Đăng ký

Nắm trọn mẹo làm bài văn 2 ý kiến trái ngược nhau về tác phẩm văn học

A. ĐỀ BÀI

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Với mỗi người dân Việt Nam, Vua Hùng là vị Tổ đã có công dựng nên quốc gia Văn Lang - Nhà nước sơ khai của dân tộc Việt Nam. Vua Hùng chính là nguồn gốc tổ tiên chung của cả dân tộc Việt Nam. Chỉnh vì vây, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thể hệ người dân Việt Nam, vừa thiêng liêng, vừa cụ thể, vừa là điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau dựng nước và giữ nước mà Bác Hồ đã khái quát thành chân lí của dân tộc và của thời đại: “Các Vua Hùng đã cỏ công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
Chính vì vậy, đã thành truyền thống, vào những ngày đất trời đón tiết Xuân ấm áp, dù là hòa bình hay thời chiến, dù đất nước thịnh vượng hay khó khăn thì trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng — Vua Hùng vẫn giang rộng vòng tay đón hàng triệu cháu con từ khắp mọi miền đất nước và trên khắp năm châu bốn biển về đất Tổ thắp nén tâm nhang trì ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương. Trên núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng, trong sắc trời xanh cao lồng lộng của ngày GiổTổ hàng năm ta như thấy có ánh hào quang rực rỡ cuốn theo trên những sải cánh chim Lạc.
                                      (Hà Thanh, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, bản sắc văn hóa của người Việt, Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 39, tháng 3/2015)
Câu 1: Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?
Câu 2: Vai trò, ý nghĩa của hoạt động thờ cúng trong đoạn trích được thể hiện bằng một loạt từ và cụm từ. Hãy chỉ ra các từ ngữ đó.
Câu 3: Hai đoạn văn đều lặp lại một từ ngữ rất có giá trị trong nghệ thuật lập luận. Đó là từ ngữ nào? Tác dụng của từ ngữ đó là gì?
Câu 4: Hoạt động uống nước nhớ nguồn nói trên gợi nhớ cho anh (chị) đến trường ca nào được học trong chương trình phổ thông? (Nêu rõ tác giả).
Phần II:  Làm văn (7 điểm)


Câu 1 (2 điểm):
Trong bộ phim "You ’re the apple of my eye", nhân vật chính Kha Đằng sau khi đã đi qua tuổi thanh xuân sôi nổi, nhiều thăng trầm, đã nhận ra rằng: "Tuổi trẻ như một cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại để được ướt thêm một lần nữa."
Từ câu nói trên, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý nghĩa của những thăng trầm trong những năm tháng tuổi trẻ? Hãy trình bày suy nghĩ ấy bằng đoạn văn khoảng 200 từ.
Câu 2 (5 điểm): Cho đoạn thơ:
                                 “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
                                   Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
                                   Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi 
                                   Mường Lát hoa về trong đêm hơi 
                                   Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm 
                                   Heo hút cồn mây súng ngửi trời 
                                   Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống 
                                   Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi 
                                   Anh bạn dãi dầu không bước nữa 
                                   Gục lên súng mũ bỏ quên đời 
                                   Chiều chiều oai lĩnh thác gầm thét
                                    Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người 
                                    Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
                                    Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”
                                                                              (Tây Tiến - Quang Dũng)
Có ý kiến cho rằng đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt. Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến kiêu hùng, bi tráng song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa.
Từ cảm nhận của mình về đoạn thơ, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên?

B. GỢI Ý LÀM BÀI

Phần I. Đọc hiểu
Câu 1: Nội dung được đề cập đến trong đoạn trích là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một nét đẹp thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc ta hằng năm.
Câu 2: Các từ ngữ chỉ ra ý nghĩa của hoạt động thờ cúng Hùng Vương là: vị trí rất quan trọng, thiêng liêng, điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết.
Các từ và cụm từ trên thể hiện vai trò không thể phủ nhận của hoạt động thờ cúng tín ngưỡng Hùng Vương của nhân dân ta hằng năm. Hoạt động đó đem lại cho mỗi con người ý thức phát huy truyền thống dân tộc rất lớn, đặc biệt là tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Câu 3: Hai đoạn văn trên đều lặp lại từ “chính vì vậy”. Cụ thể như sau:
Chính vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cổ một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam và chính vì vậy, đã thành truyền thống, vào những ngày đất trời đón tiết Xuân ấm áp, dù là hòa bình hay thời chiến, dù đất nước thịnh vượng hay khó khăn thì trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng
Tác dụng: Đây là cụm từ nối trong văn nghị luận, tác dụng của cụm từ này đối với việc lập luận là dùng để đưa ra kết luận, tổng kết. Việc lặp lại hai lần cụm từ khiến cho lập luận của đoạn văn trở nên chặt chẽ hơn, cấp độ khẳng định được tăng lên.
Câu 4: Trường ca "Mặt đường khát vọng" (Nguyễn Khoa Điềm)
Giải thích: Có nhắc đến những câu thơ như "Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ..."
Lưu ý: Ý giải thích chi để học sinh hiểu thêm câu hỏi, không yêu cầu phải có trong bài làm.
Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
-    Viết đúng 01 đoạn vãn, khoảng 200 từ.
-    Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả
Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích: Ý. kiến khẳng định vẻ đẹp của tuổi trẻ, lứa tuổi tuy ngắn ngủi, con người nhiều bồng bột, nhiều vấp ngã, nhiều khó khăn cần phải trải qua nhưng là lứa tuổi đáng nhớ nhất, đáng để kể lại nhất trong cuộc đời mỗi con người. Thông qua khao khát được trở về tuổi trẻ của nhân vật Kha Đằng sau khi đã trải qua những năm tháng thăng trầm ấy, mỗi người trong chúng ta càng hiểu thêm lời nói đó không chỉ có ý nghĩa là mong muốn mà dường như còn là sự tiếc nuối vì một thời đã qua.
- Phân tích, bình luận ý kiến
+ Tuổi trẻ trải qua vô cùng nhanh chóng, nếu không sống một cách có ý nghĩa thì con người sẽ cảm thấy hối tiếc vì lứa tuổi tươi đẹp đó: Tuổi trẻ vô cùng ngắn ngủi trong cuộc đời mỗi con người. Nếu không ý thức được điều đó, chúng ta sẽ sống phí hoài khoảng thời gian đẹp đẽ này. Cuộc sống có ý nghĩa là khi con người sống nhiệt huyết, sống hết mình trong mọi thời điểm, thể hiện hết những điều mà con người có thể làm được để không cảm thấy hối tiếc vì những gì mình đã làm trong cuộc đời, mà cụ thể là tuổi trẻ của mình.
+ Tuổi trẻ là lứa tuổi gặp nhiều thất bại, nhưng sau những thất bại đó, con người được trưởng thành hơn rất nhiều: Những thăng trầm trong cuộc sống là điều không thể thiếu được đối với tuổi trẻ bởi tuổi trẻ là lứa tuổi vẫn chưa có những suy nghĩ chín chắn. Cuộc sống luôn đặt ra những thử thách cho con người, đặc biệt là những khó khăn trong con đường đi đến thành công của tuổi trẻ nhưng đó không phải càn trở đối với lứa tuổi này, trái lại, nó là những điều đáng nhớ nhất trong cuộc sống.
+ Làm thế nào để không phải hối tiếc về tuổi trẻ của mình? Tuổi trẻ là lứa tuổi đẹp nhất của mỗi con người, do đó cần phải sống hết mình với tuổi trẻ, không ngại vấp phải những khó khăn trước mắt mà ngại xông pha, ngại vượt qua chính mình để vươn lên, không bỏ lỡ những cơ hội quý báu mà chính tuổi trẻ mang lại. Dám vượt qua bản thân để mạnh mẽ sống hết mình là cách để giới trẻ không hối tiếc về tuổi thanh xuân của mình. Cần phải nâng niu, trân trọng những gì đã trải qua, không coi đó là rào cản mà trái lại coi đó là cơ hội cho bản thân mình.
-    Bài học nhận thức và hành động: Tuổi trẻ nhiều vụng dại là những điều đáng nhớ nhất đối với mỗi con người nhưng mỗi lần thất bại là một lần con người lớn lên. Quan trọng hơn những mất mát mà con người phải chịu là cách mà tuổi trẻ dũng cảm trải qua khó khăn của mình, thể hiện niềm tin và sự quyết đoán trong việc thực hiện công việc.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài
-Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài. Ông làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Ở bất cứ lĩnh vực nghệ thuật nào ngòi bút của Quang Dũng cũng thể hiện được sự tài hoa và lãng mạn. Với không gian của thơ ca, mỗi sáng tạo của ông đều làm cho người đọc sây mê. Trong đố nổi bật lên là bài thơ "Tây Tiến". Và cho đến nay khi nhắc đến bài thơ tiêu biểu nhất cưa thơ ca Việt Nam thời chống Pháp thì chúng ta không thể bỏ qua được "Tây Tiến".
- Đoạn thơ “Sông Mã... thơm nếp xôi” là một trong những đoạn thơ đặc sắc, kết tinh những giá trị nổi bật của tác phẩm "Tây Tiến". Chính vì thế mà có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt. Nhưng ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến kiêu hùng, bi tráng song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa. Mỗi ý kiến lại thể hiện những thành công trên phương diện khác nhau của đoạn thơ. Tổng hòa các ý kiến làm nên sự trọn vẹn cho đoạn thơ.
2.    Thân bài
a)  Giới thiệu chung
- "Tây Tiến" là một bài thơ gắn liền với tên tuổi của Quang Dũng. Bài thơ được gợi cảm hứng từ nỗi nhớ về thiên nhiên, con đường hành quân và những người chiến binh Tây Tiến. Trong thi phẩm này, thiên nhiên Tây Bắc hiện lên đẹp diệu kì, vừa có nét hoang vu dữ dội của cảnh trùng điệp những núi cao, vực thẳm; lại vừa đẹp mê hồn bởi những nét thơ mộng và trữ tình của cảnh sắc. Hiện lên trên phông nền ấy là dáng hình những người chiến binh vừa kiêu hùng, bi tráng vừa lãng mạn, hào hoa. Gợi tả về những hoài niệm ấy, ngòi bút của Quang Dũng chứa chan cảm xúc. Và cảm xúc đó được định hình và lan tỏa ngay từ khúc dạo đầu của thi phẩm.
- "Tây Tiến" của Quang Dũng không đơn thuần chỉ là một bài thơ mà còn là nhạc, là họa và đoạn thơ được trích là những câu thơ thể hiện những cung bậc cảm xúc đầu tiên của nhà thơ khi nhắc về một kỉ niệm đã xa. Đó là những dòng kí ức rất trong trẻo, đằm thắm về thiên nhiên Tây Bắc và về những con người đã ra đi làm nên lịch sử. Cho dù trên bàn đồ Lai Châu không có một địa danh nào được gọi bằng cái tên như thế nhưng nơi tâm hồn bạn đọc Tây Tiến là một địa chi rất thân quen. Nhắc đến địa danh này chúng ta nhớ về một Quang Dũng rất tài hoa, lãng mạn, nhớ về những chàng trai Hà Nội ra đi năm 1947 và nhớ về một miền đất thiêng - nơi có biết bao con người thân yêu đã hóa thân cho đất mẹ. Những dòng kỉ niệm về họ sẽ mãi trường tồn trong cảm xúc của con người Việt Nam hôm nay và mãi về sau.
b) Nhận định thứ nhất: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt:
- Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng:
+ Các hình ảnh sương mờ bao phủ cả vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa về trong đêm hơi, những ngôi nhà bồng bềnh trong biển sương mờ...
+ Không gian núi rừng bao la cứ hài ra mênh mông, vô tận trước mắt người lính.
=> Những câu thơ nhiều thanh bằng gợi nên những gam màu êm dịu, huyền ảo, thoáng nhẹ, thơ mộng: Mường Lát hoa về trong đêm hơi/ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Một loạt các thanh bằng kết hợp với vần “ơi” khiến nét vẽ mềm mại, tạo cảm giác lâng lâng, chơi vơi trước cảnh bao la hùng vĩ của đất trời, non nước.
+ Thiên nhiên miền Tây có những khung cảnh rất đầm ấm, đó là khi đoàn binh Tây Tiến dừng chân ờ một bản làng nào đó. Họ được hòa mình vào cuộc sống gia đình, quây quần bên bếp lửa, bên nồi xôi nếp đầu mùa thơm nồng nghi ngút khói. Hai câu cuối của đoạn thơ tạo nên một cảm giác êm dịu, ấm áp tình quân dân.
- Thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt:
+ Gợi lẽn qua các địa danh xa xôi, hẻo lánh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu...
+ Vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí ẩn của núi rừng miền Tây được nhà thơ khai thác không chi theo chiều không gian mà còn được mở ra cả ở chiều thời gian. Núi rừng hoang vu ấy luôn là mối đe dọa khủng khiếp đối với con người: Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
+ Song hành cùng với những nét vẽ mềm mại là những nét vè gân guốc, chắc khỏe mở ra bức tranh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hiểm trở với những núi cao, vực thẳm: từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút và cụm từ súng ngút trời; kết hợp với hai động từ ngược hướng: lên - xuống, với các từ chỉ số nhiều: ngàn thước - ngàn thước gợi ra hình khe thế núi cao vút, đổ gập, khúc khuỷu quang co, trùng điệp, hiểm trở, chọc trời. Cùng với đó là âm thanh rùng rợn: “thác gầm thét”, “cọp trêu người” khiến cho sự dữ dội của thiên nhiên được đẩy lên cao đến cực độ.
=> Những câu thơ nhiều thanh trắc, nghệ thuật đối, lặp từ, lặp cấu trúc, cách ngắt nhịp câu thơ...
Tiểu kết: Với con mắt thi, nhạc, họa kết hợp với cảm hứng bi tráng, lãng mạn, Quang Dũng đã tái hiện sinh động một bức tranh nghệ thuật ngôn từ về thiên nhiên Tây Bắc với sự kết hợp của nhiều nét vẽ: vừa thơ mộng, trữ tình; vừa hùng vĩ, dữ dội.
c) Nhận định thứ 2: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến kiêu hùng, bi tráng song cũng rất đỗi lãng mạn, tài hoa
- Họ phải đối mặt với bao khó khăn, thử thách, mất mát, hi sinh:
+ Ẩn tượng đầu tiên của Quang Dũng về người lính Tây Tiến trên con đường hành quân là những bước đi mệt mỏi lần khuất như chìm đi trong màn sương dày đặc (sương lấp đoàn quân mỏi).
+ Người lính Tây Tiến phải đối mặt, vượt qua những dốc núi vô cùng hiểm trở với bao gian nan, vất vả: những dốc núi cao như “ngửi” trời xanh, những vực sâu thẳm, những sườn đèo dốc. Khi tái hiện lại những gian khổ đó, nỗi lòng của Quang Dũng đã có điểm gặp gỡ với Lí Bạch trong Thục đạo nan: “Thục đạo chi nan, nan vu thượng thanh thiên ” ("Đường Thục khó khổ hơn lên trời xanh ”).
+ Cái hoang vu, dữ dội của núi rừng thường trực, đeo bám người lính Tây Tiến như một định mệnh, luôn hiện hình và đeo bám, hành hạ họ.
+ Dù can trưởng trong khó khăn nhưng trên con đường hành quân gian khổ đó, đã có những người phải hi sinh bời những núi cao, vực thẳm. Họ hi sinh trong tư thế vẫn như đang hành quân, vẫn vác tay súng, vẫn ôm lấy và gục lên quân trang: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời.
- Tâm hồn lãng mạn, hào hoa:
+)Vẻ tinh nghịch, tếu táo, chất lính ngang tàng như thách thức cùng với hiểm nguy, gian khô của người lính Tây Tiến.        
+)Trên đường hành quân vất vả, họ thả hồn mình vào thiên nhiên, để trút bỏ mọi nhọc nhàn thể xác, đắm mình vào thiên nhiên, cảnh vật.
+) Có những phút giây, đoàn quân dừng chân ờ một bản làng, quây quần bên những bữa cơm thắm tình quân dân cả nước. Chính khung cảnh đầm ấm đó đã giúp họ xua đi những mệt mỏi, dãi dầu, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh để tin vào ngày mai toàn thắng.
+) Cái nhìn lãng mạn đã nâng đỡ cho ngòi bút Quang Dũng tạo nên màu sắc bi tráng khi nói tới sự hi sinh của người lính Tây Tiến,
+) Nét đẹp trong tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những chàng trai thủ đô giúp họ có cái nhìn tươi sáng ngay trong gian khổ, hi sinh và có thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ.
Tiểu kết: Người chiến binh hiện lên vừa kiêu hùng, bi tráng vừa lãng mạn, hào hoa (lí giải từ xuất thân của họ).

Có thể bạn quan tâm: Nét đắc sắc nghệ thuật trong bài thơ Tây Tiến
d) Đánh giá chung
+ Hai nhận định đều khái quát được nội dung cơ bản của đoạn thơ.
+ Cả hai nhận đỉnh đều cho thấy cái nhìn đầy đủ, rồ nét về thiên nhiên Tây Bắc và người lính Tây Tiến dội về trong nỗi “nhớ chơi vơi” của nhà thơ khi ông đã rời xa Tây Tiến, rời xa sông Mã.
+ Đoạn thơ không chỉ đơn thuần gợi nhớ về thiên nhiên và người chiến sĩ mà quan họng hơn thế còn là tình yêu và sự gắn bó máu thịt của nhà thơ với Tây Bắc, với Tây Tiến.
+ Đoạn thơ là sự phối hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và bứt pháp lãng mạn. Chính sự hòa quyện đỏ khiển cho bức tranh về thiến nhiên và con người hiện lên đa chiều, trọn vẹn.
3.    Kết bài
Khái quát lại vấn đề và đánh giá về thành công của tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1945 -1954. 
Xem thêm >>> Hình tượng người lính Tây Tiến

Trên đây là đề thi và gợi ý phân tích 2 ý kiến trái ngược nhau về bài thơ "Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng mà Cunghocvui gửi đến cho bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và luyện đề thi THPT Quốc gia. Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe