Đăng ký

Phân tích bức tranh tâm cảnh trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”

A. ĐỀ BÀI

PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Vào năm 1955, thống đốc bang Connecticut ra lệnh gia tăng tính nghiêm minh của luật vi phạm tốc độ trong bang. Mục tiêu nhằm cắt giảm con số đáng báo động về tỉ lệ thương vong do tai nạn giao thông gây ra. Bất cứ ai bị bát do vi phạm tốc độ sẽ bị treo bằng lái ít nhất 30 ngày. Con số tử vong do tai nạn giao thông giảm từ 324 năm 1955 xuống còn 284 vào năm 1956. Rất nhiều người cảm thấy không thoải mái với các vé phạt tốc độ và việc giam bằng lái xe, nhưng đã có 40 sinh mạng được cứu sống. Dĩ nhiên câu hỏi đặt ra là liệu có phải sự nghiêm minh này là nguyên nhân của con số tử vong giảm hay không. Các nhà nghiên cứu đã đánh dấu con số tử vong của tất cả các bang Connecticut, Massachusetts, New York, New Jessey và Rhode Island. Cuối cùng bắn trong năm bang có sự gia tăng số ca tử vong trên xa lộ vào năm 1955 và cả năm bang đều giảm con so tử vong do giao thông vào năm 1956. Neu đó là tất cả những gì bạn biết thì không thể nào cho là sự nghiêm minh của vị thống đốc bang Connecticut đã có bất cứ tác động náo. Tuy nhiên, con số tử vong tiếp tục giảm đều ở Connecticut vào 3 năm kế tiếp (1957, 1958, 1959). Con số đỏ lại tăng ở các bang còn lại và ở New York thì hầu như giữ nguyên, Connecticut là bang duy nhất cỏ con số từ vong do tai nạn giao thông giảm đều qua các năm.
                                 (Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học, Russel Bernard, trang 62)
1.     Đoạn văn trên sử dụng thao tác lập luận chính nào?
2.    Đoạn văn trên được viết theo cấu trúc nào? Chỉ ra câu chốt của đoạn văn.
3.    Nêu nguyên nhân của việc giảm con số tử vong do tai nạn giao thông của bang Connecticut.
4.      Viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) về tình trạng giao thông ở Việt Nam.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng
Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn
Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
Người đông như kiến, súng dày như củi.

Sáng mai về làng sửa nhà phát cỏ,
Cày ruộng vườn, trồng lúa ngô khoai
Mấy năm qua quên tết tháng Giêng, quên rằm tháng bảy,
Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi
Nhớ một hôm mù mịt mưa rơi
Cơn gió bão trên rừng cây đổ
Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa
Ðường đi lại vắt bám đầy chân.
                                                          (Dọn về làng - Nông Quốc Chấn)
5.     Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong câu thơ Người đông như kiến, súng đầy như củi.
6.     Nêu ý nghĩa của câu thơ: Mấy tháng qua quên tết tháng Giêng quên rằm tháng Bảy.
7.     Viết đoạn văn cảm nhận tâm trạng của nhân dân khi được trở về làng qua đoạn thơ trên.

PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1 (3 điểm)
Rễ lầm lũi trong đất
Không phải để biết đất mấy tầng sâu
Rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa
Kỉ tẩm cao trên đầu...
Có thể ai đó đã nghe lá hát
Đã nghe từ hoa, từ quả mùi hương
Nhưng với cây, bài ca đích thực
Là từ rễ cất lên
(Rễ - Nguyễn Minh Khiêm)
Viết bài văn nghị luận khoảng 600 từ về ý nghĩa đoạn thơ trên.
Câu 2 (4 điểm): Phân tích bức tranh tâm cảnh trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử để thấy được những khát khao tình đời, tình người, khát khao của một tâm hồn thanh sạch.

