Đăng ký

Bình luận hai ý kiến trái ngược nhau về tác phẩm "Chí phèo"

A. ĐỀ BÀI

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chỉnh những con người dũng cảm đã chiến đấu tại đây, dù còn sống hay đã chết, đã làm nó trở nên thiêng liêng, vượt xa khả năng kém cỏi của chúng ta để thêm hay bớt điều gì cho nó. Thế giới sẽ ít chú ý, hay nhớ thật lâu những gì chúng ta nói hôm nay nhưng sẽ không bao giờ quên điều gì những con người ấy đã làm ở đây. Chính chúng ta, những người còn sống, mới phải hiến dâng mình cho công việc dở dang mà những người chiến đẩu ở đây đã tiến hành một cách cao quỷ. Chính chúng ta mới là những người phải hiến dâng mình cho nhiệm vụ lớn còn ở trước mặt - rằng từ những người chết được vinh danh này, chúng ta sẽ nhận lấy sự tận tụy nhiều hơn cho sự nghiệp mà họ đã cống hiến đến hơi thở cuối cùng - rằng chúng ta ở đây sẽ có quyết tâm cao để cho những người đã ngã xuống sẽ không hi sinh một cách phỉ hoài, rằng quốc gia này sẽ chứng kiến một cuộc sinh nở mới của tự do và rằng chính quyền của dân, do dân và vì dân sẽ mãi mãi trường tồn.
                                                                                                                                     (Tổng thống Mĩ-Những bài diễn văn nổi tiếng, NXB Thế giới, trang 101)
1.     Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận chính nào?
2.     Phân tích ngữ pháp của câu: Thế giới sẽ ít chú ý, hãy nhớ thật lâu những gì chúng ta nói hôm nay nhưng sẽ không bao giờ quên điều gì những con người ấy đã làm ở đây.
3.       Chủ đề của văn bản trên là gì? Hãy đặt tiêu đề cho văn bản.
4.     Dùng câu chủ đề: Chính quyền của dân, do dân và vì dân sẽ mãi mãi trường tồn, viết thành đoạn văn có cấu trúc diễn dịch từ 8 - 10 câu.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
                                                                                                                                                                                                                               (Trích Việt Bắc - Tố Hữu)
5.       Chỉ ra một trường từ vựng được sử dụng trong đoạn thơ trên.
ố. Tìm những từ xưng hô trong đoạn thơ trên.
7.      Phân tích ý nghĩa biểu cảm của cặp từ xưng hô: “mình - ta”.
8.     Viết đoạn văn cảm nhận về bức tranh thiên nhiên Việt Bắc trong đoạn thơ trcn,
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điềm)
Câu 1 (3 điểm)
Viết bài văn nghị luận về câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
sống trong đời sống, cần có một tấm lòng.
Câu 2 (4 điểm)
Khi nhận xét về tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao), có ý kiến cho rằng: Nhà văn đã miêu tả hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng: Nam Cao đã miêu tả nhân vật từ sự tha hóa tìm về cuộc sống lương thiện.
Anh/chị đồng ý với ý kiến nào? Trình bày và lí giải quan điểm của mình.

B. GỢI Ý
PHẦN I
1.     Thao tác lập luận chính: nghị luận.
2.      “Thế giới sẽ ít chú ý, hay nhớ thật lâu những gì chúng ta nói hôm nay nhưng sẽ không bao giờ quên điều gì những con người ấy đấ làm ở đây”.
Câu ghép: (lược bỏ CN 2)
-         CN1: Thế giới
-         VN1: sẽ ít chú ý, hay nhớ thật lâu những gì chúng ta nói hôm nay
-         VN2: sẽ không bao giờ quên điều gì những con người ấy đã làm ở đây
3.      Chủ đề của văn bản: Ca ngợi những con người dũng cảm chiến đấu cho nền độc lập.
Có thồ đặt tiêu đề: Chính quyền dân chủ, Vì một nền dân chủ, Những người anh hùng...
4.      Học sinh tự viết đoạn văn.
5.      Trường từ vựng chỉ màu sắc: xanh, đỏ tươi, trắng, vàng.
6.      Có những từ dùng để xưng hô trong đoạn trên: mình, ta, ai, người.
7.      Cặp từ “mình - ta” được tác giả mượn trong cách xưng hô của ca dao truyền thống, thể hiện lối đối đáp ngọt ngào, tha thiết. Cặp từ xưng hô vốn của ca dao giao duyên được chuyển hoá đế sử dụng trong đối đáp giữa người đi và người ở, giữa những người cách mạng và nhân dân, thể hiện mối ân tình sâu nặng, tình nghĩa thắm thiết, thuỷ chung son sắt.
8.      Học sinh tự viết đoạn: Chú ý các ý chính:
-      Đoạn thơ ngoài hai dòng đầu diễn tả nỗi nhớ, 8 dòng tiếp theo chia đều tả 4 mùa ở Việt Bắc, với bức tranh tứ bình đầy màu sắc của thiên nhiên cảnh vật và sự ấm áp sinh động của con người:
+ Màu đỏ của hoa chuối là ánh sáng làm bùng lên khung cảnh rừng núi mùa đông Việt Bắc. Đây được xem là nghệ thuật chấm phá rất đặc sắc của Tố Hữu, giúp người đọc thấy ấm lòng khi nhớ về Việt Bắc. Ánh nắng hiếm hoi của mùa đông hắt vào con dao mang theo bên người của người dân nơi đây bất chợt giúp người đọc thấu hiểu được đời sống sinh hoạt và lao động của họ.
+ Hoa mơ màu trắng là loài hoa báo hiệu mùa xuân Tây Bắc, gợi lên một bức tranh nên thơ, dịu nhẹ của màu sắc.
+ Tiếng ve kêu giữa “rừng phách” đã làm nên cái động giữa muôn vàn cái tĩnh. Màu vàng của rừng phách là đặc trưng báo hiệu mùa hè về trên xứ sở vùng cao. Từ “đồ” là động từ mạnh, diễn tả sự chuyển biến quyết liệt, hoà quyện của màu sắc.
+ Mùa thu Tây Bắc với hình ảnh ánh trăng dịu, mát lành. Thiên nhiên dường như rất ưu ái cho mùa thu xứ Bắc với sự tròn đầy, viên mãn của ánh trăng, Không phải là ánh trăng bình thường, mà trăng nơi đây là trăng của hoà bình, của ngày giải phóng.
“ Trong bức tranh thiên nhiên đó, đan cài cuộc sống sinh hoạt của con người, khiến cho thiên nhiên trở nên đẹp, ấm áp, tràn đầy sức sống.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích bài thơ "Việt Bắc"
PHẦN II
Câu 1.
a) Mở bài
-        Dẫn lời hát của Trịnh Công Sơn.
-      Nêu vấn đề cần nghị luận: Cuộc sống cần chia sẻ yêu thương, khi ta đem tình yêu đến cho mọi người ta sẽ nhận được những điều quý giá.
b) Thân bài
*     Giải thích ý kiến
-       Đây là triết lí, quan niệm sống tích cực, vì những người xung quanh. Con người sống trong các mối quan hệ xã hội, cần sẵn lòng chia sẻ, thể hiện sự cảm thông, tấm lòng vị tha, yêu thương đồng loại.
-       Ý nghĩa của quan niệm sống là cho đi, trao gửi yêu thương sẽ nhận được những giá trị tốt đẹp, cần có một thái độ sống đẹp, biết hi sinh vì cộng đồng, biết chia sẻ yêu thương.
*     Bình luận.
-       Khẳng định quan niệm sống tốt đẹp, cao thượng, đáng trân trọng, vượt lên những lợi ích cá nhân, giàu lòng yêu thương. Lòng yêu thương chia sẻ là biểu hiện đáng quý cần khuyến khích. Đó là cách sống trái ngược với cách sống vị kỉ xuất phát từ lợi ích của bản thân, của cá nhân, làm mọi việc chỉ vì chính mình. Cần phải biết sống cho người khác, lo lắng cho cuộc sống của người khác. Đó mới là cuộc sống có ý nghĩa và mang đậm tính nhân văn sâu sắc.
