Đăng ký

Kháng chiến chống Mĩ: vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần cách mạng người con gái

A. ĐỀ BÀI

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh.

Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh..
                                              (Mùa xuân xanh, Nguyễn Bính, Theo Thơ Nguyễn Bỉnh, NXB Giáo dục, 2002 )
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ..
Câu 2. Bài thơ đã gợi tả những sắc xanh gỉ? Qua đó, tác giả đã thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân như thế nào?.
Câu 3. Anh/chị có nhận xét gì về nghệ thuật của hai câu thơ Lúa ở đồng tôi và lúa ở/Đồng nàng và lúa ở đồng anh? .
Câu 4. Có ý kiến cho rằng, hai câu thơ cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh/ Tôi đợi người yêu đến tự tình có màu sắc triết lí. Anh/ chị có đồng ý với nhận xét trên không? Vì sao?.

Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1(2 điểm):
         Thời gian ngồi trên ghế nhà trường là một trong những quãng đời đẹp nhất của mỗi người. Tuy nhiên, quãng thời gian đẹp đẽ ấy đang dần bị phá hoại bởi sự xuống cấp của văn hóa ứng xử trong trong học đường.
         Là một học sinh, anh chị có suy nghĩ gì về sự xuống cấp trên? Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày những suy nghĩ đó.
Câu 2 (5 điểm):
Phân tích nhân vật Mai (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành) và chị Chiến (Những đứa con trong gia đình -Nguyễn Thi) để thấy vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần cách mạng của người con gái Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

B. GỢI Ý LÀM BÀI 

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: biểu cảm .
Câu 2. Bài thơ đã gợi tả sắc xanh từ mọi tầng khổng gian, từ cao xuống thấp, từ gần ra xa: màu xanh của bầu trời, của lá cây, xanh của đồng lúa, của lũy tre,... Các màu xanh này giao hòa, lan tỏa và nổi bật nhất là màu xanh từ thắt lưng của cô gái. Qua đó tác giả đã thể hiện vẻ đẹp tươi mới, căng tràn sức sống của mùa xuân và mối giao hòa giữa thiên nhiên và con người..
Câu 3. Hai câu thơ “Lúa ở đồng tôi và lúa ở/ Đồng nàng và lúa ở đồng anh” được viết theo lối vắt dòng, tạo nên được sự tiếp nối, lan tỏa, giao hòa của những sắc xanh. Từ “và” được nhắc lại hai lần như nhấn mạnh cảm xúc của nhà thơ..
Câu 4. Câu hỏi mở, thí sinh có thể đồng ý/ không đồng ý với ý kiến trên. Nếu đồng ý, thí sinh có thể trình bày ý nghĩa có hai câu thơ: Trên nấm mộ gợi về cõi chết, sự sống (thể hiện qua hình ảnh cỏ) đang được hồi sinh và tình yêu, sự sinh sôi cũng được bắt đầu.

Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):
a) Yêu cầu về hình thức:
-     Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
-    Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
b) Yêu cầu về nội dung:
-     Giải thích:
+ Văn hóa học đường được hiểu là cách ứng xử giữa học sinh và học sinh, học sinh và thầy cô trong môi hường học đường. Biểu hiện của văn hóa học đường rất phong phú: đó là cách đi đứng, xưng hô, cách trò chuyện, là hành vi cư xử giữa bạn bè đồng trang lứa cũng như giữa thầy và trò.
+ Tình trạng xuống cấp của văn hóa học đường được hiểu là tình trạng xuống cấp trong lối giao tiếp, ứng xử giữa học sinh và học sinh, học sinh và thầy cô. Đây là tình trạng diễn ra ở nhiều nơi và đang dóng lên một hồi chuông cảnh bảo.
- Chứng minh, phân tích ý kiến:
+ Thực trạng:
Sự xuống cấp trong văn hóa học đường thể hiện rõ nét trong cách trò chuyện giữa học trò với học trò. Nạn bạo lực học đường diễn ra ngày càng nhiều.
Việc học sinh chấp hành các nội quy của nhà trường cũng dần trở nên lỏng lẻo.
Mối quan hệ giữa thầy và trò cũng đang dần xuống cấp. Việc học sinh vô lễ với thầy cô không còn trở nên xa lạ.
+ Nguyên nhân:
++ Thanh thiếu niên là một trong những giai đoạn đặc biệt của tâm lý. Đây là độ tuổi nhạy cảm trước những biến động của cuộc sống, nhanh tiếp thu những cái mới, bị ánh hường bởi nhiều yếu tố tác động bên ngoài. Thanh thiếu niên cũng là những người dễ bị kích động và khó kiểm soát được hành vi của bản thân.
++ Một bộ phận giới trẻ chưa nhận thức đầy đủ về tiếp thu văn hóa ngoại lai trong quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa quốc tế của đất nước, chưa có ý thức rõ ràng về cần phải tiếp thu cái gì và nên lưu giữ những cái gì để phát huy những giá trị văn hóa của cha ông để lại.
++ Văn hóa học đường trong nhà trường đang bị các trò chơi trực tuyến online gây ảnh hưởng bằng những ngôn ngữ nói chuyện bạo lực và thiếu văn hóa, tác động trực tiếp đến cách ứng xử, giao tiếp không chuẩn mực của lứa tuổi học trò và gây ra những vụ bạo lực học đường.
++ Nhiều phụ huynh chi mải mê làm kinh tế mà chưa thực sự quan tâm đến con cái. Bản thân nhiều bậc cha mẹ cũng chưa thực sự trở thành một tấm gương tốt cho các con noi theo.
++ Nhiều nhà trường còn chỉ chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức, giúp các em vượt qua các kì thi của Bộ mà chưa thực sự quan tâm đến việc rèn dũa, bồi đắp đạo đức, giúp các em vượt qua các kì thi của chính cuộc đời. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng chưa có kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm, chưa thực sự chuẩn mực trong hành vi, lời nổi.
++ Bên ngoài xã hội, việc những người lớn cư xử thiếu văn hóa cũng là một trong những nguyên nhân khiến vãn hóa học đường đi xuống. Toàn xã hội cũng chưa có những chương trình, biện pháp cụ thể nhằm hóa học đường cũng không phải là việc ngày một, ngày hai mà cần phải được thực hiện kiên trì liên tục, trong một thời gian dài.
-     Bình luận:
+ Mọi hành xử về văn hóa đều bắt nguồn từ ý thức kỷ luật và lòng tự họng. Bởi vậy. việc trang bị cho mình ý thức kỷ luật và lòng tự tượng là điều hết sức quan trọng.
+ Không chỉ ở môi trường học đường mà cả khi ra ngoài xã hội, học sinh cũng cần phải thể hiện tầm văn hóa của mình thông qua những hành động lễ phép, tôn trọng luật pháp và những người xung quanh.

Câu 2 (5 điếm):

1. Mở bài:
-   Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thỉ là hai nhà văn của người nông dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ. “Rừng xà nu” và “Những đứa con trong gia đình” là những truyện ngắn tiêu biểu của văn học cách mạng Việt Nam 1945- 1975, mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn.
-   Qua hai thiên truyện, tác giả đã giúp người đọc khám phá, khâm phục, tự hào trước vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của những cô gái bình thường, giản dị mà anh dũng, kiên cường và rất mực trung thành thuỷ chung với cách mạng, vẻ đẹp anh hùng ấy được thể hiện độc đáo qua hai hình tượng nhân vật là Mai và Chiến.
2. Thân bài:
a)  Giới thiệu chung về hai tác phẩm.
+ Truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành lần đầu tiên được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền Trung Trung Bộ, số 2 năm 1965. Truyện mang đậm tính sử thi, gợi lên một không khỉ núi rừng thiêng liêng huyền thoại. Cuộc đấu tranh vũ trang của dân làng Xô Man chống Mĩ - Diệm diễn ra vô cùng ác liệt. Nhân vật Mai trong tác phẩm không được khắc họa nhiều nhưng đã hiện lên vẻ đẹp của một người con gái Tây Nguyên trong kháng chiến: tình yêu Cách mạng, tình yêu gia đình và một bản lĩnh kiên cường, bất khuất.
+ Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Thi. Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà vãn - chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng năm 1966. Có thể nói Nguyên Thi là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng người phụ nữ Nam Bộ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Trong chiến đấu hộ anh dũng, kiên cường, trong gia đình họ đảm đang, nhân hậu. Nhân vật Chiến đã thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em... rồi lại tòng quân đánh giặc. Ở chị là kết tinh những phẩm chất đẹp đẽ nhất của người con gái Việt Nam.
b) Phân tích hai nhân vật.
+ Nhân vật Mai:
++ Sớm giác ngộ cách mạng, từ nhỏ đã cùng Tnú nuôi giấu cán bộ.
++ Thuở bé, Mai đã và rừng tiếp tế và bảo vệ cán bộ. Mai học chữ rất giỏi, ba tháng đọc được chữ, sáu tháng làm được toán hai con số...
++ Khi đã trở thành người vợ, người mẹ, Mai đã dũng cảm lấy thân mình để bảo vệ đứa con thơ, và chị đã bất khuất hi sinh trước trận mưa cây sắt của thằng giặc khát máu...

Có thể bạn quan tâm: Phẩm chất anh hùng các nhân vật trong "Rừng xà nu"
+ Nhân vật Chiến:
++  Hoàn cảnh xuất thân: Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đều bị giặc giết. Do vậy, dù còn ít tuổi nhưng Chiến đã thay cha mẹ quán xuyến công việc trong nhà và hun đúc quyết tâm giết giặc báo thù.
++ Những nét miêu tả về ngoại hình: Chiến mang vóc dáng của má: "hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng... thân người to và chắc nịch", vẫn cái vẻ đẹp phụ nữ mà Nguyễn Thi ưa thích tồn tại trong đứa con mà người mẹ ấy sinh thành. Đó là vẻ đẹp của những con người sinh ra để gánh vác, để chống chọi, để chịu đựng và đề chiến thắng.
++Tính cách: vừa trẻ con vừa người lớn.
+++Trẻ con: Tranh đi bộ đội với em.
Rồi đến cái ngày hai chị em đăng kí đi bộ đội, Chiến đã tranh đi với em - một lẽ vì thương em còn nhỏ nhưng một lẽ Chiến vẫn còn trẻ con: Tao lớn tao mới đi, mày còn nhỏ, ở nhà phụ làm với chú Năm, qua năm hãy để. Đề nghị mấy anh xét lại cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành.
+++ Người lớn: biết thu vén chuyện nhà, lo toan chu đáo “giống y như má vậy”.
Chị tính toán từ những việc “thôn môn” nhỏ nhặt, cho đến những công việc lớn của gia đình như chuyện làm giỗ cho ba má, chuyện chuyển bàn thờ má đi đâu để có người khói hương chăm sóc. Hoàn cảnh ấy khiến cho Chiến có cách tính toán, sắp xếp của người mẹ. Đến nỗi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngùi trong đêm,
Việt đẵ không dưới ba lần thấy chị giống ỉn má, có chi là ở chỗ chị “không bè tay rồi đập vào bắp về mở mà thôi.
++Tinh thần quả cảm, ý chí chiến đấu quật cường của một cô gái gan góc: Chiến mượn lời chú Năm để nhắc nhở em trước khi lên đường: Chú Năm nói mày với tao đi kì này là chân trời một biển, xa nhà thì ráng học chúng học bộn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu. Đồng thời trong giây phút thiêng liêng ấy Chiến cũng muốn thể hiện quyết tâm để thực hiện lời thề như dao chém đá của mình: Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất

Có thể bạn quan tâm: Nhân vật Việt trong "Những đứa con trong gia đình"
c)  Nhận xét, đánh giá về hai nhân vật

+ Giống nhau: Cả hai đều là những người con gái trẻ tuổi nhưng sớm đã giác ngộ cách mạng, mang một tình yêu lớn đối với cách mạng, có ý chí quyết tâm mãnh liệt đấu tranh chống lại kẻ thù. Họ không chỉ là một người chiến sĩ dũng cảm, gan góc ngoài mặt trận mà hơn hết họ còn là những người con gái của gia đình: giàu tình yêu thương, lòng trắc ẩn...
+ Khác nhau:
++Mai là người con gái của núi rừng Tây Nguyên, bản lĩnh rắn rỏi nhưng Mai chưa nhận thức được chân lí cách mạng mà sau này cụ Mết đã nói (Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo) nên Mai bất lực ôm con thơ chết dưới đòn roi của kẻ thù.
++ Chiến là người con gái của Nam Bộ, bộc trực, thẳng thắn, gánh tên vai món nợ nước thù nhà nên sớm đã nhận thức rõ mình cần làm gì để bảo vệ gia đình... Do vậy Chiến quyết tâm đi bộ đội với một nhận thức tất yếu 4<Nếu giặc còn thì tao mất”...
d)  Đánh giá chung:
Mai trong “Rừng xà nu” và Chiến trong “Những đứa con trong gia đình”, họ đều là những con người yêu quê hương đất nước, gắn bó với buôn làng, với gia đình, với người thân yêu. Tình yêu Tổ quốc của họ bắt đầu từ những tình cảm bình dị đỏ, cho nên nó càng bền bi, càng có sức mạnh lớn lao khiến kẻ thù phải run sợ. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
3. Kết bài:
+ Nhân vật Mai và Chiến đã trở thành hình mẫu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người con gái Việt Nam trong kháng chiến kiến quốc: Bình thường giản dị nhưng lại có tầm vóc phi thường của con người thời đại chống Mỹ cứu nước.
+ Hai truyện ngắn với giọng kể chuyện giản dị, xây dựng đối thoại tự nhiên và nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc đã để lại ấn tượng khó quên về cách nhân vật này. Đồng thời qua hai nhân vật Mai và Chiến, ta còn phát hiện sâu sắc về Sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến đấu, điều đó góp phần khẳng định niềm tin vào một ngày mai tất thắng.

Xem thêm >>> Chủ nghĩa anh hùng cách mạng "Rừng xà nu" và "Những đứa con trong gia đình"

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui gửi đến bạn cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần cách mạng của người con gái Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ, hy vọng qua hai nhân vật Mai (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành) và chị Chiến (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi) bạn có thể thấy được rõ nét nhất. Chúc các bạn học tập tốt <3