B. GỢI Ý
PHẦN I
1.     Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận chính: phân tích.
2.      Đoạn văn được viết theo cấu trúc diễn dịch; câu chốt là câu 1.
3.     Nguyên nhân của việc giảm con số tử vong do tai nạn giao thông của bang “Connecticut” là do tính nghiêm minh của luật vi phạm tốc độ.
4.     Học sinh tự viết đoạn: chú ý miêu tả, đánh giá thực trạng giao thông ở Việt Nam, cần thiết đưa ra các giải pháp khắc phục.
5.     Câu thơ “Người đông như kiến, súng đầy như củi” sử dụng biện pháp tu từ so sánh. So sánh người đông như đàn kiến, súng đầy như củi vừa cụ thể vừa sinh động, nhằm tô đậm sức mạnh của đoàn quân chiến thắng ngày trở về làng.
6.     Câu thơ Mấy tháng qua quên tết tháng Giêng quên rằm tháng Bảy cho thấy những sự mất mát trong chiến tranh không chỉ là sự tàn phá quê hương, sự hi sinh tính mạng con người mà còn mất đi những thói quen, những phong tục, lề thói.
7.     Học sinh tự viết đoạn, chú ý khai thác các ý: Đoạn thơ diễn tả niềm vui, niềm hân hoan, vui sướng của người dân khi được trở lại cuộc sống tự do, làm ăn bình thường. Mở đầu đoạn thơ, tác giả gọi mẹ, gợi nhắc hình ảnh người mẹ thân thương, kính yêu trong tâm trí. Mật độ các động từ dày đặc, câu thơ ngắn, nhịp nhanh diễn tả niềm vui sướng tột độ, những biểu hiện hồ hởi, hồn nhiên của người dân khi trở về mảnh đất quê hương. Cuộc sống mới với nhiều công việc và hứa hẹn đang mở ra trước mắt.

