Đăng ký

Đề tự luận 36: Phân tích nội dung, giá trị nghệ thuật "Bên kia sông Đuống"

I) ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1:
Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của Huy Cận và nêu vài nét về bài thơ "Tràng giang".
Câu 2: Trình bày ý kiến của anh (chị) về nhận định sau đây: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” (Noóc-man Ku-sin, dẫn theo "Những vòng tay âu yếm", NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003).
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Phân tích đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ của V. Huy-gô.)
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phân tích nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ "Bên kia sông Đuống" của nhà thơ Hoàng Cầm.
B. GỢI Ý
Câu 1:
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thi ca Việt Nam trong thế kỉ XX. Tên đầy đủ của ông là Cù Huy Cận, sinh năm 1919 tại làng  n Phú, huyện Hương Sơn (nay thuộc xã Đức  n huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) trong một gia đinh nhà nho nghèo. Năm 1939, ông đỗ tú tài toàn phần tại Huế vào năm 1943, ông đỗ kĩ sư canh nông tại Hà Nội. Từ 1942, ông đã tham gia Mặt trận Việt Minh, hoạt động trong tổ chức Văn hoá cứu quốc. Tại Đại hội Tân Trào, ông được bầu vào Uỷ ban Dân tộc giải phóng toàn quốc. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông được giao nhiều trọng trách quan trọng trong Chính phù và trong Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, Năm 1996, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Ông làm thơ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, Ông nổi tiếng trong làng thơ mới với tập Lửa thiêng (1940). Ông sáng tác nhiều, đặc biệt là từ sau 1958 với các tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975)... Thơ ông giàu cảm xúc trữ tình, chân thành và sâu lắng, thể hiện sự khát khao, hòa điệu giữa con người với tự nhiên, giữa con người và đất trời, giữa cá nhân và tập thể. Ông mang đến cho thơ ca Việt Nam cái “sầu vạn kỉ” bao gồm sự kết hợp của nỗi sầu muộn vũ trụ và con người vốn có rất nhiều trong thơ Đường và nỗi cô đơn của cái tôi cá nhân từ Thơ mới. Thơ ông đượm phong vị đường thi nhưng là sự kết hợp tài tình giữa âm hưởng của thơ Đường với thơ tượng trưng Pháp.
Tràng giang là kiệt tác của Huy Cận in trong tập Lửa thiêng. Bài thơ mang đậm tình cảm của cái tôi cá nhân đậm chất lãng mạn trước thiên nhiên và tình cảm yêu nước của một con người có ý thức tìm đường hoà nhập với đất nước, với dân tộc. Tình yêu đất nước được đan cài một cách khéo léo trong nỗi buồn da diết trước cảnh sắc thiên nhiên vắng lặng cô liêu. Trước đất trời hiu quạnh buồn bã ấy là tâm trạng của một con người ý thức được sự mất nước, không có quê hương ngay trên chính quê hương mình. Đây là điểm độc đáo của bài thơ. Phong vị Đường thi ở đây khá rõ qua âm điệu của thể thơ thất ngôn, qua thi liệu, thi đề và những thủ pháp nghệ thuật.
Câu 2:
Đối với mỗi con người, cuộc sống của nó là vô giá, bởi vì cuộc sống của nó không kéo dài vô hạn, mà chỉ là một chớp mắt của vũ trụ, mỗi khoảnh khắc sống của con người quý giá vô cùng. Đối lập với sự sống là cái chết, là sự khống sống hay nói cách khác là sự tồn tại vô nghĩa của con người trong cuộc đời, trong sự tồn tại kéo dài ló thô theo dòng thời gian của nó. Về vấn đề này Noóc-man Ku-sin, được dẫn lại trong cuốn “Những vòng tay âu yếm” (NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003), có “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống". Ý kiến này gợi mở nhiều điều cần suy ngẫm,
Trước hết, cái chết là một quy luật, bởi vì cái gì có sinh thì sẽ có tử, Đứng trước quy luật nghiệt ngã ấy, nhân loại từ ngàn xưa đã ra sức tìm kiếm và hoài công tìm kiếm loại thuốc trường sinh bất tử cái chết kết thúc cuộc đời con người, nhưng chết không phải là hết, là xoá đi vĩnh viễn sự hiện diện của một con người, bởi vì giá trị của mỗi con người sẽ không mất đi mà giá trị của con người là do con người tạo ra, xây dựng nên, Giá trị mà con người để lại thực sự vững bền trong thời gian tùy thuộc phẩm chất của giá trị ấy: có thể là giá trị khoa học qua những phát minh, có thể là những giá trị đạo đức, luân lí đầy tính nhân văn,.- Do đó, cái chết không phải là điều đáng sợ, cũng chẳng phải là sự mất mát lớn nhất của mỗi đời người, Sự mất mát lớn nhất Là con người tự đánh mất mình khi nó đang còn sống,
Sự sống của con người, ngoài những hoạt động tiếp nhận các chất liệu cần cho cơ thể thì còn có sự sống của tâm hồn mà qua tâm hồn ta có thể hiểu là các hoạt động tư duy, tình cảm, các hoạt động suy lí. Để từ đó tạo ra nhân cách, xây dựng phẩm cách của con người. Tâm hồn vốn được biểu hiện từ nhiều khía cạnh và phương diện khác nhau, điều cần nhấn mạnh là phải tạo ra khả năng cảm nhận cuộc sống nhạy cảm, biết sống và vui sống, nghĩa là phải luôn luôn biết bồi dưỡng, làm phong phú cho đời sống tâm hồn. Trước hết là làm cho tâm hồn ấy thâm đẫm phẩm chất nhân văn, biết song với tư cách người theo nghĩa con người chân chính, biết sống đủ, sống có ích và sông đẹp. Trong quần thể nhân loại không phải ai cũng là nhà phát minh sáng chế hay nhà đạo đức triết học nổi tiếng muôn đời, cho nên sống có ích là sống vì cộng đồng, là góp phần thúc đầy sự nghiệp chung. Mọi người là một hạt cát trong biển cát, nhưng hãy là hạt cát có ích để xây nên tòa lâu đài mang tên nhân loại, Mọi hoạt động mang tính vì nhân loại đều tạo ra các giá trị hữu ích. Mặt khác, đối với tâm hồn, cần gia tăng sự hiểu biết về cái đẹp, phải tạo dựng một tâm hồn biết yêu cái đẹp, biết quý trọng các giá trị mang vỏ đẹp nhân văn mà cha ông đã làm ra qua các thời đại khác nhau. Một tâm hồn biết yêu cái đẹp gắn liền với một con người có phẩm giá, nói cách khác đó là giá trị tinh thần của con người. Giá trị ấy sẽ bền vững trong không gian và thời gian. Vì thế, nếu trong cuộc sống, không biết tranh thủ tận dụng mỗi thời khắc quý giá của cuộc đời thì sẽ là một sự lãng phí rất lớn, không thể tha thứ và cưng chẳng còn thời gian để sửa chữa. Nổi cách khác, để cho tâm hồn của mình tàn lụi theo năm tháng, để cuộc đời trở thành già nua héo hon trong thời gian chính là hình thức chết dần chết mòn và đó mới là sự mất mát lớn nhất.
Khi đã có nhận thức đúng đắn thì việc phải sống gắn liền với cách thức nên sông như thế nào, nên làm thế nào để tâm hồn được má rộng, thì không có con đường nào khác phải mở rộng năng lực trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm, tích cực rèn luyện về các mặt. Có như thế mới trở thành con người có ích, mới không để tâm hồn tàn lụi khi đang còn sống, mới thể hiện cách sống tích cực, mới không sa vào khuôn thức tự mình giết mình mà không biết.
Câu 3a:
V. Huygô là nhà thơ, nhà soạn kỊch và nhà tiểu thuyết của nước Pháp thế kỉ XIX. Nổi tiếng thần đồng ngay từ nhỏ, ông đà được mệnh danh là ° chú bé trác việt”. Năm 13 tuổi, ông đã đoạt giải thưởng Bông huệ vàng dành cho thơ của Viện Hàn lâm Pháp. Ông trở thành Viện sĩ Viện Hàn lâm năm 1845, đồng thời được bầu làm Nguyên lão của nước Pháp trong cùng năm đó. Ồng là nhà văn có tư tưởng nhân đạo bao dưng, có tình thương dành cho mọi tầng lớp người, đặc biệt đối với những người nghèo khổ.
Tiểu thuyết Những người khốn khổ là cuốn tiểu thuyết lớn nhất và cũng nổi tiếng nhất của ông, được viết và xuất bản năm 1862, trong thời gian ông bị lưu đày ra khỏi nước Pháp. Đề tài của tác phẩm là vấn đề số phận của những người khốn khổ, những con người “tì vết”, những người không được luật pháp tư sản thừa nhận. Họ là những người sống dưới đáy cùng của xã hội, sống ngoài vòng pháp luật tư sản. Cuốn tiểu thuyết chiếm được cảm tình rộng lớn của độc giả trong và ngoài nước Pháp. Đây cũng là lần đầu tiên những người khốn khổ trở thành nhân vật chính, có tiếng nói riêng, trong văn học Pháp. Từ đây, V. Huy-gô trở thành nhà vãn của những người khốn khổ, nhà nhân đạo chủ nghĩa.
V.Huy-gô sống trọn trong thế kỉ XIX, một thế kỉ có nhiều biến động không chỉ đối với nước Pháp mà còn đòi với cả châu  u, dẫn tới sự biến động ở các châu lục khác nữa, Ông là chủ soái của trào lưu văn học lãng mạn, một trào lưu chịu ảnh hưởng nhiều của các học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng. Tư tưởng chủ đạo của ông, cũng là triết lí mà trọn đời lòng yêu thích và theo đuổi, đó là “sống là yêu thương”. Tư tưởng này phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa xã hội không tưởng chủ trương dùng tình thương để cảm hoá cái ác, để thanh toán mọi bất công và tội lỗi, để xây dựng một xã hội mới. Tuy nhiên, thế kỉ này cũng là thế kỉ mà giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị, đấu tranh để giành quyền sống, quyền làm người, để chống lại mọi áp bức bất công mà trật tự tư sản đem lại mà đỉnh cao của cuộc đấu tranh đó là Công xã Pa-ri. Thế kỉ này cũng là thế kỉ với nhiều phát minh khoa học mở đường cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Ảnh hưởng của thời đại đã tác động sâu sắc tới cách nhìn nhân đạo và thái độ tôn vinh tiến bộ của V. Huy-gô, tạo cho ông có một tầm vóc mới trong thời đại đó.
Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” là cuốn tiểu thuyết lãng mạn thuộc vào loại hay nhất của V.Huy-gô. Các thủ pháp nghệ thuật như phóng đại, so sánh, ẩn dụ, tương phản... là những thủ pháp quen thuộc ờ nhà văn này, giúp ông khẳng định một thế giới lí tưởng trong khi phủ nhận trật tự xã hội tư sản đương thời. Lời đề từ của ồng cho tác phẩm này cũng chỉ rõ điều đó: “Khi những người đàn ông còn sa đọa vì phải bán sức lao động, khỉ những người đàn bà còn truy lạc vì đói khát, khi những trẻ thơ còn cằn cỗi vì tăm tối thi cuốn sách này còn có ích". Thế giới lí tưởng của ông được tạo ra qua hình ảnh người anh hùng lãng mạn Giăng Van-giăng, được tình thương cảm hoá và đã tự nguyện dùng tình thương ấy để cảm hoá thế gian, suốt đời hi sinh hạnh phúc bản thân để cưu mang đùm bọc che chở một đứa bé mồ côi, bất hạnh. Hiển nhiên, việc cảm hoá cái ác bằng trái tim nhân hậu cho đù ở một mức độ nào đó là mang tính ảo tưởng song nó vẫn cần thiết cho cuộc sống, bởi lẽ cuộc sống con người không thể thiếu vắng tình người, tình đồng loại. Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” đặt ra và giải quyết vấn đề số phận của những người khốn khổ, những nạn nhân và đồng thời là sản phẩm của xã hội đồng tiền, một cách nhân đạo, bao dung.
Đây là một đoạn trích khá trọn vẹn và đầy đủ liên quan tới một tình huống đặc biệt gắn với nhân vật trung tâm của tác phẩm là Giăng Van-giăng. Tình huống đặc biệt đó là Giăng Van-giăng không còn là thị trưởng Ma-đơ-len nữa. Thanh tra Gia-ve, người vôn dưới quyền của Ma-đơ-len, nay trở thành kẻ trực tiếp đến bất ông ta và sự việc đó diễn ra trước mắt Phãng-tin, người mẹ bất hạnh vỏn đang được Thị trưởng Ma-đơ-len che chở.
Ở đây các nhân vật được đặt trong các mối quan hệ:
4-) Loại nhân vật cặp đôi:
-   Gia-ve và Giăng Van-giăng: là quan hệ đối kháng theo mô hình Đao phủ - nạn nhân hoặc Kẻ sát nhân - vị cứu tình (Thú dữ - anh hùng), qua dó tạo ra ấn tượng về cuộc đấu tranh giữa Thiện và ác, Chú ý các nhận xét của Phăng-tin để phân biệt ai là thiện nhân và và ai là ác nhân.
-   Gia-ve và Phăng-tin: quan hệ đối lập theo mô hình Đao phủ - nạn nhân.
-   Phăng-tin và Giăng Van-giăng: quan hệ đối lập theo mô hình nạn nhân - vị cửu tinh (người bị nạn - người cứu nạn. nạn nhân - ân nhãn). Song cũng có quan hệ tương đồng nạn nhân - nạn nhân mà qua đó có thể thấy được tình cảm tốt đẹp của những con người cùng cảnh, đồng hội đồng thuyền khi hoạn nạn, hiểm nguy,
-   Người kể chuyện và Gia-ve, người kể chuyện và Giăng Van-giăng. Các quan hệ này tạo ra cách kể, cách bình luận ngoại đề qua đó cho thấy thái độ đánh giá nhân vật và tình cảm nhân đạo của tác giả.
Bên cạnh việc xác định loại nhân vật cặp đôi này và chỉ ra quan hệ của chúng, cần chú ý tới cách miêu tả của tác giả, đặc biệt là đối với Gia’ ve (kiểu con người thú, được nhìn như một con thú dữ) và Giàng Văn- giàng (như một anh hùng, như một cứu tinh, như một con người phi thường trong hoàn cảnh đặc biệt).
+) Loại nhân vật cặp ba:
-   Gta-ve / Phăng-tin và Cô-dét: xuất hiện ở đây nhân vật gián tiếp là Cô-dét (nhàn vật được nói. tới), dẫn tới cái chết tuyệt vọng của Phăng-tin qua đó tái hiện nỗi đau của người mẹ yêu thương con tha thiết đang mong muốn được thấy mặt con lần cuối.
-   Giăng Van-giăng / Phăng-tin và Cô-dét dẫn tới “lời hứa đối với người đã khuất” với vai trò mở rộng cốt truyện trong cuốn tiểu thuyết này, dẫn tới sự thanh thản trong tâm hồn người ra đi, thể hiện qua kết thúc có hậu của đoạn trích: nụ cười xuất hiện trên đồi mồi của Plăng-tin đã chết. Từ đây niềm tin cái thiện sẽ thắng cái ác xuất hiện và được khẳng định.
-   Bà xơ Xem-plix / Giăng Van-giăng và Phăng-tin: bà xơ đáng vai trò chứng nhân, là người tròng thấy tất cả mọi sự việc từ đầu đến cuối và là người sẽ kể lại câu chuyện đó cho những người khác với chi tiết Giăng Van-giăng thì thầm với người đã chết và nụ cười xuất hiện trên môi của người đã khuất. Đây cũng là cách thể hiện niềm tin vào sức mạnh của cái Thiện.
b) Tác giả: đóng vai trò nhân vật kể chuyện dẫn chuyện và đồng thời cũng là người đưa ra các bình luận ngoại đề, qua đó ta thấy rõ hơn thái độ, quan điểm của tác giả đôi với câu chuyện được kể, đôi với các nhân vật khác nhau xuất hiện trong đoạn trích.
Có thể chia đoạn trích thành ba phần. Nổi bật trong đoạn trích là sự đối lập giữa hai nhân vật Gia-ve và Giàng Van-giăng với sự đảo ngược vị thế xã hội: Gia-ve là cảnh sát vốn dưới quyền của ông Thị trưởng đến đế bắt Giăng Van-giăng, còn ông Thị trưởng - Giăng Van-giảng lại phải cầu xin viên cảnh sát đó. Vị thế đối lập này sẽ là điểm tựa để phân tích.
Ba phân của đoạn trích gắn với ba cấp độ xuất hiện của Giăng Van-giăng. Đó là:
-   Qua cách nhìn nhận và xưng hô của Phăng-tin, qua cách cảm nhận phần nào có thể chấp nhận được của bà xơ Xem-plíx thì Giăng Van-giăng vẫn là Thị trưởng Ma-đơ-len.
* Qua các tình huống Giăng Van-giăng bị Gia-ve túm lấy cổ áo, bị xưng hô mày tao, và thái độ có vẻ nhún nhường thể hiện qua sự bình tĩnh, nói năng lễ phép với Gia-ve. Vai trò của Thị trưởng không còn.
-   Qua hành động quyết liệt, dứt khoát: Kết tội Gia-ve (Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó), tìm vũ khí tự vệ {giật gẫy trong chớp mắt một chiếc “thanh giường"), ra lệnh (Giờ thì tôi thuộc về anh). Vai trò Thị trưởng được lây lại.
Còn nhân vật Gia-ve vốn là cảnh sát dưới, quyền của Thị trưởng Ma- đơ-len, luôn phục tùng ông Thị trưởng cho dù đã có lúc hắn nghi ngờ ông Thị trưởng này không phải ai khác mà chính là tên tù khổ sai Giăng Van-giăng giả mạo tên họ khác. Cho nên khi Thị trưởng Ma-đê-len trở lại với cái tên thật Giăng Van-giăng gắn với quàng đời khố sai đày ái của mình, thì Gia-ve với chức năng là thanh tra mật thám “khôi phục” lại uy quyền của hắn. Các động tác: đứng lì một chỗ mà nói, tiến vào giữa phong và hét, nắm lấy cổ áo, phá lên cười, ngắt lời..., cách xưng hô mày tao,., cho thấy thái độ hống hách của Gia-ve khi trở lại với quyền uy mật thám. Nhưng trong phần cuối của đoạn trích tác giả cho thấy “sự thật là Gia-ve run sợ", lo lắng, “mắt không rời Giăng Van-giăng", hắn cũng không dám làm gì khi Giăng Van-giăng nói những lời cuối cùng với người đã chết. Thái độ của Gia-ve ở đây không còn hống hách nữa mà khép nép, lo sợ. Như vậy, khó có thể coi Gia-ve là “người cầm quyền” đã “khôi phục" lại “uy quyền".
b) Ngôn ngữ nghệ thuật', các biện pháp nghệ thuật như so sánh, đối lập... được tác giả sử dụng kết hợp với cách tổ chức tình tiết, sự kiện theo hình thức phát triển đâ khắc hoạ được người anh hùng làng mạn trung tâm. Đặc biệt hình ảnh nụ cười trên môi và khuôn mặt rạng rỡ của Phảng-tín khi đã chết trở thành hình ảnh đặc trưng tiêu biểu của nghệ thuật lãng mạn ở tác giả này.
Có thể thấy rõ điều đó qua:
a)         Không khí thiêng liêng: được thể hiện qua sự im lặng gần như tuyệt đối của không gian căn phòng nơi Phàng-tin chết. Đồng thời sự thiêng liêng đó cũng được thể hiện qua các hành vì của Giăng Van-giăng (tư thế ngồi, nét mặt, dáng điệu), Ngay cả Gia-ve cũng không dám làm gì khi đó và bà xơ Xem-plix cũng chỉ là chứng nhân bất động. Mọi hoạt động lúc đó gắn liền với Giăng Van-giăng song cũng không ồn ào mà hết sức lặng lẽ, ngay cả khi nói với người đã chết thì âm thanh ở đây cũng chỉ đủ mức cho hai người nghe, cũng chỉ là thì thầm. Đây là một kiểu không gian đặc trưng khác thường mà nghệ thuật lãng mạn thường quan tâm khai thác và xây dựng.
b)         Cách kể của tác giả: thể hiện tình cảm và thái độ của tác giả. Các câu hỏi liên tiếp được đưa ra đầy nghi vâh song không hề có chút gì mỉa mai. Các câu hỏi đó đều được giải đáp bằng chì tiết bà xơ Xem-plix, “người độc nhất chứng kiến cảnh ấy", là người đã trông thấy “một nụ cười không sao tả được hiện lên trên đôi môi nhợt nhạt". Có thể coi đây là một thực tế vô lí vì người đã chết rồi thì còn cười làm sao được nữa. Song bà xơ Xem- plix, người mà tác giả đã nhấn mạnh nhiều lần là không bao giờ biết nói dối, bà chỉ nói sự thật, sự thật của mắt thấy tai nghe, cần chú ý tới câu: “có những ảo tưởng cảm động, có thể là những sự thực cao cả" như là cách lí giải hợp lí ở đây. Song không chỉ có nụ cười trên môi mà còn có cả nụ cười “trong đôi mắt xa xăm, đẩy ngỡ ngàng" của Phăng-tin nữa. Tết nhiên, đây là đôi mắt của người đã chết, song trong không gian thiêng liêng ấy, qua cách nhìn của bà xơ, cái ảo tưởng này có thể giải thích được. Các hành vĩ, động tác sửa soạn lại tư thế cuối cùng cho Phăng-tin của Giăng Van-giăng như là động tác của người mẹ chăm con. Các động tác của Giăng Van-giăng chậm rãi, không gấp gáp mà tuần tự để đi tôi động tác cuối cùng: “Rồi ông vuốt mắt cho' chị”. Điều gì xảy ra khi ấy? Câu kể tiếp theo của tác giả cho thấy điều khác thường tiếp theo: “Lức ây gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lèn một cách lạ thường”. Đầy cũng là biểu hiện độc đáo của nghệ thuật lãng mạn, hướng tới cái khác thường, phi thường trong hoàn cảnh khác thường, phi thường. Động tác Giăng Van-giăng quỳ xuống trước bàn tay buông thõng ngoài giường của Phăng-tin cũng rất đặc biệt, ơ đây* có sự khác biệt giữa hai cách nhìn một của Giăng Van-giăng, một của Gia-ve về Phăng-tin, từ đó thấy rõ tình cảm nhân đạo, tình người bao la của tác giả. Các động tác ở đây cũng nhẹ nhàng, tình cảm và tuần tự. Động tác cuối cùng của Giăng Van-giăng là đặt vào bàn tay ấy “một nụ hôn”. Cũng cần chú ý thêm về quan niệm của tác giả về cái chết: “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”. Đây cùng là một cách nhìn lãng mạn, khác thường, không giống như quan niệm bình thường, thể hiện niềm tin bất diệt vào thế giới cái thiện. Cái thiện bao giờ cũng gắn với thế giới ánh sáng, cái ác bao giờ cũng gắn với thế giới bóng tối.

Có thể bạn quan tâm: Nhân vật Phăng - tin trong "Những người cầm quyên khôi phục uy quyền"
Câu 3.b.
- Mở bài: giới thiệu vài nét về tác giả Hoàng cầm và bài thơ Bên kia sông Đuống.
Thân bài: Bài thơ Bên kia sông Đuống ra đời năm 1948. Sống Đuống là tên gọi dân dã của sông Thiên Đức, một nhánh của sông Hồng nối với sống Thái Bình. Sông Đuống chia tỉnh Bắc Ninh thành hai nửa nam (hữu ngạn - tương ứng với “bên kia”) và bắc (tả ngạn - tương ứng với “bên này”). Gia đình Hoàng cầm ở bờ nam sông Đuống. Khi đang ở chiến khu Việt Bắc, tháng 4/1948, Hoàng cầm nghe tin quân Pháp đánh chiếm quê hương mình, ông xúc cảm viết nên bài thơ này trong một đêm. Bài thơ được in lần đầu trên báo Cứu quốc tháng 6/1948 và nhanh chóng lan truyền khắp cả nước, tạo nên sức mạnh cộng hưởng cám thù và chiến đấu chống quân xâm lược.
Tiêu đề bài thơ “Bên kia sông Đuống” cho thấy vị trí của nhà thơ là ở bên ngoài, giữa “bên kia” - “bên này” là một khoảng cách đặc biệt. Đó là một khoảng cách không gần. không xa nhưng giữa nó là một sự đối lập ghê gớm: là sự đối lập địch - ta, là sự đối lập giữa hai khoảng trời: khoảng trời tự do gắn với hạnh phúc bình yên và khoảng trời nô dịch gắn với đau thương tang tóc.
Bài thơ được viết ra tai chiến khu Việt Bắc khi tác giá nghe tin quê hương minh bị quân giặc tàn phá với một cảm xúc tuôn trào. Cảm xúc nổi bật trước tiên là lòng căm thù giặc và nỗi xót xa đau đớn, là sự tiếc thương những gì đà bị bọn giặc tàn phá.
Bài thơ về cơ bản được tổ chức thành bai phan chính phù hợp mạch cảm xúc của tác giả. Hai thành phần ấy của bài thơ được bộc lộ qua những khía cạnh từ căm thù đến trả thù, từ ghi lại tội ác của giặc chuyển thành đứng lên đánh giặc, từ giọng điệu xót xa, trầm uât chuyển thành giọng điệu sôi nổi, hào hùng với khí thế chiến thắng,
Trong đoạn thơ mở đầu, nhà thơ viết: “Sông Đuống trôi đi! Một dòng lấp lánh? Năm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”. Hình ảnh con sông nằm nghiêng là hình ảnh trong tưởng tượng của nhà thơ, nhà thơ cảm nhận con sông như là một sinh thể sống cũng có linh hồn.
Bài thơ có những cầu thơ gây cảm xúc mạnh. Câu thơ “Sao xót xa như rụng bàn tay” là một câu thơ như thế. Có thể hiểu câu thơ này theo diễn tả nỗi đau vô hạn, nỗi đau đớn khôn cùng về mặt tinh thần mà có thể cảm giác được như nỗi đau trên da trên thịt. Tội ác mà ké thu gây ra trên quê hương Kinh Bắc của Hoàng Cầm rất nhiều, gồm tội giết người, phá hoại tài sản, tội phá hoại sự bình yên của cuộc sống tội ác huỷ diệt văn hoá, nhưng qua bài thơ, tác giả muốn nhấn mạnh tội ác hủy diệt văn hoá, bởi vì huỷ diệt văn hoá là huỷ diệt sự sống sự tồn tại của một dân tộc là vĩnh viễn xoá tên dân tộc đó ra khỏi bản đồ thế giới.
Truyền thống văn hoá của vùng Kinh Bắc được thể hiện qua các chi tiết “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong”, “Những hội hè đình đám”, những địa danh lịch sử - tôn giáo, những phong tục tập quán như tục ăn trầu-nhuộm răng đen và cả những ngành nghề thủ công truyền thống, chẳng hạn: truyền thống dệt vải.
Tác giả sử dụng cụm từ “màu dân tộc” qua câu thơ “Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp” cũng cho thấy nỗi đau về một vùng văn hoá bị giặc chiếm đóng này. Đây là loại màu do dân gian từ sáng chế từ các vật liệu địa phương nhưng cũng là sự kết tinh của tinh thần sáng tạo để qua đó làm nổi bật tinh thần dân tộc góp phần thối hồn, tạo hồn cho các bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Đồng thời “màu dân tộc" cũng là bản sắc dân tộc qua cách nhìn sự vật, cách cảm nhận thế giới xung quanh của người Việt được miêu tả trong tranh, vẻ đẹp của quê hương Hoàng cầm là vẻ đẹp của một vùng quê giàu truyền thống văn hoá dân gian với dòng tranh Đồng Hồ nổi tiếng. Con người ở đây cũng đẹp vẻ đẹp khác thường, đó là họ không chỉ biết tìm cách để sống để tồn tại mà họ còn biết làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời, Họ không chỉ biết cơm áo gạo tiền mà họ còn biết tạo ra một không gian văn hoá với các sắc màu rực rỡ. Họ không sáng tác ra những tác phẩm quy mô hoành tráng, đồ sộ mà chi phản ánh những đồ vật, những muông thú gần gũi với mọi người, nhưng đã để lại dấu ấn không phai mờ với “tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong” - nét tươi trong như tâm hồn của họ vây. vẻ đẹp của quê hương Hoàng Cầm, do đó, vừa là sự kết tinh về vốn hoá vừa là sự toả sáng của tâm hồn. Đấy là mảnh đất của những nghệ sĩ dân gian tài hoa, không chỉ biết sông mà còn biết sáng tạo ra cái đẹp. Quê hương trong cảm nhận của Hoàng cầm là quê hương của cái đẹp.
Qua bài thơ, niềm thương xót của tác giả chủ yếu hướng vào đối tượng là mẹ già và em nhỏ của quê hương, những người chân yếu tay mềm, những người luôn phải được chở che và giúp đỡ.
Tư tưởng chủ đạo của bài thơ là tình yêu quê hương Kinh Bắc nói riêng và tình yêu đất nước nói chung, là tình cảm yêu thương quý trọng con người ở miền quê giàu truyền thống văn hoá. Hiển nhiên biết yêu thương quê hương đất nước cũng là biết coi trọng tình cảm gia đinh. Bởi không có gia đình nào nằm ngoài quê hương cả, và nếu chỉ biết yêu gia đình mà không biết tôi quê hương thì cúng không được. Con người và thiên nhiên vùng Kinh Bắc được tác giả khắc hoạ có vẻ đẹp chân chất dịu dàng của một miền quê yên bình, vẻ đẹp đó được tôn tạo từ các sắc màu văn hoá, gắn với những con người biết sáng tạo ra cái đẹp. Đày là một vùng quẻ mang vẻ đẹp khoác màu cổ tích, huyền thoại qua những địa danh lịch sử - tôn giáo, gắn với truyền thống văn hoá tín ngưỡng lâu đời với những làng nghề uy tín. Quê hương chỉ đẹp khi có tình yêu quê hương thực sự chân thành và sâu sắc: què hương Hoàng Cầm chỉ có sông mà không có núi non hùng vĩ, nguy nga; chỉ là một vùng đồng bằng êm ả như các vùng quê khác, những đọc bài thơ của ông, ai cũng có cảm giác gần gũi như ông đang nói không chỉ về “bên kia sông Đuống quê hương ông, mà về tất cả mọi miền quê. Điều đó được tạo ra bồi tình yêu quê hương mà ai cũng có, ai cũng nhớ về quê cha đất tổ, nét đẹp trong truyền thống văn hoá Việt. Ông yêu quê hương không phải bằng những tình cảm gắn bó với tuổi học trò mà bằng tình cảm của những con người đang cầm súng bảo vệ quê hương, ở độ tuổi mà nhận thức mọi vấn đề đã đi vào độ chín. Quá trình ra đời của bài thơ cho ta biết điều đó. Đó là nỗi đau trách nhiệm trước quê hương. Nếu không yêu quê hương, không thể có nỗi đau xé lòng xé ruột như vậy.
Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ được thể hiện qua việc tác giả đó sáng tạo nhiều hình ảnh thơ độc đáo kết hợp với các hình thức điệp câu điệp từ. Tác giả sử dụng nhiều chất liệu dân gian. Tác giả dùng hình thức thơ tự do có nhịp tiết tấu cân xứng, nhanh mạnh, phù hợp với mạch cảm xúc tuôn trào từ tâm hồn tác giả ra đầu ngọn bút. Bài thơ được tổ chức thành nhiều đoạn có cấu trúc giống nhau, tạo nên âm hưởng của những điệp khúc có tác dụng lay chuyển tâm trí người đọc.
Biết yêu quê hương thì cũng phải biết căm thù giặc, căm thù những kẻ tàn phá quê hương. Nỗi đau khi nhận được tin quê nhà bị giặc tàn phá là nỗi đau lớn lao mà Hoàng cầm phải chịu đựng. Nỗi đau đó, âm i tạo ra một trạng thái khác thường trong tâm hồn tác giả, dẫn tới một câu hỏi khá lạ: Mẹ con đàn lợn âm dương/ Chia lìa đôi ngã/ Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã/ Bây giờ tan tác về đâu. Điều mà Hoàng Cầm quan tâm là quân giặc dã chà đạp lên một vùng văn hoá, tội ác lớn nhất của quân thù là sự huỷ diệt văn hoá, mà mất văn hoá là mất bản sắc dân tộc, là bị đồng hoá, là trở thành nô lệ dưới đủ mọi hình thức.
Không gian văn hoá của vùng quê Hoàng cầm cũng hội đủ nhiều yếu tố của văn hoá nhiều vùng.quê khác. Do đó, người đọc sẽ cảm nhận được, sẻ chia sẻ được nỗi đau ấy với tác giả, sẽ coi nỗi đau ấy là nỗi đau của chính mình. Lòng yêu nước yêu quê hương trở nên sâu sắc hơn bởi vì yêu quê hương chính là yêu nét đẹp văn hoá truyền thống của quê hương, vẻ đẹp của quê hương cũng gắn với các sắc màu văn hoá ấy.
Kết luận: Bức tranh quê hương mà Hoàng cầm khắc hoạ, in đậm trong lòng độc giả bởi vẻ đẹp văn hoá của nó. vẻ đẹp ây nuôi dưỡng tâm hồn và tình cảm con người. Bài thơ được viết bởi tình yêu quê hương thực sự, bằng sự căm thù giặc cao độ và sự tự hào và niềm tin vào thắng lợi.

Xem thêm >>> Cảm nhận về hai đoạn thơ trong "Bên kia sông Đuống"

Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe