Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù
Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù
Tác phẩm Chữ người tử tù được sáng tác dựa trên giai thoại về Cao Bá Quát - một danh sĩ, nhà thơ, người anh hùng khởi nghĩa. Ông là nhân vật hội tụ đủ ba chữ Tài, Tâm và Dũng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quý độc giả làm bài cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
Cảm nhận về nhân vật huấn cao trong Chữ người tử tù
Mở bài cảm nhận hình tượng nhân vật Huấn Cao
Nguyễn Tuân được mệnh danh là “nghệ sĩ bậc thầy” và những tác phẩm của ông trong “Vang bóng một thời” là “vô tiền khoáng hậu” (trước nay và say này không hề có). Vốn là người yêu thích cái đẹp, mỗi tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn làm nổi bật lên những cái đẹp ẩn giấu sâu trong cái xấu xí, tàn bạo nhất. Nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” tiêu biểu cho ngòi bút và cảm quan của nhà văn.
Thân bài cảm nhận nhân vật Huấn Cao
Huấn Cao vốn dĩ là một người nổi tiếng khắp vùng vì nét chữ vô cùng đẹp mắt, tựa như “rồng bay phượng múa”, ẩn chứa những tâm tư sâu sắc. Vốn dĩ là người theo đuổi nghiệp lớn, không sợ trời, không sợ đất, Huấn Cao đã cùng các anh em của mình đứng lên chống lại vua tôi, quyết tâm đòi lại công bằng, giải thoát nhân dân khỏi áp bức.
Trong một lần thất bại, Huấn Cao và đồng đội bị bắt, cả nhóm người bị điều đến một nhà giam, chờ ngày xử tử. Ở đây, Huấn Cao đã gặp được một tấm thiên lương trong sáng, say mê cái đẹp và tạo nên cảnh cho chữ trong tù ngục “xưa nay chưa từng có”.
Mở đầu câu chuyện, nhân vật Huấn Cao xuất hiện với tư thế hiên ngang, bất khuất, dù bị bắt vào ngục tù chờ chết nhưng không hề nao núng. Qua cuộc trò chuyện của viên quan coi ngục và thầy thơ lại, nhân vật Huấn Cao xuất hiện một cách gián tiếp. “Ông Huấn” được biết đến là người “thủ xướng”, đứng đầu những người chống lại vua.
Mà điều đặc biệt, Huấn Cao vốn là một người “văn võ toàn tài:, tài viết chữ vang danh vùng núi Sơn, quản ngục không khỏi ngưỡng mộ mà thốt lên: “ông Huấn người có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm… có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời”. Người cai ngục suốt đời chỉ tiếp xúc với những tên tù ngục, sống trong hoàn cảnh tăm tối, bẩn thỉu nhưng lại vô cùng hứng thú, phấn khích trước tài năng của một kẻ tử tù, thậm chí còn kính trọng gọi Huấn Cao bằng “ông”.
Xem thêm:
Phân tích chữ người tử tù chi tiết, hay nhất
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong chữ người tử tù hay nhất
Huấn Cao trực tiếp xuất hiện qua lời miêu tả của tác giả là người vô cùng cao lớn, săn chắc, sức mạnh phi thường. Vác trên vai cái gông cùm bằng lim to tướng, nặng trịch nhưng người tù lại xem nhẹ như không, cúi người “vỗ cái gông nặng bảy tám tạ xuống thềm đá”, “đánh thuỳnh một cái”. Quả thực là một người có sức mạnh phi to lớn, khí phách hiên ngang. Trong mắt những tên lính canh, Huấn Cao là người tử tù nguy hiểm, khiến ai cũng phải kinh sợ vì tài bẻ gông, vượt ngục đã vang danh khắp chốn.
Cảm nhận nhân vật Huấn Cao cho ta thấy, từ phương diện của mình, ông coi thường những kẻ tiểu nhân thị oai, không xem quân lính và quản ngục ra gì. Người tử tù còn vô cùng coi thường sự biệt đãi của quản ngục với mình, cho rằng quản ngục cũng chỉ là một kẻ quan sai xấu xa, không biết thương dân. Huấn Cao thản nhiên đối mặt với mọi thứ, vẫn tự do tự tại ung dung đón nhận mọi thứ, ngục tù chỉ có thể giam cầm được thể xác của ông mà thôi.
Thậm chí có lần, Huấn Cao có lần còn trả lời thẳng thắn trước sự cung kính của viên quản ngục khi đưa rượu thịt cho ông rằng: “Người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều: Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.
Sự khước từ vô cùng mạnh mẽ cho thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của nhân vật Huấn Cao. Rằng mọi tiền bạc, vật chất, sự biệt đãi này sẽ không làm khuất phục được tấm lòng cao quý của Huấn Cao. Hơn nữa, nguyên tắc sống của ông Huấn cực kỳ trọng tình trọng nghĩa. Ông không cho chữ bừa bãi, cũng không vì sự ép buộc, mua chuộc mà cho chữ.
Xưa đến nay, Huấn Cao rất ít cho chữ. Hơn nữa cũng chỉ cho những tri kỷ hoặc người ông hết mực kính trọng: ““Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. Chi tiết này khắc họa rõ nhân cách chân chính của người nghệ sĩ yêu cái đẹp, tôn trọng cái đẹp.
Cảm nhận hình tượng nhân vật Huấn Cao
Không chỉ vậy, tính tình của ông Huấn cũng cực kỳ khảng khái, khi biết được mình đã hiểu lầm quản ngục và tấm lòng “biệt nhưỡng nhân tài”, say mê cái đẹp của quản ngục ông sẵn sàng nhận sai. Huấn Cao quyết định cho chữ quản ngục, thốt lên ““Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Thêm vào đó ông còn đưa ra lời khuyên cho viên quản ngục: “Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về quê nhà mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi rồi mới nghĩ tới việc chơi chữ.
Ở đây, trong trốn lao tù khó giữ được thiện lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Cảm nhận nhân vật Huấn Cao cho ta thấy người tử tù đã coi người quản ngục là tri kỷ, chân thành khuyên nhủ, đó cũng là sự thiên lương của một người nghệ sĩ chân chính.
Cảnh tượng cho chữ độc nhất vô nhị, vô cùng độc đáo được đặc tả khiến người ta nhớ mãi. Thư pháp là một môn nghệ thuật được kết tinh bởi nét đẹp của hội họa và sự tinh túy của văn chương tạo nên những câu đối với nét chữ thanh đậm.
Xem thêm:
Dàn ý cảm nhận hình tượng nhân vật Huấn Cao trong chữ người tử tù
Dàn ý phân tích nhân vật viên quản ngục
Đáng lẽ ra nơi cho chữ phải thật thanh cao, sang trọng. Ấy vậy mà giữa chốn lao tù ẩm thấp, đầy rẫy mạng nhện, phân chuột, một người tử tù mang trên mình gông cùm, chân đeo xích vẫn ung dung, thả hồn mình vào từng nét chữ “dậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ”. Có thể thấy, ngay giữa sự bẩn thỉu, đen tối của chốn lao tù, cái đẹp đã vượt lên chiến thắng. Nét đẹp của thiên lương, khí phách và tài năng cứ thế tỏa sáng, thức tỉnh lòng người.
Bằng nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lý, hình tượng nhân vật độc đáo và ngôn ngữ kệ giàu sức gợi, Nguyễn Tuân đã tạc vào lòng những người yêu văn chương hình tượng người tù Huấn Cao vô cùng đẹp đẽ và hình tượng của cái đẹp đáng được trân trọng.
Là một người dành cả đời “đi tìm cái đẹp”, theo đuổi cái thiên lương, Nguyễn Tuân cũng là một người nghệ sĩ đang viết về người nghệ sĩ hội tụ những nét đẹp về tài năng, nhân cách, tâm hồn. “Chữ người tử tù” là viên ngọc sáng giữa những tác phẩm truyện ngắn đậm chất thơ, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Xem thêm:
Dàn ý cảm nhận của em về hình tượng viên quản ngục trong chữ người tử tù
Phân tích tình huống truyện chữ người tử tù
Kết bài cảm nhận hình tượng nhân vật Huấn Cao
Bằng cách xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” cực kỳ độc đáo và thành công, “Vang bóng một thời” không còn chỉ là một thời mà còn âm vang cho mãi về sau. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc và hình ảnh khó quên về người tử tù toàn tài và cảnh cho chữ “vô tiền khoáng hậu”, vô cùng ấn tượng.
Hy vọng thông qua những gợi ý trên đây, các em học sinh sẽ dễ dàng hoàn thành đề bài cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù bằng những cảm nhận chân thành, sâu sắc nhất!