Có thể bạn quan tâm: Soạn bài và phân tích "Dọn về làng" - Nông Quốc Chân
PHẦN II:
Câu 1.
a) Mở bài
-       Dẫn đoạn thơ ở đề bài.
-       Nêu ý chính của đoạn thơ: sự hi sinh, cống hiến thầm lặng của con người.
b) Thân bài
*     Giải thích
-      Rễ là một bộ phận của cây cối, thường ở dưới mặt đất. Re là một cơ quan sinh dưỡng của thực vật, vừa giúp cây bám đất, vừa hút nước và khoáng chất nuôi dưỡng cây. Từ vị trí và chức năng của rễ, Nguyễn Minh Khiêm dùng cách nói ẩn dụ để nói đến những con người nhỏ bé, âm thầm làm việc, cống hiến, tạo ra nền tảng của xã hội, đất nước Mở rộng phạm vi hơn, đó có thể là nhân dân, là quần chúng lao động trong công cuộc kiến thiết, bảo vệ đất nước.
-      Những từ “lam lũ, cực nhọc, đen đúa” thể hiện nỗi khó khăn, vất vả, thua thiệt mà con người phải trải qua. Nhưng con người đầy tự hào “vì tầm cao trên đầu”, mà bỏ qua những vất vả, nhem nhuốc, vươn lên tỏa sáng, khẳng định vị thế của mình.
-       Những sự hi sinh cống hiến đó sẽ được ghi nhận: bài ca đích thực của cây là cất lên từ rễ, bỏ qua những hào quang, màu sắc của “hoa, quả”. Đó là sự khẳng định giá trị của “rễ”, của lòng biết ơn chân thành.
*     Bình luận
-       Cái nhìn của Nguyễn Minh Khiêm mới lạ nhưng rất đúng đắn, giàu chất triết lí. Với sự sống, sự vật, nền tảng là yếu tố quan trọng tạo nên sự bền vững, sức sống. Thành quả con người có được chỉ thực sự vững chắc, lâu dài khi có nền tảng vững chắc, có tinh thần cống hiến. Đó là khi cá nhân biết làm chủ, biết tích cực học tập, biết nỗ lực tối đa để làm việc... để có thể đứng vững và đi bằng chính đôi chân của mình mà không phụ thuộc, không làm phiền người khác, thế dã là cống hiến.
-  Sự cống hiến âm thầm cũng là một lẽ sống, một lí tưởng sống tốt đẹp, thể hiện suy nghĩ tích cực, như cái rễ cắm sâu vào đất không phải để tìm hiểu đất, không phải vì những thứ tầm thường mà vì những thành tựu to lớn, vĩ đại hơn. Khi xác định được mục đích sống rõ ràng như thế thì sẽ có những suy nghĩ và hành động đúng đắn, thiết thực, phù hợp với bản thân và yêu cầu của đất nước. Người có lí tưởng, có tinh thần cống hiến như vậy sẽ không bao giờ bị dao động, lung lay trước mọi gian nan, thử thách. Cho dù trên đường đi có lúc gặp khó khăn “lầm lũi, cực nhọc, đen đúa” thì cũng sẽ vượt qua nhờ ánh sáng soi rọi, dẫn dắt của lí tưởng. Họ bền gan vững chí trên con đường phấn đấu cho lí tưởng mà mình theo đuổi, dẫu có phải hi sinh tính mạng họ cũng sẵn sàng. Đây chính là sự kiên định của con người, những con người có khát vọng, có sức mạnh trong tâm hồn, trong hành động để đạt tới ý nghĩa cao quý của đời sống (lây ví dụ từ lịch sử: cuộc kháng chiến của nhân dân, những con người chân lấm tay bùn làm nên lịch sử “rũ bùn đứng dậy sáng loà”. Những anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Lê Mã Lương, Nguyễn Viết Xuân đều xuất phát từ những con người bình dị, đời thường... Các nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Thác Mơ, Y-a-ly...; đường dây điện cao thế chạy suốt chiều dài đất nước; con đường Hồ Chí Minh huyền thoại nối liền hai miền Nam Bắc cũng thể hiện công sức lao động của những con người bình dị).
-      Những cống hiến âm thầm, lặng lẽ đó rồi sẽ có một ngày được ghi nhận. Cái cây có khi dao động bởi những vẻ đẹp của hoa, giá trị của quả nhưng sẽ nhận ra giá trị thực sự của nó ở bộ rễ. Giá trị đích thực, cống hiến đích thực sẽ được đánh giá công bằng.
*    Bàn bạc mở rộng
-      Bài thơ Rễ... hoa của Chế Lan Viên cũng có những ý thơ tương tự: “Rễ sâu ai biết là hoa
Xoắn đau núm ruột làm ra nụ cười.”
Tuy nhiên, không phải lúc nào những hi sinh, cống hiến cũng được ghi nhận. Có những lúc chúng bị lãng quên vì những thứ hào nhoáng khác.
-      Có những con người chưa biết cống hiến, chưa thực sự biết hi sinh, vẫn luôn nghĩ đến lợi ích, vinh quang của cá nhân mình, không kiên trì mục tiêu phấn đấu, chưa biết vươn lên cao từ hoàn cảnh đen tối.
*    Phương châm ứng xử, bài học
Từ ý nghĩa đoạn thơ, chúng ta rút ra được phương châm sống cho thế hệ trẻ: cần phải biết vượt qua những khó khăn gian khả, cống hiến cho cuộc đời, cho xã hội. Thành quả của xã hội, sự tiến bộ của xã hội chính là niềm vui, hạnh phúc của mỗi con người.
c) Kết luận
Khẳng định tính đúng đắn của triết lí, phương châm sống, lí tưởng cống hiến qua ý thơ của Nguyễn Minh Khiêm.
Câu 2.
a) Mở bài
- “Đây thôn Vĩ Dạ” (Rút từ tập Thơ điên) là một bài thơ vút lên vẻ đẹp thanh nhã, trong trẻo đến lạ lùng trong thơ Hàn Mặc Tử.
-          Qua bức tranh thôn Vĩ, tác giả thể hiện tình yêu quê hương, yêu người tha thiết, đồng thời bộc lộ khát vọng hướng tới một cái đẹp bí ẩn mà cao khiết của cuộc đời.
b) Thân bài
*      Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
-        Vĩ Dạ là một vùng quê thơ mộng nằm bên bờ sông Hương, nổi tiếng với vườn tược bốn mùa tươi xanh. Con người và thiên nhiên nơi đây mang vẻ đẹp dịu dàng, bí ẩn rất đặc trưng của đất cố đô. Vùng đất này đã gợi cảm hứng cho nhiều thi nhân, chẳng hạn như Bích Khê, Tố Hữu...
-        Với Hàn Mặc Tử, thôn Vĩ trở thành “một địa chỉ tâm hồn” không chỉ bởi vẻ đẹp mà còn vì nó gắn với mối tình đơn phương giữa nhà thơ và cô gái xứ Huế Hoàng Thị Kim Cúc. Được gợi tứ từ một tình yêu đơn phương nhưng bài thơ không đơn thuần chỉ là một bài thơ tình. Cao hơn, nó mang những khát khao tình đời, tình người, khát khao cái đẹp của một tâm hồn thanh sạch.
*      Khổ thơ 1
" Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi dựng nên tình thế thơ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Lời thơ giống như lời mời mọc của người thôn Vĩ đang vang vọng trong tâm tưởng thi nhân.
-        Hình ảnh thôn Vĩ vào một buổi sớm mai trong trẻo, tinh khôi. Không gian rộng mở tươi tắn với vẻ đẹp của “nắng hàng cau”, “nắng mới lên”,...
-         Giữa thiên nhiên nõn nà, tươi mát ấy thấp thoáng bóng người xứ Huế:
Lá trúc che ngang mặt chữ điển
Câu thơ được khắc họa theo hướng cách điệu hoá. Cái mảnh mai của lá trúc đặt bên cạnh vẻ đẹp vuông vức, đầy đặn của khuôn mặt chữ điền gợi vẻ đẹp hài hoà. Theo quan niệm dân gian, khuôn mặt chữ điền là khuôn mặt phúc hậu. Vẻ đẹp phúc hậu ấy lại hoà vào thiên nhiên nên nó càng kín đáo, tao nhã, gợỉ vẻ đẹp riêng của con người xứ Huế. Khổ thơ gợi vẻ đẹp vừa trần thế vừa thánh thiện của cảnh sắc và con người xứ Huế.
*    Khổ thơ 2
-   Hai câu đầu: Cảnh mây trời sông nước xứ Huế. Đây là một khổ thơ hay và ấn tượng bởi nó đã gọi dậy được cái hồn cốt ngàn đời của đất cố đô. Khổ thơ có nhạc điệu nhẹ nhàng. Câu thơ phảng phất giọng hò Huế thiết tha, nhớ thương.
-   Cảnh được nội tâm hoá nên gió mây đâu phải chỉ là gió mây của cuộc đời thực mà nó đã nhuốm màu tâm trạng. Gió thì đi theo lối của gió, mây lại rẽ theo ngả của mây.
-   Hai câu sau, cảnh sắc đã nhuốm màu mộng ảo. Hàn Mặc Tử nói nhiều đến trăng. Cảnh có đủ mây gió, trăng, hoa mà vẫn gợi lên cảm giác trống vắng, mơ hồ. “Thuyền ai” - nghe thật xa vắng, “sông trăng” cũng mong manh như một ảo ảnh... Khổ thơ giúp chúng ta hiểu thêm thế giới tâm hồn thơ Hàn Mặc Tử: một hồn thơ luôn khát khao hướng tới cái đẹp của tình đời, tình người.
*     Khổ thơ 3
-   Tâm trạng bâng khuâng nuối tiếc trong hư ảo. Mở đầu khả thơ, thi nhân đối diện với lòng mình, mơ về một bóng giai nhân, Cảnh và người hiện lên lung linh, hư ảo bởi chúng xuất hiện trong giấc mơ của thi sĩ.
-    Tâm trạng tuyệt vọng của thi sĩ: Đúng lúc hình ảnh người tình xa của Hàn Mặc Tử hiện lên đẹp nhất thì cũng là lúc nhà thơ tuyệt vọng nhất khi trở về với thực tại. Màu áo trắng của “em” khiến thi nhân choáng ngợp, muốn nám bắt mà không thể nắm bắt được.
-       Bài thơ khép lại trong một nỗi hoài nghi: Ai biết tình ai có đậm đà?
Giữa màn sương khói mờ ảo giăng kín đất trời xứ Huế, không biết tình yêu của người con gái ây có đậm đà hay cũng mong manh như sương khói? Hai từ “ai” láy lại trong một câu thơ gợi cảm giác chơi vơi, hẫng hụt trước một mối tình đơn phương, tuyệt vọng.
c) Kết luận
-       Hàn Mặc Tử dựng nên bức tranh tâm cảnh đẹp, thơ mộng, giàu cảm xúc, trong đó hoà quyện vẻ đẹp của xứ Huế mộng mơ và tình cảm trong sáng, cao khiết của con người. Ở bức tranh đó có sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.
-       Qua bài thơ, ta bắt gặp một tâm hồn trong sáng luôn luôn khát khao vươn tới sự thánh thiện của một cuộc sống đẹp đẽ, sống hết mình và biết vượt lên mọi đau đớn của tinh thần và thể xác.

Xem thêm >>> Hàn Mặc Tử: Số phận và khát vọng của người nghệ sĩ

Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe