Đề tự luận 37: Phân tích “Đám tang lão Gô-ri-ô”
I) ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1: Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của nhà văn Nam Cao.
Câu 2: Trong bài "Tiếng mẹ đẻ", nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức tác giả Nguyễn An Ninh viết: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị. thống trị’'. Dựa vào bài trong SGK Ngữ Văn, anh (chị) hãy làm rõ ý kiến của tác giả.
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc cáu 3.b)
Câu 3.a. Phân tích bài thơ “Tôi yêu em” của Pu-skin.
Câu 3.b. Phân tích “Đám tang lão Gô-ri-ô” (trích Lão Gô-ri-ô của Ban-dắc)
B. GỢI Ý
Câu 1:
Nam Cao là nhà văn hiện thực Việt Nam xuất sắc nhất trong giai đoạn 1940 - 1945 và là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), bảo vệ độc lập dân tộc.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri. Ông sinh năm 1917, trong một gia đình nông dân bình thường (nghĩa là có đôi chút dư dật trong cuộc sống đạm bạc đời thường) tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, thuộc phủ Lí Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam). Các chữ đầu của tên huyện và tên tổng sẽ trở thành bút danh Nam Cao, một tên tuổi lớn và bất tử trong văn học Việt Nam thế kỉ XX.
Theo truyền thống chung của quê hương, khi đã đủ ăn thì cha mẹ thường tập trung cho con học. Nhờ vậy, Nam Cao đã học hết bậc Thành chung, một bậc học quan trọng giúp nhà vàn có điều kiện để lập nghiệp và sinh sống (số người Việt Nam đạt được bằng Thành chung hằng năm rất ít), và đi vào Sài Gòn theo người cậu để kiếm sống và tìm đường xuất dương du học. Thời gian này chỉ kéo dài ba năm, sau đó, Nam Cao do đau ốm nhiều, phải trở về quê hương, không có công ăn việc làm. về sau, Nam Cao được nhận vào dạy tại một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội, với đồng lương ít ỏi. Nhưng khi phát xít Nhật tiến vào Đông Dương thì cuộc đời của Nam Cao cũng phải chịu rất nhiều tác động. Ngôi trường nơi ông kiếm sống phải đóng cửa, để sống được nhưng cũng hết sức chật vật, Nam Cao chuyển hẳn sang viết vãn (ông bắt đầu sáng tác từ 1936, khi chưa đầy 20 tuổi) và làm gia sư.
Năm 1943, ông tham gia nhóm Văn hoá Cứu quốc, hoạt động bí mật tại Hà Nội. Bị khủng bố, ông trở về quê và tháng 8/1945, ông tham gia khởi nghĩa giành chính quyền tại quê hương Lí Nhân.
Năm 1946, ồng tham gia đoàn quân Nam tiên, với tư cách là phóng viên mặt trận. Mùa thu năm 1947, ông được về chiến khu Việt Bắc để làm công tác báo chí tuyên truyền, phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp, tại tiểu ban Văn nghệ của Đảng. Năm 1950, Nam Cao có mặt trong chiến dịch Biên giới nổi tiếng.
Tháng 11/1951, trên đường đi công tác vào vùng địch hậu Liên khu III, ông bị địch phục kích bắn chết tại khu vực bót Hoàng Đan gần làng Vũ Đại, xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Binh. Mục đích của chuyến đi công tác này là để thu thập tài liệu cho cuốn tiểu thuyết viết về đề tài quê hương vùng lên đấu tranh chống lại quân xâm lược, (cuốn tiểu thuyết dự định mà tác giả ấp ủ này không bao giờ ra đời được ra và đó cũng là một tổn thất lớn của nền văn học nước nhà.
Có thể bạn quan tâm: Đặc điểm của nhân vật Chí Phèo
Câu 2:
Bài Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức của tác giả Nguyễn An Ninh được trích dẫn trong SGK Ngữ văn là một bài viết tâm huyết về tiếng mẹ đẻ, về ngôn ngữ dân tộc.
Đoạn trích mở đầu bằng sự phê phán thói “thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mach lạc bằng tiếng nước mình". Đày là kiểu học đòi nói tiếng Pháp thường được gọi là kiểu Pháp bồi, chỉ chuyên đi “cóp nhặt những cái tầm thường" để tạo ra một hình thức để bắt buộc những người khác “tin rằng họ đã được đào tạo theo kiểu phương Tây". (Bạn có thể hiểu là bồi bàn, tức là nói theo kiểu của loại người chuyên đi hầu hạ, bồi cũng có thể hiểu là gia thêm, bồi đắp thêm, đệm thêm vào vài tiếng nước ngoài để làm ra vẻ sang trọng). Những người học đòi theo kiểu bổi đó không hiểu được rằng họ không những không có đủ trình độ hiểu biết cần thiết mà cũng không thể hiểu được đầy đủ chính xác các nền văn hoá “ngoại bang" khác. Nguyễn An Ninh gọi điều đó là “thái độ mù tịt về văn hoá châu u", Ông phê phán cách học như vậy. Ong chỉ ra
sự lai căng mà những kẻ “tây học” kiểu đó cố tình tạo ra: “Những kiểu kiến trúc và trang trí lai căng của những ngôi nhà thuộc về những người An Nam được hun đúc theo những cái mà những người An Nam bí Táy hoả chẳng có được một thứ văn minh hoá nào”-
Hệ quả của việc làm đó là khá rõ: “Việc từ bồ văn hoà cha ông và tiếng mẹ đẻ làm phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng”,
Tiếp đó, ông phân tích bản chất của tiếng mẹ đẻ của ngôn ngữ dân tộc. Ông chỉ ra lợi ích thiết thực của việc bảo vệ tiếng mẹ để, của việc dùng tiếng mẹ đẻ: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”, “Vì thế, đối với người An Nam chung ta chối từ tiếng mẹ đè đồng nghĩa với từ chối sự tự do cứu mình”- Vì sao lại thế? Bởi vì: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sắc làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn đế có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu u, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian”. Như vậy, học châu u không phải để thu được vài tiếng bồi mà học châu u là học khoa học, là tiếp thu các học thuyết lớn, để tìm ra con đường đi thích hợp cho dân tộc mình, là lây lí luận của phương Tây để phản bác lại phương Tây.
Ong chỉ trích những người chê bai tiếng Việt nghèo nàn và chí rõ những lời trách cứ như vậy đều không có cơ sở. Bởi vì những người đó: “Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nồng dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo?” Từ đó ông đưa ra câu hỏi buộc những người có lương tâm với dân tộc đều phải suy nghĩ: “Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?”
Ở đây, ông chỉ rõ thái độ vô trách nhiệm, thái độ phủ nhận một chiều của những người cam tâm làm nô lệ, chấp nhận làm tay sai cho thực dân, bởi lẽ chê bai đất nước một cách thụ động giản đơn, một chiều, sẽ dẫn tới thái độ khinh rẻ đất nước, dẫn tới sự tự ti dân tộc.
Từ đó ông chủ trương học người để làm cho mình lớn lên: “Chúng ta không tránh né châu Ảu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu u để hiểu được châu u. Những những kiến thức thu nhập được, họ không phải giữ riêng cho mình. Đồng bào của họ cũng phải được thống phần nữa. Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu u hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bó tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phái làm giàu cho ngôn ngữ nước minh”. Thực tiễn của mấy chục năm sau khi đất nước độc lập đã chứng minh điều mong muốn này của Nguyễn An Ninh. Từ đây việc bảo vệ tiếng mẹ đẻ và việc tiếp thu văn hoá nước ngoài không hề loại trừ*nhau hay mâu thuẫn nhau nữa mà bổ sung cho nhau.
Nổi bật lên ở đây là nghệ thuật lập luận dẫn dắt vấn đề. Trước hết, cùng cần nói tới khả năng của tư duy lí tính theo mô hình tư duy phương Tây, đặc biệt là kiểu hình tư duy khoa học của người Pháp mà tác giá Nguyễn An Ninh đã tiếp thu được từ nhà trường Pháp, cũng có đóng góp quan trọng cho việc nhìn nhận và lí giải vấn đề tiếng mẹ đẻ này. Tiếp đó, tác giả lần lượt đề cập tới các khía cạnh khác nhau của vấn đề tiếng mẹ đẻ và đặt ra trách nhiệm chung cho toàn xã hội, đặc biệt cho những người có học, những người Tây học, là phát triển hơn nữa tiếng mẹ đẻ, tiếng nói chung của dân tộc. Bảo vệ tiếng mẹ đẻ không chỉ dừng ở mức độ biết hoặc thường xuyên sử dụng tiếng mẹ đẻ mà phái làm cho tiếng mẹ đẻ đó phát triển đi lên, bằng cách tiếp nhận các khái niệm mới, bổ sung hoàn thiện vốn từ ngữ của dân tộc, dùng tiếng mẹ đẻ để chuyền tải những học thuyết tiến bộ về “đạo đức và khoa học” để mở đường đi lên cho dân tộc.
Việc lập luận chặt chẽ này có tính thuyết phục cao bởi đối tượng quan trọng mà tác giả hướng tới là đội ngữ trí thức Tây học, nhằm thức tỉnh họ, nhằm đặt họ trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc. Do đó, việc bảo vệ tiếng mẹ đẻ cũng chính là một hành động yêu nước, thương nòi.
Câu 3a:
A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) là nhà thơ Nga vĩ đại, người thường được mệnh danh là "Mặt trời thi ca Nga”. Ông để lại một khối lượng đồ sộ hơn 800 bài thơ trữ tình, nhiều tiểu thuyết bằng thơ và các trường ca, kịch và nhiều truyện ngắn xuất sắc. Sớm nổi tiếng về tài nàng thơ văn, lại kết hợp được tình yêu nhân dân yêu đất nước, sớm tiếp nhận khát vọng tự do, Pu-skin đã tạo ra cho mình một vị trí quan trọng không thể thay thế trên văn đàn nước Nga thế kỉ XIX. Ông trở thành người mở đường cho một nền văn học mới của nước Nga, nền văn học hướng tới nhân dân, đất nước, tạo ra “sự khởi đầu của mọi khởi đầu” mà theo như M. Gror-ki nói thì ông “đã đặt những nền móng không gì lay chuyển nồi cho tất cả những gì sau này sẽ kế tục mình trong nền nghệ thuật Nga”. Ảnh hưởng của ông khá sâu rộng không chỉ đối với các nhà văn đồng thời như Gô-gôn, Tốn-xtôi mà còn đến cả Gor-ki và Maí-a-kôv-xki... sau này nữa.
Tình yêu là một chủ đề lớn của sáng tạo thơ ca Puskin. Bài thơ bắt nguồn từ một mối tình có thật giữa nhà thơ A.A. Ô-lê-nhi-na, con gái vị Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga, song lời cầu hôn của nhà thơ đã bị chối từ. Câu chuyện xảy ra vào mùa hè năm 1829. Bài thơ Tôi yêu em ra đời vào thời điểm đó. Trong nguyên tác, bài thơ này không có tên, tiêu đề Tôi yèu em là của dịch giả Thuý Toàn đưa ra.
Pu-skin sống trọn trong nửa đầu thế kỉ XIX, trong thời kì nước Nga chuyển mình để thoát ra khỏi chế độ nông nô. Đặc biệt trong quãng thời gian đó, Pu-skin trực tiếp cảm nhận nhiều sự kiện lịch sử lớn của nước Nga. Trước hết, cuộc chiến tranh của nhân dân Nga chống lại sự xâm lược của quân đội Na-pô-lê-ông (1812) đưa lại cho ông tinh thần dân tộc và tình yêu đất nước Nga. Tiếp đó, cuộc khởi nghĩa tháng Chạp (1825) của những trí thức tiến bộ Nga nhằm lật đổ chế độ Sa hoàng, đưa lại cho ông khát vọng về tự do và tinh thần bất khuất trước cường quyền và bạo tàn. Tinh thần yêu nước của nhân dân Nga, cũng như tấm gương hi sinh quá cảm của những người con ưu tú mãi mãi là động lực kích thích mọi sáng tạo tinh thần của ông. Ong trở thành người vừa kế thừa truyền thông dân tộc vừa là người Phục hưng và mở đường cho một nền văn học mới của đất nước Nga.
Bài thơ Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin mà nhà phê bình Bi-ê-lin-xki đă đánh giá là bài thơ “tôn vinh phẩm giá con người với tư cách là con người”. Trong bài thơ này, Pư-skin không dựng công xây dựng các hình ảnh, cũng rất ít dùng các mĩ từ pháp (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, tượng trưng...) mà chỉ đơn giản là lời giãi bày tâm sự chân thành nhất, lời chia tay buồn song không bi lụy, cùng chẳng hề oán trách. Pu-skin, trong thơ của mình, thường chú ý quan tâm nhiều tái việc xác lập các cấu trúc quan hệ hơn là đi tìm kiếm các thủ pháp để trau lời chuốt chữ. Ta không thấy ở thơ ông sự rực rỡ hào nhoáng của những câu chữ hay hình ảnh khác thường, song ta gặp ỡ đây vẻ đẹp của tâm hồn, của tư tưởng đang trong xu thế hướng thiện, đang vươn về cái cao cả, thiêng liêng, đang cố gắng hoàn thiện mình để trở thành con người viết hoa như nhà thơ thường tâm niệm.
Đây là một bài thơ trữ tình mà chủ thể trữ tình là nhà thơ mà câu chuyện được bộc lộ ra trong bài thơ là câu chuyện tình yêu rất riêng tư của chính chủ thể nhà thơ.
Bài thơ chỉ có tám câu được chia tự nhiên thành hai đoạn, được phân định bằng dấu chấm câu, cho nên có thể coi bài thơ dựa trên hai câu lớn, mỗi câu có bốn dòng thơ, tạo thành kết cấu hai phần của bài thơ Tuy chỉ có số lượng câu thơ ít ỏi song lại chồng chất nhiều lớp nghĩa, tạo ra một hình thức trùng điệp để nhấn mạnh cảm xúc tâm tư.
Hoàn cảnh đặc biệt xuất hiện ở đây là người đang yêu mãnh liệt phải tự nguyện từ bỏ, tự nguyện cắt đứt hay quên đi người tình mà mình theo đuổi. Đây là tiếng lòng của giã biệt, chia tay mãi mãi. Trong hoàn canh đó, có thể xuất hiện nhiều hình thức phản ứng khác nhau. Pu-skin chọn hình thức giãi bày tâm trạng, chủ động nhận về mình tính chất đơn phương một chiều để rút lui, để bảo vệ tình yêu mà mình đã theo đuổi. Mở đầu hai khổ thơ (câu 1 và câu 5) đều là cụm từ “Tôi yêu em” chứ không phải "chúng ta đã yêu nhau”, “mối tình của chúng ta" để đi đến câu thứ bảy, cụm từ này lại xuất hiện lần nữa tạo nhịp kết thúc cho câu chuyện tình yêu. Cụm từ "tôi yêu em” cho thây tính chất một chiều trong tình yêu. Nói cách khác là Pu-skin không gặp được sự đồng cảm đồng tình, không có được sự cộng hưởng đồng điệu từ phía người con gái.
Khi đã tự nhận là tình yêu đơn phương thì vấn đề đặt ra là nhà thơ có yêu thật lòng không? Thông thường trong cuộc sống có không ít người cũng rơi vào tình trạng, vào hoàn cảnh yêu thương một chiều như vậy. Vậy thì điểm khác biệt giữa môi tình đơn phương mà nhà thơ dành cho người con gái ấy với những người khác là ở khía cạnh chân thành thông qua sự đam mê say đắm của tác giả. Điều lôi cuốn nhà thơ vào cuộc tình đơn phương vô vọng ấy không phải là để trở thành con rể của vị Chủ tịch Viện Hàn Lâm nghệ thuật mà là cái đẹp toát ra từ người con gái mà chỉ có rất ít người cảm nhận được vẻ đẹp khác thường, đặc biệt ây.
Hai khổ thơ cho thấy hai mức độ yêu của tác giả. Câu đầu (theo dịch nghĩa): “Tôi yêu em, tình yêu, có lẽ ỉ Chưa tắt hân trong lòng tôi” và câu thứ hai: "Tôi đã yêu em chân thành như thế, đằm thắm như thế” tạo ra sự đối vị, tạo nhịp nhấn để khẳng định sự chân thành, tha thiết của nhà thơ. Để từ đó di tới các giải pháp mà nhà thơ tự chọn, tự quyết định cho mình.
Tình yêu của nhà thơ tuy đơn phương nhưng không phải là thứ tình cảm tầm thường mà luôn có xu hướng vươn về cái cao cả. Bởi vì tình yêu là một thứ tình cảm đặc biệt của đời sống con người với nhiều biểu hiện đa dạng trong đó tình yêu nam nữ là một trong những cung bậc cao nhất của tình người. Song trong tình yêu cũng có nhiều dạng mà chủ yếu là hai dạng tình yêu vụ lợi và tình yêu vị tha. Ở đây ta gặp kiểu tình yêu vị tha, đơn phương, sôi nổi, chân thành mà vị tha vô cùng. Trước hết, đây là tình yêu nam nữ bình thường như các mối tình khác. Người con trai rung động trước vẻ đẹp của người con gái và đem lòng yêu, quyết tâm theo đuổi. Ta có thể suy luận ý nghĩa của câu thơ “ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai” để thấy rằng tình yêu trong lòng tác giả vẫn còn vương vấn. Tình yêu của nhà thơ với người con gái cũng diễn ra như ở những người bình thường khác. Câu thơ “lúc rụt rè, lúc hậm hực lòng ghen” hay câu thơ thứ 5: “Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng” để thấy được sự bất ổn xuất hiện trong mối tình giữa tác giả và người con gái. Sự bất ổn này đật nhà thơ vào một sự lựa chọn bắt buộc: đó là chấm dứt mối tình.
Cách giải quyết vấn đề của tác giả mang tính chất vị tha. Trước hết là để cho người con gái không phải “bận lòng thêm nữa” lại càng không muốn để cho “hồn em phải gợn bóng u hoài” (nguyên tác: “tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì”). Nhà thơ tự nhận lỗi về mình mà không hề oán trách, giận dỗi gì người con gái ấy. Song nhà thơ luôn luôn khẳng định với người con gái ấy về tình yêu “chân thành, đằm thắm”, là đã yêu hết lòng.
Đỉnh cao của tình yêu vị tha ây là lời cầu chúc kết thúc bài thơ: “Cầu em được người tĩnh như tôi đã yêu em” (nguyên tác: “Cầu Trời cho em được người khác (cũng) yêu (chân thành, đằm thắm) như thế), ý nghĩa của câu thơ này là sự cao thượng của tình yêu. Có thể so sánh với câu hát quan họ trong bài “Giã bạn”: Người về em dặn câu rằng/ Đâu hơn thì lấy, đâu bằng đợi em”, Cũng có thế suy luận là, ở câu thơ này nhà thơ dường như muôn thách thức người con gái tìm được một người tình chân thành, đằm thắm như mình. Ở đây nhà thơ tự so sánh ngầm tình yêu của mình với “người khác” mà “người khác” này có thể đã được người con gái chấp nhận. Sự so sánh đó cho thấy niềm tự hào được yêu được sống hết mình vì tình yêu đà lựa chọn, tất nhiên là tình yêu vị tha, không vụ lợi. Câu cuối tạo ra tầm vóc và khẳng định tầm vóc cho mối tình của Pu-skin.
Tình yêu nam nữ là loại tình cảm phổ quát của nhân loại, gắn liền với thái độ ứng xử thẩm mĩ có văn hoá mà ta có gọi là văn hoá yêu đương hay vãn hoá ứng xử trong tình yêu thể hiện trước hết trong quan hệ đối xử bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Tôn trọng qua cách xưng hô: Tôi / em, lưu ý nội hàm của đại từ nhân xưng “tôi" (tính chất riêng lẻ, cô đơn, hàm chứa nỗi đau ngấm ngầm).
Tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu: khống phản bác mà tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn, của người con gái, cũng không hờn dỗi trách móc hay oán thán, tự nhận về mình trách nhiệm đã làm người con gái phải “bận lòng'\ phải “u hoài".
Cho dù trong quá trình theo đuổi, nhà thơ “lúc rụt rè, lúc hậm hực lòng ghen" song nhà thơ đã không để ghen tuông lấn át lí trí. Trong tình yêu, thường có hiện tượng “yêu nhau cái gì cũng cho ghét nhau một mảnh quạt mo cũng đời dẫn tới hiện tượng nói xấu, gièm pha, hay thoá mạ lẫn nhau, dẫn tới bờ vực của sự thù oán. Nhà thơ đã vượt qua thói đời tầm thường ấy bằng mong muôn cũng rất chân thành song có chút ít thách đô là “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em". Ở đây, nhà thơ vần khẳng định tình cảm chân thành đằm thắm của mình, nhưng cũng tự nguyện chấp nhận chia tay để cho người con gái được thanh thản bước đi trên con đường mà cô ta đà lựa chọn. Tình yêu không phải là sự ép buộc mà tình yêu là một sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn đồng cảm đồng điệu. Và khi hai con tim đã không cùng chung nhịp đập thì tình yêu cũng không còn và việc chia tay, giã từ là tất yếu. Song chia tay không phải để trở thành đối lập, thù địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đời, Đó là vần hoá ứng xử trong tình yêu.
Cách bộc bạch chân thành, không giấu giếm song luôn luôn đề cao vẻ đẹp của tình yêu, của tình cảm thiêng liêng dành cho người con gái, cho thấy sự độc đáo của cách thức thổ lộ tâm trạng tình cảm riêng tư của Pu-skin và cách thức trữ tình của nhà thơ.
Đây là một bài thơ địch, do đó khí phân tích cần chú ý một số điếm. Đây là một bản dịch hay và tốt song vẫn chưa lột hết được cái hay của nguyên bản. Trước hết, là thời của động từ, trong nguyên bán là “Tôi đã yêu em" chỉ một hành động đã thuộc về quá khứ, đã chỉ còn là kỉ niệm, một hành động được nhớ lại, hồi tưởng lại. Từ ở đây là cách nói trang trừng tương ứng với đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều trong nguyên bản. Hình ảnh “ngọn lửa tình” không có trong nguyên bản mà do dịch giả thêm vào. Có thể hình ảnh này được gợi ra từ động từ “tắc” trong nguyên bản
Trong bài thơ này nhà thơ và nhân vật trữ tình đồng nhất với nhau và xuất hiện ở ngôi thứ nhất qua cách xưng hô “tối”, cần lưu ý điều này đê phân tính cảm xúc của nhân vật trữ tình. Nhân vật “em” ở đây không xuất hiện mà chỉ là đối tượng mà chủ thể trữ tình hướng tới để giãi bày, để bộc bạch và trao gửi tâm tình.
Có thể bạn quan tâm: Cảm nghĩ về bài thơ "Tôi yêu em"
Câu 3b:
Khác “Quán trọ của bà Vôke” là một đoạn văn trong phần mở đầu tiểu thuyết Lão Gôriô (Le Père Goriot, 1834), ở đó không nhân vật, không sự kiện., nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo bối cảnh, góp phần tô đậm những nhân vật chính (sẽ xuất hiện) của tác phẩm, Đám tang lão Gôriô Là những trang cuối cùng khép lại số phận bi đát của lão Gôriô và bắt đầu một cuộc đời của “người trẻ tuổi đầy tham vọng cá nhân” Raxtinhăc.
Miêu tả “Đám tang lão Gôriô”, Banzắc nêu lên những địa điểm cụ thể, chính xác: Lão Gôriô chết tại quán trọ bà Vôke, cuộc hành lễ được tổ chức ở nhà thờ Thánh Êchiên - duy - Mông gần phố Mới - Nữ thánh - Giơnơvievơ, và được chôn cất tại nghĩa trang Cha - Lasezơ. Diễn biến của đám tang được thuật lại gắn với thời gian xác định: nghi lễ cử hành mất “hai mươi phút”, đám tang rời nhà thờ Thánh Êchiên - đuy - Mông, theo lời vị linh mục, đến nghĩa trang lúc “năm giờ rưỡi” và đến “sáu giờ” xác ông Gôriò được hạ huyệt, Sự chọn lựa không gian xác định, thời gian cụ thể, chính xác nhằm tăng tính chân thực của câu chuyện,
Việc chuyển dịch đám tang lão Gôriô từ căn buồng nhỏ chật hẹp nơi quán trọ, tới giáo đường nhỏ tối, và cuối cùng là nghĩa trang vùng ngoại ô. Song cái không gian được nới rộng dần ấy lại cùng nhuốm thêm màu sắc u tối, lạnh lẽo, ảm đạm của ngày tàn và sự tĩnh lặng, vắng vẻ của đám tang.
Trong Đám tang lão Gôriồ dường như không nghe thấy những âm thanh lời cầu kinh của các vi nhà đạo, tiếng hát của chú bé hát Lễ, tiếng khóc của bạn bè, người thân, không có tiếng xe ngựa, tiếng cuốc xẻng.. Nó chỉ được người kể chuyện nhắc tới một cách thoáng qua. Người đến tiễn đưa lão Gôriô tới nơi an nghỉ cuối cùng cũng thưa thớt. Bên cạnh Raxtĩnhảc và Crixtôphơ - những người cùng ở trong quán trọ với ông cụ, trên chiếc xe chở người xâu sô đến nhà thờ có thêm hai gã đô tuỳ; khi hành lễ có thêm hai Vị linh mục, chú bé hát lễ và người bô' nhà thờ. Ngoài Raxtinhăc, hầu hết những người có mặt đều do sự thôi thúc của đồng tiền, và ít nhiều đều bị biến chất trước sức mạnh đồng tiền. Các vị linh mục tiến hành các thủ tục nghi lễ sơ sài “xứng đáng với giá trị bảy mươi quan”. Bài kinh ngắn ngủi cầu cho ông cụ ờ nghĩa trang do “chàng sinh viên trả tiền” diễn ra vội vàng, qua quýt, vừa đọc xong là “bọn họ cùng với đám người nhà đạo biến ngay”. Hai gã đào huyệt vừa hất vài xẻng đất xuống chiếc áo quan đã đòi “tiền đãi công”. Và ngay cả anh chàng Crixtôpphơ hành động cũng vì “món tiền đãi công kha khá”.
Đám tang lão Gôriô không có người thân thiết ruột thịt tiễn đưa. Ngay cả hai có con gái lão cũng không có mặt nhưng họ vẫn được nhắc ’ đến trong cảnh này, Đó là lúc ơgien đặt lên ngực ông cụ “cái hình ảnh thuộc về một thời mà Đenphi và Anaxtazi còn bé bỏng, đồng trình và trong trắng”. Lão Gôriô trong lúc hấp hối đã nhắc tới các con. Tại giáo đường, chàng sinh viên đã “hoài công tìm hai cô con gái” người xâu sô. Mãi tới lúc xác chết được đặt lên xe tang chuẩn bị đến nghĩa trang thì “xuất hiện hai chiếc xe có treo huy hiệu, nhưng không có người ngồi, một của bá tước Đơ Rextô và một của nam tước Dơ Nuyxinghen”. Đoạn trích chỉ vẻn vẹn hai trang trong số gần 300 trang của tác phẩm Lão Gôriô nhưng đã thể hiện thật sinh động hai nhân vật vắng mặt này. Người kể chuyện nhắc đến họ thời còn con gái, hồn nhiên, trong tráng với cái tên Đenphin và Anaxtazi, những cái tên thân thiết, trìu mến và hình ảnh họ in đậm trong tâm trí người cha. Sau đó người kể chuyện nhắc đến họ bàng cái tên và tước vị của chồng: bá tước Đơ Rextô và nam tước Đơ Nuyxinghen. Bước vào xã hội thượng lưu, các cò xa lánh cha, khi ông ốm đau không thăm nom chăm sóc, lúc cha chết cũng chẳng đoái hoài. Bằng việc nhắc tới hai con gái của Gôriô trong cảnh đám tang, Banzac cho thấy sự tha hoá của con người trong xã hội đồng tiền ngự trị.
Đưa chi tiết hai chiếc xe có treo gia huy mà không có người ngồi, Banzac thể hiện rõ tài năng của nhà văn hiện thực bậc thầy. Sự xuất hiện của hai chiếc xe với tước vì và dòng họ rất cụ thể, lúc xe tang chuẩn bị rời nhà thờ đến nghĩa trang được xem như là sự hiện diện của chủ nhân nổ. ở. đây đổ vật thay thế cho con người. Sự có mặt của nó có vai trò nhấn mạnh hơn, sự vắng mặt của hai cô con gái. Kể từ khi lao vào xã hội thượng lưu, trở thành phu nhân “bá tước”, “nam tước” thì không còn Đenphìn, Anaxtazi trong trắng, hồn nhiên nữa. Đó chỉ còn là hình ảnh đẹp trong kí ức người cha, Nhưng khi Ldo Gôriô qua đời thì “cái hình ảnh thuộc về một thời...” ấy cũng đã theo ông xuống mồ vĩnh viễn.
Với tài nghệ sử dụng yếu tố không gian và thời gian một cách có dụng ý cùng việc lựa chọn chi tiết điển hình, nhà ván làm nổi bật cái chết cô đơn, vắng lặng của một người cha bất hạnh. Song sự buồn thảm của đám tang không phải vì việc hành lễ quá sơ sài, không hẳn vì người đi đưa tang quá ít, cũng không hẳn vì sự vội vã, mà chính là sự vắng mặt của hai cô con gái mà lão Gôriô rất mực yêu thương. Tính chất bi kịch tăng thêm, khi người kể chuyện nhắc đến hai con gái lão Gôriô ở thời điểm “xác chết được đặt lên xe tang” đế đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng. Người kể chuyện khách quan kể lại sự việc mà không bình luận. Hình ảnh hai chiếc xe có treo gia huy không có người ngồi là chi tiết điển hình có vai trò khắc họa đậm nét bản chất chủ nhân của nó.
Trong Đám tang lão Gôrìô, người kể chuyện không tập trung miều tả người đã khuất mà hướng vào những con người và sự việc liên quan đến đám tang. Không chỉ hai cô con gái lão Gôriò mà Raxtinhăc cũng được thể hiện rất sinh động. Chàng sinh viên nghèo có tấm lòng trong trắng, giàu lòng yêu thương con người này đã đứng ra cùng bạn lo liệu đám tang cho Gôriô. Việc Raxtinhăc nhắc “kỉnh cẩn” đặt kỉ vật thiêng liêng của ông cụ (mà trước đó chàng đòi lại từ mụ chủ quán Vôke) vào trong quan tài cho thấy chàng hiểu rõ tấm lòng của ông đối với các con. Chàng không biết một đi tìm hai cô con gái cho lão Gôrìô' lo trả tiền công cho các vị nhà đạo và phu đào huyệt, Người đọc xúc động trước tình cảm và việc làm của Raxtinhầc đôl với Gòriô. Chàng là người duy nhất rõ những giọt lệ xót thương, thông cảm với một con người nghèo khổ, bất hạnh và chết trong sự quên lãng của những đứa con mà ông rất mực yêu thương, Đó là “giọt nước mắt trào ra vì những mối xúc động thiêng liêng cửa một trái tim trong trắng, cái thứ nước mắt rơi xuống mặt đất rồi từ đó lại vút lên đến tận trời cao”. Song đó lại là “giọt nước mắt cuối cùng” của Raxtinhàc. Ngay sau đám tang, từ nghĩa trang, chàng nhìn về thành phố Pari lấp lánh ánh đèn. Đôi mắt chàng trai trước đó không lâu đã rơi lệ trước số phận bi thảm của lão Gôriô, giờ đây “gắn chặt gần như thèm thuồng” vào nơi sinh hoạt của cái xã hội thượng lưu, con mắt hình như “hút trước nước mắt của nó”, Raxtinhác thách thức với xã hội ấy: “Giờ đây còn mày với ta\n. Lời thách thức ở đây thực chất là dấu hiệu của sự đầu hàng vì ngay sau khi nói những “Lời to tát”, chàng quyết định đến nhà nam tước phu nhân Đơ Nuyxinghen, chàng chấp nhận lối sống của xã hội thượng lưu mà chàng “đã muốn thâm nhập”.
Nhà văn Banzắc thể hiện tài năng của mình trong việc tạo dựng tính cách điển hình Raxtmhăc. Đây là một trong những người trẻ tuổi điển hình đầy tham vọng cá nhân xuất hiện khá nhiều trong bộ Tấn trò đời (Comédie Humaine) của Banzắc. Với nhân vật Raxtinhăc, nhà văn phê phán xã hội tư sản Pháp thế kỉ XIX - xâ hội tôn thờ tiền tài và danh vọng - dã tha hoá con người.
“Đám tang lão Gôriô” thể hiện nghệ thuật độc đáo của Banzắc. Ở đây ngôn ngữ gián tiếp của người kể chuyện giữ vai trò chủ yếu. Banzắc rất sắc sảo khi đưa ra những chi tiết điển hình nhằm khắc họa tính cách nhân vật. Trong Đám tang lão Gỗriô, diễn biến sự kiện gắn với diễn biến tâm trạng của nhân vật Raxtinhăc.
Sự thành công trong việc khắc họa tính cách điển hình của Banzắc trong Lão Gôriô góp phần làm phong phú thêm “Những cảnh đời tư” và sự sinh động của “Tấn trò đời”.
Xem thêm >>> Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia 2018
Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã tổng hợp được về những đề bài tự luận , hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3