Đăng ký

Phân tích tình huống truyện chữ người tử tù chi tiết

2,622 từ Phân tích

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG TRUYỆN CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

      CungHocVui mời bạn đọc bài phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù trong chương trình SGK 11

Khái quát về tình huống truyện

          Tình huống truyện được hiểu như sự kiện bước ngoặt có tính nổi bật mà thông qua đó tính cách nhân vật được hiện lên nổi bật. Tình huống truyện “Chữ người tử tù” mang đầy trắc trở, éo le. Lấy bối cảnh là cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục, tình huống truyện tiến sâu vào khai thác cuộc gặp gỡ đầy kịch tính và ngang trái ấy, để rồi cuối cùng hiện lên cuối thiên truyện là vẻ đẹp tình người đầy nhân văn. Là con người dùng cả đời đau đáu đi tìm cái đẹp, ở tình huống truyện “Chữ người tử tù” ta cũng có thể thấy được khao khát cao đẹp ấy của Nguyễn Tuân trong từng câu chữ. 

Tình huống truyện Chữ người tử tù là cuộc hội ngộ giữa hai cá thể đối lập

          Như một sự tương phùng giữa thiện và ác, một bên là người tử tù bị áp giải về kinh lĩnh án chém còn một bên là viên quản ngục nắm trong tay sinh mệnh của vô số tù nhân. Huấn Cao đứng đầu đội quân phiến loạn chống lại triều đình còn viên quản ngục đại diện cho công cụ bảo vệ quyền lực đấng cầm quyền. Huấn Cao là một người hùng có khí phách hiên ngang, bảo vệ lẽ phải và có tài viết thư pháp mềm mại. Viên quản ngục ngày ngày đối mặt với những giai cấp dưới đáy cùng xã hội, sống trong cặn bã, lừa lọc nhưng lại là người trân quý cái đẹp, trọng người tài. Một bên đại diện cho vẻ đẹp thiên lương, một bên sống trong tối tăm nhưng không bị vấy bẩn, cuộc hội ngộ giữa hai người được đẩy lên cao trào mà thông qua đó những thông điệp nhân văn của Nguyễn Tuân được phản ánh rõ nét.

Phân tích tình huống Chữ người tử tù

            Nói như nhà văn Nguyễn Minh Châu: “ Tình huống truyện là một lát cắt, một khúc của đời sống. Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy người thấy được trăm năm của đời thảo mộc”. Nếu chỉ xét trên bình diện chắp ghép của những chi tiết, tính cách cũng như những vẻ đẹp trong nhân cách bị khuất lấp của các nhân vật sẽ không được bộc lộ ra. Chỉ khi có sự xuất hiện của tình huống truyện, hình tượng của các nhân vật mới được hiện ra thật cao đẹp, trân quý. Nếu không có tình huống truyện, liệu có ai biết được người tử tù mang đầy xiềng xích kia lại tài hoa, ưu việt, có tài viết thư pháp. Và liệu có ai biết được rằng viên quản ngục kia lại là người yêu cái đẹp, trọng người tài. Huấn Cao tuy bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do trong nhân cách, viên quản ngục tuy bị cầm tù trong nhân cách nhưng tự do trong nhân thân.

Xem thêm:

Phân tích chữ người tử tù chi tiết, hay nhất

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong chữ người tử tù hay nhất

Hai giai cấp đối nhau trong xã hội lại có những đồng cảm tột cùng

          Một tù nhân – một viên quản ngục, hai mối quan hệ tưởng chừng đối lập nhau nhưng thông qua tình huống truyện ta thấy đó là những nhân cách cao quý bị xã hội cũ chèn ép đến đáng thương. Huấn Cao là tù nhân bị nhốt sau những song củi nơi nhà giam, viên quản ngục cũng là tù nhân của xã hội phong kiến với đầy rẫy nhiễu nhương, tao loạn. Ở hai con người xa lạ ấy, ta bắt gặp những điểm chung trong nhân cách mà chỉ khi có buổi hội ngộ ấy con người thật của họ mới hiện ra, vượt lên những tầm thường, thấp kém của xã hội phong kiến. 

Tình huống xây dựng truyện Chữ người tử tù

          Huấn Cao theo lời Nguyễn Tuân nhận định là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bảng đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Còn viên quản ngục được xem là: “ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã”. Tuy phải ngày ngày làm việc với những tên tù nhân có thể là giết người, cũng có thể là gây bạo loạn nhưng trong tâm ông lại tôn thờ cái đẹp, những giá trị trong tâm hồn. Ông yêu cái đẹp đến tột cùng, ông trân quý những người tạo ra cái đẹp dẫu xung quanh ông là cám dỗ, cạm bẫy vây quanh. Ông nhận ra được những vẻ đẹp thiên lương, tri thức sâu thẳm trong tâm hồn của người tử tù, phản loạn đang bị xiềng xích phủ vây. 

Xem thêm:

Dàn ý cảm nhận hình tượng nhân vật Huấn Cao trong chữ người tử tù

Dàn ý phân tích nhân vật viên quản ngục

Những giá trị sâu thẳm bên trong bị xã hội phong kiến khuất lấp

          Ở viên quản ngục – kẻ cầm đầu đội quân phiến loạn chống triều đình lại tôn thờ những giá trị trái ngược với những thứ mà viên quản ngục bảo vệ. Tuy vậy, ông vẫn nhận ra được vẻ đẹp thiên lương, trí tuệ, là người viết chữ đẹp, những giá trị sâu thẳm trong Huấn Cao. Những điều ấy không phải ai của xã hội ấy cũng có thể nhận ra huống chi là ở một tử tù máu lạnh. Còn Huấn Cao tuy căm hận những giá trị lệch lạc, áp bức của xã hội phong kiến nhưng vẫn phát hiện được ở viên quản ngục là một nhân cách vượt qua những thấp kém, tầm thường nơi nhà lao. Ông yêu cái đẹp, yêu con chữ vô cùng, nhân cách tinh khiết ấy qua thời gian vẫn không thể bị xã hội nhiễu nhương vấy bẩn. Ở hai người, ta thấy một sự gắn kết bằng một sợi dây vô hình mà chỉ có những trái tim lương tri và yêu cái đẹp mới có thể nhận ra.

Phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù

          Huấn Cao tuy là một tử tù sắp nhận bản án tử nhưng vẫn ung dung, tự tại, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Còn viên quản ngục tuy sống một đời tự do nhưng bị giam cầm bởi sự lên tiếng của tòa án lương tâm, bị chế độ phong kiến dày vò trong tâm hồn. Cả hai tưởng chừng là những con người đối địch nhau nhưng hóa ra lại là những tri âm, tri kỷ. Cảnh cho chữ chỉnh là đỉnh cao trong sự hòa quyện tâm hồn của hai người.

Xem thêm:

Dàn ý cảm nhận của em về hình tượng viên quản ngục trong chữ người tử tù

Phân tích nhân vật viên quản ngục trong chữ người tử tù

Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện

          Bằng cách xây dựng hai tuyến hình tượng đối lập nhau: Một cầm đầu cuộc nổi loạn chống lại triều đại thối nát, mang đến cuộc sống tự do cho nhân dân, một là quản ngục cai trị nơi thấp kém như nhà lao nhưng tôn trọng cái đẹp. Nhà thơ đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống truyện cuộc hội ngộ giữa hai cá thể đối lập ấy để rồi phát hiện những giá trị nhân cách cao đẹp sâu thẳm bên trong. Tình huống truyện phản ánh rõ nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là tài hoa, nghệ sĩ, yêu cái đẹp vô cùng. Chân – thiện – mỹ chắc chắn sẽ chiến thắng cái xấu, cái ác. 

shoppe