Đăng ký

Soạn bài chữ người tử tù: trả lời câu hỏi sách giáo khoa ngữ văn 11

2,087 từ Soạn bài

Soạn bài chữ người tử tù ngắn gọn và đầy đủ nhất

       “Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm xuất sắc nổi bật của Phạm Tuân. Với bút pháp khắc họa nhân vật sâu sắc, tác phẩm để gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Cùng đồng hành CungHocVui trong soạn bài chữ người tử tù ngắn gọn và đầy đủ nhất để hiểu thêm về tác phẩm nhé!

 Hướng dẫn soạn bài chữ người tử tù chi tiết và ngắn gọn nhất- CungHocVui

Hướng dẫn soạn bài chữ người tử tù chi tiết và ngắn gọn nhất

Câu 1 (trang 114/SGK)

Xây dựng tình huống truyện độc đáo: Một cuộc nhân duyên kỳ lạ giữa những con người tưởng chừng không có điểm chung. Một người là tử tù bị giam cầm, một kia lại là quan cai ngục bề trên.

-      Xét trên góc nhìn phân chia xã hội: Họ là những kẻ đối lập.

-      Xét trên góc nhìn nghệ thuật: Họ lại là bạn hữu tâm giao, là tri kỉ, là những tâm hồn đồng điệu yêu cái đẹp.

→ Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, đầy éo le, oan trái khi hai con người tri tri kỉ lại gặp gỡ nơi chốn ngục tù, tăm tối.

Tác dụng:

-      Làm tiền đề để nổi bật vẻ đẹp từ tài năng đến tâm hồn của Huấn Cao

-      Thể hiện sâu sắc cái nhìn kính trọng đối với nhân tài của quản ngục

-      Lôi cuốn người đọc và làm nổi bật chủ đề tác phẩm

Xem thêm:

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong chữ người tử tù hay nhất

Top 3 mẫu tóm tắt chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Câu 2 (trang 114/SGK) 

Soạn bài chữ người tử tù ta thấy Huấn Cao với vẻ đẹp được thể hiện từ phẩm chất đến tài năng:

-      Một nhân tài tài hoa, ưu việt: tài viết chữ “đẹp và vuông lắm”, tiếng tăm lẫy lừng, “có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”

-      Khí phách hiên ngang, tâm hồn mạnh mẽ, bất khuất: Ông kiên cường chống trả lại triều đình ông căm ghét. Ông “dỗ gông”, xem thường lời dọa dẫm của tên lính giải, xem thường cả cái chết.

-      Nội tâm thiện lương, cao đẹp: Huấn Cao coi khinh quyền thế và tiền bạc. Ông quả quyết “Ta nhất sinh không vì tiền bạc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối”. Ấy thế, khi hiểu được tấm lòng yêu cái đẹp chân chính của người quản ngục, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ của mình bằng tất cả trân quý.

→       Hình ảnh Huấn Cao bao hàm cả dụng ý nghệ thuật to lớn của Nguyễn Tuân về cái đẹp: Tài năng phải đi đôi với tâm hồn, tựa như cái đẹp và cái thiện không thể tách rời. Đây chính là quan niệm mới của tác giả về con người trong xã hội mới.

Câu 3 (trang 114/SGK)

 Soạn bài chữ người tử tù đầy đủ, chi tiết- CungHocVui

Soạn bài chữ người tử tù đầy đủ, chi tiết

Những phẩm chất cao đẹp trong tâm hồn của viên quản ngục:

-     Là một người say mê, quý trọng cái đẹp, cái tài, trân trọng giá trị bên trong: Nghe danh Huấn Cao liền ngợi khen tài năng, nhân phẩm của ông không tiết lời. Khi được gặp Huấn cao ngoài đời, bất chấp thân phận cả hai khác biệt lập tức thiết đãi tử tế với một kẻ tử tù mang danh đại nghịch.

-     Tâm hồn nghệ sĩ, rung cảm trước sự tài hoa: Dẫu là quản ngục, quanh năm tiếp xúc với bao điều tăm tối nhưng lại có thú vui thanh cao chơi chữ. Mang trong mình sở nguyện thanh cao muốn có chữ của Huấn Cao.

→       Người Quản ngục chính là hiện thân của “một tấm lòng trong thiên hạ, là một thanh âm trong trẻo trong chốn ngục tù tăm tối”. Tấm lòng trân quý cái đẹp, giữ sự “thiên lương” trong tâm hồn mình giữa bao tăm tối thật là đáng trân quý.

Câu 4 (trang 114/SGK)

 Soạn văn chữ người tử tù mới nhất- CungHocVui

Soạn văn chữ người tử tù mới nhất

Bối cảnh không gian diễn ra việc cho chữ viên quản ngục của Huấn Cao:

-      Thời gian: Một đêm khuya lặng lẽ ở trại giam tỉnh Sơn.

-      Không gian: Buồng giam tối tăm, chật hẹp và ẩm ướt.

-      Hình ảnh con người:

       + Nhân vật Huấn Cao: “cổ đeo gông”, “chân vướng xiềng” tô đậm từng nét chữ trên vuông lụa trắng tinh.

       + Nhân vật Quản ngục: trở nên nhỏ bé, “khúm núm” cất những đồng tiền.

→      “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có” này của Nguyễn Tuân làm nổi bật vẻ đẹp uy nghi và bất tử hóa hình tượng nhân vật Huấn Cao. Hàng loạt hình ảnh đối lập xuất hiện:

-      Hoạt động cho chữ mang ý nghĩa nghệ thuật thanh cao nhưng lại diễn ra trong buồng phòng tối tăm, chật hẹp.

-      Sự đối lập mạnh mẽ hình tượng người tử tù mang xiềng xích thì uy nghi, cao đẹp, người quản ngục bề trên lại trở nên nhỏ bé.

       + Trật tự bình thường bị đảo ngược: Người tù tội thì ban phát cái đẹp, răn dạy quản ngục bề trên.

Xem thêm:

Soạn chữ người tử tù: Tác giả, tác phẩm chi tiết, đầu đủ

Phân tích chữ người tử tù chi tiết, hay nhất

Câu 5 (trang 116/SGK)

-       Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: Bút pháp lí tưởng hóa gợi hình gợi cảm ấn tượng

-       Nghệ thuật tương phản sử dụng tài tình, đặc biệt là trong cảnh cho chữ của Huấn Cao. Sự đối nghịch làm nổi bật lên ranh giới giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, tính cách với hoàn cảnh.

-       Ngôn ngữ sử dụng giàu chất tạo hình, tính biểu cảm cao, gợi tả không khí thời đại kết hợp hài hòa với bút pháp đối lập trong tạo dựng khung cảnh.

     Trên đây là Soạn bài chữ người tử tù mới nhất giúp bạn trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với bài soạn trên tại CungHocVui sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc, hiểu rõ về tác phẩm và chuẩn bị bài tốt hơn.