Đăng ký

Dàn ý Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù / Cảm nhận về nhân vật viên quản ngục.

1,084 từ Phân tích
Đề bài

Đề bài: Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù / Cảm nhận về nhân vật viên quản ngục.

Hướng dẫn giải

-Đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù: Một nhà văn có “tính tài hoa và cái giọng khinh bạc đệ nhất trong giới Việt Nam hiện đại” (Vũ Ngọc Phan). Chữ người tử tù là truyện ngắn tiêu biểu của ông

-Giới thiệu nhân vật quản ngục:

1.Tấm lòng biệt nhỡn liên tài

-Nói về kẻ tử tù với một thái độ kính trọng không che giấu “Tôi nghe ...rất đẹp đó không?”

-Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục luôn bày tỏ thái độ nghiêm kính khiêm nhường

-Dũng cảm biệt đãi Huấn Cao trong những ngày cuối cùng ngay cả khi bị HC coi thường, khinh bỉ:

    + Mong muốn: “Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại”

    + Sai người đem rượu và đồ nhắm đến cho Huấn Cao vì sợ trong buồng giam lạnh

    + Khép nép bày tỏ: Biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều

    + Sau sự tức giận của Huấn Cao, quản ngục vẫn giữ sự đối đãi như thế

-Cảm thấy tiếc nuối khi biết Huấn Cao sắp phải từ giữ cõi đời: “Bấy nhiêu ...vũ trụ”.

⇒ Thái độ và hành động của Quản ngục cho thấy đây là con người có tấm lòng biêt nhỡn liên tài, có thiên lương.

2.Sự khát khao và trân trọng cái đẹp

- Quản ngục trước kia là người đèn sách bồi đắp “thiên lương” nảy nở tốt đẹp ⇒ ông ta yêu đến say mê cái đẹp

-Khát khao cái đẹp: mong ước của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính tay Huấn Cao viết.

-Sự khát khao và niềm trân trọng cái đẹp trong quản ngục mãnh liệt, ông có thể bất chấp cả tính mạng và địa vị, mong sao có được mấy chữ của ông Huấn.

-Biết tính ông Huấn “vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ” ⇒ lo lắng nếu như không xin được chữ ông Huấn trước khi bị hành hình thì “ân hận suốt đời mất”

⇒ Chỉ có một người trân trọng cái đẹp đến tột cùng mới có những lo sợ khi khồn xin được chữ Huấn Cao như vậy thôi

⇒ Sở nguyện cao quý cho thấy quản ngục là con người biết quý trọng nâng niu cái đẹp

3.Tấm lòng biệt nhỡn liên tài và niềm khát khao cái đẹp được kết tinh trong cảnh cho chữ, càng khẳng định quản ngục là “một thanh âm trong trẻo”

- Cảnh cho chữ diễn ra giữa một buồng giam tối tăm và chật hẹp nhưng tất cả trở nên đẹp đẽ thanh cao bởi “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” cùng hai người trao cái đẹp và trân trọng, ngưỡng vọng cái đẹp.

-Sự “khúm núm, run run” của quản ngục không phải là biểu hiện của sự hèn nhát mà là thái độ ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái tài.

- Quản ngục đã thoát khỏi vai trò của một người cai quản để trở thành một người trân trọng ngưỡng mộ cái đẹp ⇒ Đồng điệu với Huấn cao

- Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao với giọt nước mắt rỉ vào kẽ miệng mà nhận mình là kẻ mê muội như một sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.

4.Nghệ thuật xây dựng nhân vật

-Thủ pháp tương phản đối lập.

-Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

-Đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính.

-Khái quát lại những nét tiêu biểu nhất về hình tượng nhân vật quản ngục

-Đây là nhân vật chứa đựng quan điểm nghệ thuật của nhà văn: Cái đẹp tồn tại cả trong môi trường của cái ác, cái xấu, nhưng không vì thế mà nó lụi tàn, trái lại, nó có thể càng mạnh mẽ và bền bỉ vươn lên như hoa sen giữa đầm lầy

shoppe