Cảm nhận phẩm chất và tấm lòng nhân vật quản ngục
A. ĐỀ BÀI
I. ĐỌC - HIỂU(3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(1) ... Với lợi thế của người đi sau, chúng ta đã nhìn rõ những cơ hội và thách thức trong các tổ chức hợp tác với các nước láng giềng, khu vực và tổ chức toàn cầu như APEC, đặc biệt là IVTO. Với vị thế và thương hiệu mới, lập tức nền kinh tế đất nước đã có những tín hiệu chuyển động mạnh mẽ,..Nhịp điệu mới, tốc độ mới có thể sẽ đạt được cao hơn mục tiêu đề ra, thậm chỉ ở một số khu vực, bộ phận có thể trở thành nóng.
(2) Với "lợi thế người đi sau ", chúng ta ứng phó, giải quyết thế nào với tốc độ nóng của phát triển để thực hiện đúng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững? Thực tế cho thấy, trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng chỉ trên 7% hàng năm nhưng quá nhiều vấn đề tiêu cực của kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường xảy ra. Sự nóng lên khá đột ngột của thị trường chứng khoán cho đến thời điểm này nói chung vẫn là tín hiệu tích cực về kinh tế nhưng về xã hội, những biểu hiện không thuận đã nhìn thấy được trong hiệu ứng nới rộng khoảng cách giàu-nghèo. Cùng với biểu hiện không thuận này, những tệ nạn đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại, quan liêu, tham nhũng đang hoành hành đã làm cho một bộ phận xã hội giàu nhanh hẳn lên, cả chính đáng và không chính đáng, về hình thức dân giàu thì nước mạnh nhưng dân giàu mà không minh bạch, không kiểm soát được, không huy động được sự giàu có trong dân vào mục đích chung phát triển kinh tế-xã hội thì lại có tác động ngược lại (...)
(3) Thực tế đất nước hiện nay cũng đã nóng lên với rất nhiều bảo động về sự trì trệ, lạc hậu của lẻ loi hành chính, về sự yếu kém đầy rủi ro trong giao thông, sự lạc hậu gắn với nhiều căn bệnh trong giáo dục, y tế, những báo động của ô nhiễm môi trường từ thành thị đến nông thôn, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên rừng, sông suối và biển...
(4) Từ "lợi thế người đi sau", chúng ta không chỉ học người ở cách làm giàu mà luôn phải tỉnh táo lường định trước, phải đầu tư nghiên cứu học hỏi để đề ra những biện pháp hữu hiệu phồng và chổng, ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những tiêu cực, rủi ro, đổ vỡ trong cả kinh tế, xã hội và văn hóa.
(Nguyễn Mạnh - báo Quân đội nhân dân 03/03/2007)
Câu 1: Đặt một nhan đề phù hợp với nội dung đoạn văn bản.
Câu 2: Căn cứ vào nội dung đoạn văn và hiểu biết thực tế, anh/ chị hãy giải thích thế nào là “lợi thế người đi sau”?
Câu 3: Đọc kĩ đoạn văn (2) và cho biết đoạn văn được viết theo phương thức nào?
Câu 4: Bài học mà anh/chị rút ra được khi nhìn nhận những thuận lợi và thách thức trong “Lợi thế người đi sau”?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tinh thần học hỏi trong bối cảnh của sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế - xã hội hiện nay.
Câu 2 (5,0 điểm): Viết về phẩm chất và tấm lòng của nhân vật viên quản ngục trong “hoàn cảnh đề lao” tăm tối, Nguyễn Tuân đã khẳng định đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ ”
(Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân - SGK Ngữ văn 11 tập Một).
Qua cảm nhận về nhân vật này trong tác phẩm “Chữ người tử tù”, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
B. HƯỚNG DẪN
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1 (0,5 điểm):
Học sinh đặt được nhan đề phù hợp, căn cứ theo nội dung đoạn văn.
Một số nhan đề gợi ý: Lợi thế người đi sau ở nước ta; Lợi thế người đi sau: cơ hội và thách thức; Những vấn đề đặt ra từ lợi thế người đi sau...
Câu 2 (1,0 điểm):
Học sinh cần đọc kĩ văn bản kết hợp cùng hiểu biết thực tế về đời sống kinh tế - xã hội hiện nay để trả lời.
Lợi thế người đi sau: chỉ những thuận lợi, những bài học bổ ích có được dựa trên sự học hỏi kinh nghiệm thành công và thất bại của những người làm trước hoặc những công ty, những quốc gia phát triển trước.
Câu 3 (0,5 điểm):
Đoạn văn được viết theo phương thức diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu của đoạn văn)
Câu 4 (1,0 điểm):
Học sinh có thể đưa ra quan điểm riêng của bản thân, cần đảm bảo tính lo-gic và hợp lí. Gợi ý:
- Cần nỗ lực cố gắng phát triển để tận dụng những kinh nghiệm của lợi thế người đi sau.
- Cần cân đối giữa việc phát triển kinh tế -xã hội với sự ổn định của an ninh, trật tự xã hội.
- Mỗi người dân cần có ý thức đóng góp vào mục đích chung là phát triển kinh tế xã hội.
II.LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm)
1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...
2. Xác định đúng vẩn đề cần nghị luận (0,25 điểm):
Vai trò, giá trị của tinh thần học hỏi đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội đang có sự phát triển mạnh mẽ.
5. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):
Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được vai trò quan trọng của tinh thần đọc hỏi trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội. Có thể theo hướng sau:
- Giải thích: Học hỏi là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, từ cuộc sống, từ các mối quan hệ, từ những người xung quanh. Quá trình học hỏi diễn ra lâu dài, bền bỉ.
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Ket bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
Cảm nhận về nhân vật quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” để làm sáng tỏ cho một quan niệm của chính nhà văn về nhân vật.
3. Triển khai vấn đề nghị luận:
Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ.
a. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm):
Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình Nhà nho khi Hán học đã suy tàn. Ông là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, đặc biệt gắn bó với các giá trị văn hóa cổ truyền, là một nhà văn có phong cách tài hoa và độc đáo. “Chữ người tử tù” là tác phẩm tiêu biểu cho đời vãn của Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã thông qua bộ đôi nhân vật Huấn Cao - quản ngục để thể hiện quan niệm riêng biệt của Nguyễn Tuân về cái Đẹp.
b. Giải thích ý kiến (0,5 điểm):
- Giải thích: “Thanh âm trong trẻo”: hình ảnh ẩn dụ chỉ một tâm hồn trong sáng, phẩm chất cao đẹp, sự hướng thiện. “Bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”: hình ảnh ẩn dụ chỉ chốn nhà lao tăm tối, rộng hơn đó là môi trường xã hội xấu xa, tàn ác.
- Ý kiến đã khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của quản ngục trong hoàn cảnh nhà ngục đầy rẫy tội ác, trong hoàn cảnh xã hội suy đồi, bất lương.
c. Cảm nhận về nhân vật để chứng minh cho ý kiến trên (2,0 điểm).
- Khái quát về nhân vật quản ngục: Nhân vật quản ngục nằm trong bộ đôi nhân vật đặc tuyển của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Neu Huấn Cao là nhân vật sáng tạo ra cái Đẹp, lả hiện thân của nghệ sĩ thi quản ngục là người thưởng thức cái Đẹp - con người đốn ngộ. Với nhân vật quản ngục, người đọc hiểu thêm về kiểu nhân vật không trùng khít, kiểu nhân vật đã tư cách và mỗi tư cách gắn với một tính cách khác nhau. Thế nến không thể không nhắc đến quản ngục khi nhắc đến Huấn Cao và ngược lại.
- Cảnh ngộ và địa vị xã hội của nhân vật: là một mắt xích trong bộ máy thống trị
+ Hình ảnh của ông ngay từ đầu câu chuyện đã mang dáng vẻ của sự lẻ loi: mái tóc hoa râm, râu ngả màu, bộ mặt tư lự, dáng vẻ trầm tư bên ánh đèn leo lét. Rất nhiều lúc, ngục quan thấm thía thân phận lạc loài, cô đơn giữa chốn tù ngục của chính mình, ông đã phải than thở một mình: “Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi”.
+ Ông là người yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp:
-H- Ngay từ hồi trẻ, ông đã có thú chơi thanh cao tao nhã: chơi chữ nghệ thuật. Sở thích cao quý này đối lập một cách dữ dội với công việc và hoàn cảnh sống của ông, cho thấy ông là người biết trân trọng những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
-H- Ngưỡng mộ, trân trọng Huấn Cao - người nổi tiếng viết chữ đẹp: Khi tiếp nhận công văn giải tử tù vào kinh chịu án chém, viên quản ngục đã đau đớn đến tái nhợt người đi. “Một buổi chiều lạnh, viên quản ngục tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc công văn. Quan hình bộ thượng thư trong kình bắt giải ông Huấn Cao và những người bạn đồng chí của ông vào kinh. Pháp trường lập ở trong ấy kia. Ngày mai, tinh mơ, sẽ có người đến giải tù đi”. Viên quản ngục thực sự đã rơi vào một tình huống bế tắc và tuyệt vọng. Một tài năng hiếm có, một nhân cách cao quý được ông trân trọng, kính yêu và nâng niu từng giờ khắc đã sắp phải từ giã cõi đời, sắp phải chấm dứt cuộc đời đầy hoài bão tung hoành và khí phách hiên ngang bất khuất.
++ Ông khao khát có được chữ Huấn Cao. Tâm hồn trong sáng và sở nguyện cao quý của ông (một ngày nào đó được treo chữ của Huấn Cao trong nhà riêng) đã làm dịu thái độ ngông ngạo, kiêu bạc của Huấn Cao đối với ông và đã khiến Huấn Cao xúc động mà cho chữ, coi ông như một tri kỉ tri âm không hẹn mà gặp trong cuộc nhân sinh rộng lớn này.
- Nhân vật quản ngục đã góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của truyện, gợi mở suy nghĩ cho người đọc về lối sống, cách sống đẹp.
Có thể bạn quan tâm :Hình tượng nhân vật Huấn Cao
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5. Sáng tạo (0,5 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Xem thêm >>> Cảnh cho chữ
Chúc các bạn học tập tốt <3