Dàn ý Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù
Dàn ý Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù
Cùng CungHocVui theo dõi dàn ý phân tích nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm chữ người tử tù để phần nào hiểu hơn về đặc sắc nghệ thuật và sự tài hoa trong tác phẩm của Nguyễn Tuân. Đồng thời qua đó thấy được khao khát đi tìm cái đẹp của tên quản ngục cũng như chính tác giả.
Dàn ý phân tích nhân vật viên quản ngục trong chữ người tử tù
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù.
- Giới thiệu yêu cầu đề bài: Phân tích nhân vật viên quản ngục.
II. Thân bài
1. Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù
a. Tác giả
- Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ tài ba, uyên bác và khinh bạc, ông cả đời đi tìm cái đẹp.
- Là một nhà văn theo chủ nghĩa xê dịch, ông đi nhiều và có vốn hiểu biết phong phú.
- Vốn từ ngữ giàu có và được vận dụng một cách điêu luyện.
b. Tác phẩm
- Chữ người tử tù lúc đầu mang tên “Dòng chữ cuối cùng” được đăng trên tạp chí Tao Đàn vào năm 1938. Sau khi được in trong tập “Vang bóng một thời” thì được đổi thành “Chữ người tử tù”.
- Là một trong những truyện xuất sắc nhất trong toàn tập truyện.
2. Phân tích nhân vật viên quản ngục
a. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục
- Khi biết tên cầm đầu đội quân phiến loạn chống lại triều đình là Huấn Cao có tài viết chữ cũng không giấu được thái độ kính trọng.
- Những ngày Huấn Cao bị giam, viên quản ngục luôn tỏ thái độ tôn kính, khiêm nhường.
- Biệt đãi Huấn Cao trong những ngày cuối cùng trước khi bị lĩnh án tử.
+ Sai người đem rượu và đồ nhắm đến buồng giam Huấn Cao.
+ Bày tỏ một cách khép nép: “Biết ngài là người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều.”
+ Vẫn giữ thái độ tôn trọng, kính nể sau sự tức giận của Huấn Cao.
- Nuối tiếc khi biết Huấn Cao sắp đến ngày lĩnh án.
- Lo sợ không xin được chữ Huấn Cao sẽ hối hận cả cuộc đời.
-> Viên quản ngục tuy sống trong chốn hèn hạ, thấp kém nhưng vẫn giữ cho mình đức tính thiêng lương. Là người yêu cái đẹp và khát khao giữ gìn cái đẹp.
=> Viên quản ngục là người biết biệt nhỡn nhân tài, vẫn giữ được thiên lương trong sáng không bị vấy bẩn.
b. Khát khao đi tìm và sự trân trọng cái đẹp
- Trước kia là người say mê đèn sách để bồi đắp thiên lương.
- Mong ước “được treo ở nhà riêng một câu đối” do chính tay Huấn Cao viết.
- Bất chấp tất cả để có được con chữ của ông Huấn.
- Thành kính trước cái đẹp được thể hiện ở cả tâm thế và tư thế khi xin chữ và lắng nghe lời khuyên.
- Khúm núm, cúi đầu khi xin chữ không làm ông trở nên ủy mị, bạc nhược mà còn làm sáng hơn vẻ đẹp thiên lương bên trong.
=> Viên quản ngục là con người biết nâng niu, thành kính trước cái đẹp. Trân trọng vẻ đẹp, sự thiên lương, khí phách của một người tử tù.
c. Khẳng định viên quản ngục chắc chắn là “một thanh âm trong trẻo”
- Trong buồng giam tối, chật hẹp được thắp sáng bằng tấm lòng, bằng nhân cách tinh khiết của hai con người cả đời theo đuổi cái đẹp.
- “Khúm núm, run run” không phải sự bạc nhược, yếu đuối mà là sự thành kính, thái độ chân thành trọng vọng nhân tài.
- Viên quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù và tự nhận mình là kẻ mê muội như chạm đến đỉnh cao của cái đẹp, cái hoàn mỹ.
3. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc.
- Sử dụng nhiều thủ pháp tương phản, đối lập.
- Cốt truyện đặc sắc được đẩy lên kịch tính.
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
III. Kết bài
- Khái quát về nhân vật viên quản ngục.
- Nêu cảm nhận về cách xây dựng nhân vật và tài năng của Nguyễn Tuân.