Đăng ký

Tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân nghe tiếng sáo

A) ĐỀ BÀI

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hiển nhiên là sống Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại. Thế kỉ 18, nó vẻ vang soi bóng kinh thánh Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ 19 với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đây sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng Tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. Cùng với niềm cổ vũ nồng nhiệt dành cho nó trong mùa xuân Mậu Thân, Huế đã nhận được những lời chia buồn sâu sắc nhất của thế giới về sự tàn phá mà đế quốc Mĩ đã chụp lên những di sản văn hoá của nỏ.
(Ngữ văn 12, Tập một, trang 201)
1.     Văn bản trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?
2.      Văn bản trên dùng phương thức biểu đạt chính nào?
3.      Văn bàn trên dùng các biện pháp liên kết nào?
4.      Nêu cảm nhận của anh/chị về hình ảnh sông Hương qua đoạn trích trên.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Vân hoả - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong của một con người không? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không? Tôi cho lờ như vậy. Văn hoá là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm điểm của người khác tức lò trong một chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá; bởi vì trừ một vài bậc siêu nhân không kể, không ai có thể tự mình có một kiến thức và một sự lịch duyệt đầy đủ.
(Tạp chí Thời báo Ấn Độ - J.Neru, 10 - 1988)
5.      Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào?
6.      Theo tác giả, văn hoá bao gồm những yếu tố nào?
7.  Từ câu chủ đề Văn hoả là cách ứng xử của con người với con người, viết đoạn văn theo cấu trúc quy nạp (từ 10 - 12 dòng).
PHẦN II LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mỏ
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm 
Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm 
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng 
Chắc gì ta đã nhận ra ta 
Ai trong đời cũng có thể tiến xa 
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Không chỉ dành cho một riêng ai!
                        (Trích Tự sự - Nguyễn Quang Hưng)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) về bài học từ đoạn thơ trên.Câu 2 (4 điềm)
Trong bài Cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết: Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.
Phân tích cảnh ngộ, tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân nghe tiếng sáo để làm rõ ý kiến trên.

B. GỢI Ý
PHẦN I
1.   Đoạn trích trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sóng của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
2.       Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh.
3.       Tác giả sử dụng nhiều hình thức liên kết:
“ Phép thế: “nó” ở câu 2, 3,4 thay cho sông Hương.
-         Phép lặp: nó, sông Hương, dòng sông.
-         Liên kết nội dung: trình bày nội dung theo trình tự thời gian.
4.   Nêu cảm nhận về sông Hương qua đoạn trích: cảm hứng lịch sử về dòng sông Hương gắn với lịch sử vinh quang của dân tộc; từ thời Hùng Vương, từ miền biên thuỳ xa xôi, trải qua các thời kì lịch sử, gắn với các danh nhân lừng lẫy: Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ; gắn với các sự kiện lịch sử trọng đại.
5.      Thao tác lập luận: giải thích
6.   Văn hoá gồm các yếu tố: sự phát triển nội tại, ứng xử với người khác, khả năng hiểu người khác, khả năng làm cho người khác hiểu mình.
7.      Học sinh tự viết đoạn văn.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp làm bài nghị luận văn học chuẩn nhất
PHẦN II
Câu 1.
Đề bài yêu cầu nghị luận về nội dung rút ra từ một đoạn thơ (khác với các đề bài nêu câu danh ngôn, nhận định, hay một câu chuyện). Vì thế người viết cần bám sát ngôn từ bài thơ để giải thích ý nghĩa, bài học cần bàn bạc.
a) Mở bài
-        Học sinh có thể chép lại cả đoạn thơ hoặc chỉ cần dẫn ý chính trong đoạn thơ của Nguyễn Quang Hùng.
-       Nêu ý nghĩa khái quát của đoạn thơ: hạnh phúc (thành công) dành cho bất cứ ai có ý thức tốt, biết tự vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách.
b) Thân bài
*      Giải thích đoạn thơ, tìm nội dung chính
-        Đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ ẩn dụ: “cuộc đời méo mó” (những cái xấu, tiêu cực của xã hội); đất (hoàn cảnh, môi trường sống), hạt, chồi (là cá nhân với sự hứa hẹn phát triển), ánh sáng (tương lai, sự sống, giá trị). Đoạn 1 ý nói con người phải tự xác định tâm thế trong sáng, tốt đẹp để tự vươn lên.
-        Đoạn 2 ý nói cuộc đời bằng phẳng sẽ không giúp ta nhận ra năng lực, phẩm chất của mình; những hoàn cảnh thử thách khiến ta mạnh mẽ, biết vươn mình đứng dậy để đến với thành công.
-         2 dòng cuối: Hạnh phúc rông lớn dành cho tất cả mọi người.
Đây là một quan niệm, một triết lí sống tích cực, đúng đắn mà nhà thơ gửi gắm tới chúng ta. Điều quan trọng, quyết định đến hạnh phúc là hành động “Tự” bản thân của chúng ta tự tròn, tự đứng dậy, tự vươn lên).
Lưu ý: Học sinh cỏ thề nêu khái quát ý nghĩa từng đoạn, không giải thích cụ thể từng từ ngữ. Nhưng nhất thiết phải bám vào từ ngữ thì mới thể hiện tính lôgic, chặt chẽ của tư duy.
*      Bình luận
Khẳng định quan niệm của nhà thơ hoàn toàn đúng đắn, có ý nghĩa nhận thức sâu sắc, đề ra phương châm sống tích cực.
Tự tròn trong tâm: Xác định bản chất tốt đẹp của con người, luôn rèn luyện, tu dưỡng, sửa mình để có được tâm hồn, tính cách tốt đẹp. Có cái tâm trong sáng, tốt đẹp thì mới có cái nhìn cuộc đời tươi sáng, vượt qua được những cám dỗ, nhìn nhận cuộc sống tích cực, không bị những cái xấu tác động (nêu ví dụ).
-        Tự đứng dậy: Thể hiện bản lĩnh, sự kiên trì, sức mạnh của bản thân trước khó khăn thử thách, có niềm tin vào giá trị bản thân mình (nêu ví dụ).
-       Tự vươn lên: Thể hiện năng lực, phẩm chất của mỗi cá nhân, vươn lên để khẳng định giá trị, tài năng, nhân cách của mình, đạt tới thành công và hạnh phúc (nêu ví dụ).
-         Qua bài thơ, nhà thơ gửi gắm lòng mình, nhắn nhủ chúng ta về cách sống, về quan niệm sống đúng đắn, tích cực, tự nâng đỡ mình, tự tin đứng dậy khẳng định mình.
*      Bàn bạc mở rộng
Có rất nhiều quan niệm về hạnh phúc (hạnh phúc là chiếc chăn hẹp). Sự thành công, hạnh phúc của con người còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, sự may mắn... Tuy nhiên, ý thơ khẳng định hạnh phúc là kết quả của ý chí, lòng quyết tâm, là năng lực của bản thân mỗi con người.
*      Bài học ứng xử, phương châm hành động
-       Để đi đến hạnh phúc, con người cần nỗ lực hết mình, khẳng định phẩm chất, năng lực của mình.
-        Tự chăm lo, vun đắp cho hạnh phúc của mình.
-      Hình thành lối sống tích cực, cách suy nghĩ tích cực về cuộc sống, hành động để có được hạnh phúc, thành công.
c) Kết luận: Khẳng định ý thơ của tác giả: tính đúng đắn của triết lí, quan niệm sống mà mỗi người có thể chiêm nghiệm, là nguồn động viên với chúng ta trong đời sống.
Câu 2.
a) Mở bài
Giới thiệu tác phẩm, nhân vật và vấn đề nghị luận:
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953) là kết quả một chuyến đi thực tế Tây Bắc của Tô Hoài. Truyện kể về cuộc đời Mị và A Phủ ở Hồng Ngải từ những ngày đen tới cho đến những ngày tươi sáng, đầy hi vọng.
Nhân vật Mị được tác giả tập trung khắc hoạ với sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ, vượt lên kiếp sống đầy đau khổ, tủi nhục, đặc biệt qua cảnh những đêm tình mùa xuân.
b) Thân bài
Giải thích ý kiến của Tô Hoài: Nêu rõ cuộc sống cực nhục của người dân nghèo miền núi; đề cao bản chất tốt đẹp và khẳng định sức sống bất diệt của con người. Nhà văn tự nhận xét về tác phẩm của mình, thấy được ý thức cao độ của nhà vãn trong việc xây dựng nhân vật, tác phẩm.
Nhân vật Mị là con người tốt đẹp bị đày đọa.
-      Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hàn nhiên, yêu đời. Mị không những chăm chỉ làm lụng mà còn yêu tự do, ý thức được quyền sống của mình. Vì cha mẹ mà Mị phải đi làm dâu gạt nợ, hi sinh tuổi trẻ, tình yêu để làm tròn trách nhiệm và phải sống một cuộc sống khổ nhục.
-      Mị bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần: Tuy Mị mang danh là con dâu Thống lí, vợ của con quan nhưng lại bị đối xử như một nô lệ: Mị lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, chỉ nhìn ra một chiếc cửa nhỏ một lỗ vuông bằng bàn tay “không biết là sương hay nắng’". “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
Mị ở nhà chồng mà như ở địa ngục với công việc triền miên. Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật, thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Trong cuộc sống tù hãm, Mị vô cùng buồn tủi, uất ức. Muốn sống cũng chẳng được sống cho ra người, muốn chết cũng không xong, dường như Mị bắt đầu chấp nhận thân phận khốn khổ, sống như cái bóng, như "con rùa nuôi trong xó cửa". Có những lúc Ml bỏ mặc số phận mình: “Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra... đưa cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân”.
Tuy nhiên, những đoạ đầy của địa ngục nhà Thống lí không thể thủ tiêu được sức sống của cô gái trẻ trong con người MỊ, đặc biệt là khi Hồng Ngài vào những ngày hội xuân. Mùa xuân của lễ hội, của tình yêu trai gái đã đánh thức bản năng, tâm hồn, sức sống của Mị.
+ Trong con người Mị vẫn đang tồn tại một con người khát khao tự do, khát khao hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm hồn MỊ, Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ, MỊ “uống ừng ực từng bát”, đây không phải hành động bình thường, nhỏ nhẹ mà là sự bất cần, muốn phá bỏ thói quen, hoàn cảnh. Mị nhớ về thời con gái, Mị sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ. Trong khi đó tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị, đánh thức những khát khao, những đam mê của người con gái sơn cước;
+ Hành động Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. MỊ chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại, tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, MỊ vùng bước đi.
Đó là những tiền đề, là ngọn nguồn cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của Mị khi Mị cắt dây trói cho A Phủ. Sức sống tiềm tàng đó sẽ biến thành hành động, Mị giải thoát cho A Phủ cũng chính là tự cởi trói cho cuộc đời mình.
c) Kết luận
Với bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật MỊ. Cuộc đời đau khổ, tủi nhục của Mị có ý nghĩa tiêu biểu cho kiếp sống khốn khổ của người dân miền núi dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến và thực dân.
Nhân vật Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do. Đó cũng là tư tưởng của nhà văn đã cảm nhận được, diễn tả được khi nói về người dân miền núi trước sự thay đổi của cuộc đời.

Xem thêm >>> Dàn ý so sánh hình tượng hai nhân vật: A Phủ với Tnú

Trên đây là bài viết phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân khi nghe được tiếng sáo, cùng với bài văn nghị luận văn học tác phẩm "Tự sự". Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn, chúc các bạn học tập tốt <3