Soạn bài chữ người tử tù- Tác giả, tác phẩm đầy đủ, chi tiết- văn 11
Soạn bài chữ người tử tù- Tác phẩm, tác giả
Chữ người tử tù là tác phẩm tiêu biều của Nguyễn Tuân. Trong bài viết hôm nay, CungHocVui sẽ chia sẻ đến bạn bài soạn bài chữ người tử tù về tác giả và tác phẩm. Cùng theo dõi nhé!
Soạn bài chữ người tử tù phần tác giả, tác phẩm
Về tác giả
Nguyên Tuân sinh vào 10/7/1910 tại Làng Mọc và hiện nay chính là Quân Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tham gia vào làng văn học, cho ra đời tác phẩm đầu tiên vào năm 1935 thế nhưng ông phải mất tận 3 năm để mọi người biết đến mình và các tác phẩm của mình.
Các tác phẩm của ông nổi tiến với bút pháp độc đáo và ông được biết đến là nhà văn với ngòi bút đầy tài hoa.
Sự nghiệp của ông trở khởi sắc hơn nhiều từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Sau khi cách mạng thành công, ông tham gia và trở thành một trong những cây bút cách mạng tiêu biểu thời bấy giờ.
Những tác phẩm không thể không kể đến trong sự nghiệp của ông như: Vang bóng một thời, một chuyến đi, sông Đà...
Xem thêm:
Soạn chữ người tử tù: trả lời câu hỏi sách giáo khoa văn 11 chi tiết
Phân tích chữ người tử tù chi tiết, hay nhất
Soạn bài chữ người tử tù phần tác phẩm
Đôi nét về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
Soạn chữ người tử tù chi tiết
“Chữ người tử tù” ban đầu với tên gọi “Dòng chữ cuối cùng” được đăng lên tạp chí Tao đàn năm 1928, sau đó in trong tập “ Vang bóng một thời” và được đổi tên thành “Chữ người tử tù”. “Vang bóng một thời” được xem là một kiệt tác về một thời đại vẻ vang của văn học, trong đó truyện ngắn “Chữ người tử tù” là thiên truyện xuất sắc nhất, để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.
Tóm tắt truyện
Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là Huấn Cao và viên quản ngục. Họ gặp nhau nơi ngục tù, tăm tối, ở hai địa vị xã hội khác nhau. Song, lại có cùng điểm chung là tình yêu đối với cái đẹp.
Huấn Cao là người cầm đầu đứng lên chống lại triều đình, là người anh hùng trong mắt nhân dân, nổi tiếng với biệt tài viết chữ rất đẹp. Sau khi bị bắt và kết tội, Huấn Cao bị đưa tới phòng biệt giam chờ ngày lĩnh án tử.
Chính nơi đây, ông và viên quản ngục gặp nhau, bằng tình yêu cái đẹp và khao khát được thưởng thức cái đẹp, viên quản ngục đã dùng sự thiên lương biệt đãi Huấn Cao.
Ban đầu Huấn Cao khinh miệt nhưng cảm động trước tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục, Huấn Cao đồng ý cho chữ. Cảnh cho chữ là một khung cảnh xưa nay chưa từng có, sau khi cho chữ, Huấn Cao còn dành lời khuyên viên quản ngục cáo quan về quê để giữ cho thiên lương trong sạch. Viên quản ngục nghe xong cúi đầu: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Xem thêm:
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong chữ người tử tù hay nhất
Top 3 mẫu tóm tắt chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Trên đây là soạn bài chữ người tử tù phần tác giả, tác phẩm. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác giả, tác phẩm, chuẩn bị bài tốt hơn và đạt kết quả cao trong học tập.