một người yêu chữ đến đắm say. Phân tích hình tượng viên quản ngục ta có thể thấy được chân – thiện – mỹ ở cả hai được hiện ra hòa hợp đến lạ. Cuộc hội ngộ như được ơn trên sắp đặt để nhen nhóm lên ánh sáng trong tiềm thức của những con người thiên lương. Dẫu là trong ngục tối, nhưng nhân cách họ vẫn sáng lấp lánh thứ ánh sáng nhân văn lạ kì. Việc viên quản ngục “khúm núm” không thể hiện sự bạc nhược, ủy mị mà còn làm sáng lên trong ông vẻ đẹp thiên lương.

     Bấy giờ đây, trong nhà lao không còn tử tù hay quản ngục mà đó là những tấm lòng chân thành với nhau. Bất chấp việc bản thân là một quản ngục, ông đã vái lạy tên tử tù của mình bởi Huấn Cao đã thắp lên trong ông ánh sáng của lương tri và lòng nhân ái. Viên quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù và tự nhận mình là kẻ mê muội như chạm đến đỉnh cao của cái đẹp, cái hoàn mỹ.

       Chỉ nhờ có Huấn Cao soi đường, ông mới chọn cách rời bỏ nhà lao bởi ông không muốn sự tạp nham nơi đây vấy bẩn, làm hoen ố đi nhân cách lương thiện của chính mình. Phân tích hình tượng viên quản ngục ta mới nhận ra, thứ mà Huấn Cao mang lại cho viên quản ngục hơn cả một con chữ, đó là sự thanh tĩnh, trong sạch trong giây khắc ấy và cả quãng đời về sau.

Kết bài phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện chữ người tử tù

     Bằng thủ pháp xây dựng tình huống truyện kịch tính kết hợp với việc xây dựng nhân vật tinh tế, “Chữ người tử tù” đã thể hiện được đặc sắc trong nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Bằng tài năng của mình, Nguyễn Tuân đã họa lên những nhân vật với nhân cách cao đẹp, hoàn mỹ đi trái lại với những nhiễu nhương của xã hội phong kiến. Tác phẩm cũng như sự khẳng định của Nguyễn Tuân rằng bất kì ai cũng đều có một phần nhân cách thiên lương sâu thẳm trong mình, chỉ là qua thời gian có người sẽ vẫn vẹn nguyên, có người lại bị hoen ố. Ông muốn gửi gắm thông điệp rằng dẫu trong hoàn cảnh nào vẫn hãy giữ thiên lương trong sạch, tránh xa những cái xấu, cái ác, cám dỗ.

shoppe