-       Khi đem lại những điều tốt đẹp cho mọi người một cách vô tư, không hề toan tính thì cũng chính là chúng ta đã tạo cơ hội cho mình. Chúng ta đang sống trong xã hội, cần phải biết trao đi yêu thương để nhắn về mình nhiều yêu thương hơn nữa.
-       Để thực hiện những điều tốt đẹp, để trao gửi yêu thương cho cộng đồng, cần có một thái độ dứt khoát, một sự kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình.
*     Bàn bạc mở rộng
Trên thực tế có rất nhiều người giữ khư khư cho mình lối sống ích kỉ, chỉ biết quan tâm đến lợi ích của mình, cái gì có lợi cho bản thân mình mới làm, không thì ỷ lại. Lối sống này dần dần sẽ tạo nên thói quen, và chỉnh họ đang tạo nên khoảng cách xa lánh giữa mình với cộng đồng. - Điều này thực sự đáng buồn và đáng lên án.
-       Trong cuộc sống, đề đi đến hạnh phúc, thành công rất cần thiết có tấm lòng lương thiện, trong sáng, vì con người, vì cộng đồng. Tuy nhiên, chính bản thân con người cần nỗ lực hết mình, nắm lấy những cơ hội tốt nhất để khẳng định phẩm chất, năng lực của mình, phấn đấu vươn lên.
-  Tấm lòng nhân ái, tốt đẹp sẽ nuôi dưỡng giá trị tốt đẹp của con người, tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp, tác động đến đời sống cộng đồng. Biết chia sẻ yêu thương, biết hi sinh vì người khác.
* Phương châm ứng xử, hành vi
Hình thành lối sống tích cực, cách suy nghĩ tích cực về cuộc sống, hành động để có được hạnh phúc, thành công.
c) Kết luận
Lưu ý; Cần đưa những dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể trong đời sống minh chứng cho sự tồn tại của những tấm lòng yêu thương chia sẻ tốt đẹp của nhân loại, của cộng đồng: Thế giới chia sẻ với những thảm họa gần đây (hàng không, lở đất, bão lụt, khủng bố...); chương trình của VTV “Cặp lá yêu thương” của VTV, “Lục lạc vàng”...
Câu 2.
Lưu ý: Đề bài yêu cầu trình bày quan điểm của người viết về vấn đề trọng tâm trong tư tưởng nghệ thuật của Nam Cao qua tác phẩm Chí Phèo. Trong đó, một mặt nhà văn nhận thức quá trình tha hoá của con người như một quy luật của xã hội đương thời, mặt khác lại tìm con đường giải thoát cho nhân vật khỏi cuộc đời tha hoá, trở lại cuộc sống lương thiện. Việc tìm con đường giải thoát cho nhân vật khỏi cuộc đời tha hoá là khám phá mới mẻ của nhà văn về phẩm chất, vẻ đẹp của con người và đó cũng là chiều sâu trong chủ nghĩa nhân đạo của Nam Cao. Cho nên, người viết cần phải trình bày cả hai vấn đề trên.
a) Mở bài
-  Giới thiệu về Nam Cao và vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945: là cây bút truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực, nhân đạo.
- Nêu vấn đề cần bình luận: Tác phẩm kết tinh cuộc đời cầm bút của ông là Chí Phèo, tạo nên những cách đánh giá khác nhau.
b) Thân bài
-  Đề tài, chủ đề tác phẩm: Truyện vạch ra mâu thuẫn gay gắt giữa người nông dân và địa chủ trong xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Nhà văn đã xây dựng được một bối cảnh rất điển hình cho cuộc sống của xã hội đương thời.
-       Trong tác phẩm, Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân trước Cách mạng với tất cả diện mạo, phẩm chất, cuộc đời,...
*    Quá trình tha hoá của người dân lương thiện
-       Chân dung Chí Phèo đã hoàn thiện qua đoạn mở đầu. Chí Phèo xuất hiện trong trạng thái say và đã say là phải chửi. Tiếng chửi tưởng chừng rất vu vơ, vô nghĩa song vẫn theo một trình tự nhất định, từ chung chung tới cụ thể, từ rộng tới hẹp. Tiếng chửi này phản ánh tình trạng vật vã tuyệt vọng trong tâm hồn của một kẻ cô đơn, bị xã hội làng Vũ Đại loại ra khỏi cộng đồng. Đó là cách mà hắn giao tiếp với xã hội loài người nhưng không ai coi hắn là người nên đáp lại hắn chỉ là sự im lặng tới ghê rợn.
-       Con người Chí trước khi đi ở tù hiện lên qua hồi ức, lời kể của tác giả: Trước đó hắn là một chàng trai khoẻ mạnh, lương thiện, đầy lòng tự trọng và biết khinh những cái gì đáng khinh.
-       Chân dung tên lưu manh sau bảy tám năm đi ở tù: Chí mang một bộ mặt lạ khác hẳn bộ mặt lành thiện xưa kia: Nếu nhà tù thực dân làm biến đổi khuôn mặt Chí Phèo thì Bá Kiến lại hoàn thành nốt công đoạn cuối cùng, biến hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí lớn lên trong vòng tay cưu mang của dân làng Vũ Đại nhưng giờ đây hắn lại trở thành kẻ thù của họ. Người ta sợ hán, xa lánh hắn như tránh một con quỷ độc ác.
*    Quá trình tìm lại quãng đời lương thiện của Chí Phèo
“ Nam Cao đã phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị lưu manh hoá, bị xã hội cướp mất cả linh hồn. Bản năng con người ở Chí Phèo trỗi dậy sau khi gặp Thị Nở.
-       Chí Phèo đã là một con người khác sau đêm ở với Thị Nở: những âm thanh của sự sống lần đầu tiên hắn cảm nhận được. Chí hồi tưởng lại thời trai trẻ với những ước mơ đời thường, giản dị của mình và nhận ra tình trạng bi đát của bản thân hiện tại,
-       Lần đầu tiên Chí Phèo biết buồn, tiếc, nhớ... Những trạng thái của con người quay lại và thức tỉnh trong hắn ý thức sống của một con người. Trong một đoạn văn ngắn, rất nhiều lần tác giả nhắc tới nỗi buồn của Chí Phèo.
-       Khi bị cự tuyệt tình yêu, cự tuyệt quyền làm người, Chí đã đi tìm Bá Kiến để đòi làm người lương thiện: “Tao muốn làm người lương thiện”. Đây là lời nói của người tỉnh táo và cũng không phải hoàn toàn là lời nói của kẻ lưu manh. Đúng lúc Chí Phèo khát khao lương thiện thì cũng là lúc hắn nhận ra: “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho hết được những vét mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa”.
 Khi ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí không thể chấp nhận cuộc sống lưu manh trước kia nhưng làm người thì không ai cho phép. Vì vậy, Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống loài người. Cái chết bi thảm này đã cho thấy một điều: trong xã hội đương thời, những con người khốn khổ muốn giữ lấy nhân phẩm chỉ có một cách duy nhất là chấm dứt sự sống của mình. Cái chết của Chí ở cuối tác phẩm vừa là lời tố cáo đanh thép với xã hội đương thời vừa là tiếng kêu cứu của nhân phẩm và nhân tính con người.
c) Kết luận
Hành trình của Chí Phèo là hành trình của một người nông dân từ lương thiện bị tha hoá, lưu manh hoá rồi từ tha hoá lại tìm đường trở về làm người lương thiện. Hai quá trình đó gắn với hai chặng của cuộc đời Chí Phèo, cho thấy quy luật của xã hội và cách phát hiện, xử lí vấn đề của nhà văn trên tinh thần của chủ nghĩa hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

Xem thêm >>> Phân tích câu nói trong Chí Phèo và Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Chúc bạn học tập đạt kết quả tốt! Đừng quên like và share nếu bài viết hữu ích nhé <3

shoppe