Đăng ký

Giá trị tác phẩm và tư tưởng nhân văn của Thạch Lam

A. ĐỀ BÀI

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sảng lên. Mị trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm mả đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nộ bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người ta chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân phận đàn hà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
                                                                                                                                       (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
1.       Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
2.       Điều gì khiến Mị chú ý đến A Phù đang bị trói?
3.       Kể vắn tắt chi tiết tiếp sau đoạn văn này.
4.      Nêu cảm nhận của anh/chị về chi tiết: Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, nẻt mặt đầy ưu tư. Vắc-xin chữa bệnh dại ông chế ra đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào thí nghiệm trên cơ thể người. Ông muốn cứu em bé nhưng không dám lấy em bé làm vật thí nghiệm. Nhỡ có tai biến thì sao? Nhưng không còn cách nào khác. Bệnh dại đang đe dọa tính mạng em. Ngày hôm sau, Pa-xtơ đi đến quyết định: phải tiêm vắc-xin mới có hi vọng cứu em bé. Ngay chiều ấy, 7-7-1885, một vài giọt vắc-xin chống dại đã được tiêm vào dưới da bụng Giô-dép. Những ngày sau, Pa-xtơ tiếp tục cho tiêm vắc-xin có độc tính tăng dần. Chín ngày trôi qua với Pa-xtơ dài dằng dặc như chỉn tháng. Nhưng phát tiêm quyết định là phát thứ mười. Đây là thứ vắc-xin có độc tính cao, có thể làm cho chó hoặc thỏ lên cơn dại dữ dội sau bảy ngày ủ bệnh. Có bắt buộc phải tiêm phát này cho em bé không? Pa-xtơ day dứt suốt đêm ròng với câu hỏi đó. Tóc ông bạc thêm. Gần sảng, ông quyết định phải tiêm phát thứ mười để kiểm tra kết quả của chín phát tiêm trước, kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể em bé sau chín ngày tiêm phòng, đồng thời tạo cho em sự miễn dịch chắc chắn. Qua ngày thứ bảy, em bé vẫn khoẻ mạnh, bình yên. Tai hoạ đã qua. Đêm thứ tám, Pa-xtơ đã ngủ một giấc ngon lành. Sau thành công vang dội ấy, người ta đã liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của Lu-I Pa-xtơ những người bị chó dại cắn để ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành viện Pa-xtơ - viện chống dại đầu tiên trên thế giới.
                                                                                                                                           (Theo Đức Hoài)
5.       Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
6.       Đặt tiêu đề cho văn bản trên.
7.       Nêu những khó khăn trong việc tiêm thử nghiệm vắc-xin của Pa-xtơ.
8.      Nêu cảm nhận của anh/chị về công lao của Pa-xtơ trong việc tìm ra vắc-xin chữa bệnh dại.
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1 (3 điểm)
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
(Tự nguyện - Trương Quốc Khánh)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) về lẽ sống được nêu lên ở lời bài hát trên.
Câu 2 (4 điểm)
Phân tích bức tranh cảnh vật và con người ở phố huyện nghèo trong truyện “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam). Hãy làm rõ giá trị tác phẩm và tư tưởng nhân văn của nhà văn qua cách nhìn, cách cảm nghĩ về thân phận những con người đó.

B. GỢI Ý
PHẦN I
1.      Phương thức biểu đạt tự sự.
2.     Mị chú ý đến A Phủ bởi dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen.
3.     Sau khi chứng kiến A Phủ bị trói trong sân nhà thống lí Pá Tra, Mị đã suy nghĩ và vùng dậy cầm dao cắt dây trói cho A Phủ. MỊ chạy theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài.
4.      Chi tiết “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen” thể hiện nỗi đau khổ, tuyệt vọng của A Phủ.
5.      Phương thức biểu đạt: miêu tả.
6.     Có thể đặt các tiêu đề: Việc phát minh ra vắc-xin phòng dại; Tấm lòng của bác sĩ Pa-xtơ; Một phát minh vĩ đại.
7.      Tác giả đã miêu tả tâm trạng Pa-xtơ trong những ngày quyết định tiêm thử nghiệm vắc-xin trên người: đầy băn khoăn, lo lắng (nét mặt đầy ưu tư, nhỡ có tai biến thì sao) sự lựa chọn khó khăn, đau khổ (nhưng không còn cách nào khác), quyết đoán (đi đến quyết định), tâm trạng nặng nề, đày đau khổ (chín ngày dài dằng dặc như chín tháng, Pa-xtơ day dứt suốt đêm ròng, tóc ồng bạc thêm).
8.     Học sinh nêu cảm nhận, chú ý các ý: tinh thần làm việc, lao động của nhà khoa học đầy nghiêm túc, sự cẩn trọng khi đối diện với tính mạng con người; đóng góp vĩ đại, thành tựu to lớn để cứu giúp con người.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích khát vọng sống ở nhân vật thị và Mị
PHẦN II
Câu 1.
a) Mở bài
Giới thiệu đoạn trích trong lời bài hát “Tự nguyện” của Trương Quốc Khánh, một bài hát nổi tiếng, gắn với tuổi trẻ thế hệ chống Mĩ cứu nước nhưng cũng có ý nghĩa vượt thời gian. Những lời ca đó đề cập đến tinh thần cống hiến, hiến dâng cho đời, cho dân tộc của mỗi thành viên trong cộng đồng.
b) Thân bài
Giải thích: Lời bài hát có 4 mệnh đề “nếu... thì” để diễn tả khát vọng cống hiến. Từ việc lựa chọn những sự vật đẹp, có ích như: chim (loài bồ câu trắng), hoa (đoá hướng dương), mây (vầng mây ấm), tác giả đưa đến logic: là người cần sống có ích, cống hiến, thậm chí hiến dâng cả sinh mệnh mình cho quê hương, đất nước.
*    Bình luận
-      sống có ích, sống cống hiến là lí tưởng sống cao đẹp, gắn với lớp thanh niên thời chống Mĩ, những con người đã xác định rõ ràng lí tưởng cách mạng, để đóng góp cho công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Nhưng vấn đề có ý nghĩa muôn đời. Nếu là con chim, là chiếc lá/Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh/Lẽ nào vay mà không trả/sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình (Tố Hữu); Muốn làm con chim hót/'Muốn làm một nhành hoa/Ta nhập vào hoà ca. Một nốt trầm xao xuyến (Thanh Hải).
-      Cống hiến là hành động đóng góp cái quý giá của mình vào sự nghiệp chung, sự nghiệp của tập thể. Mỗi người ở những vị trí khác nhau đều phải có những đóng góp nhằm xây dựng đất nước, đem lại những giá trị cho xã hội, dù nhỏ bé cũng đáng quý, đáng trân trọng.
*     Bàn bạc mở rộng
-        Những biểu hiện tích cực của lí tưởng: Thế hệ trẻ lại càng cần phải có tinh thần cống hiến xả thân: Từ những năm 1960 phong trào thanh niên Ba sẵn sàng, Ba đảm đang... trở thành nguồn cảm hứng, động viên, thôi thúc thanh niên lên đường nhập ngũ, đi đến bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần. (dẫn chứng về lớp thanh niên chống Mĩ cứu nước: Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm, những cô gái Đồng Lộc...)
— Những biểu hiện không tích cực của lí tưởng: Trong cuộc sống hôm nay, dù thanh niên bây giờ có nhiều nhu cầu và biểu hiện thực tế hơn, đời thường hơn, thì quan niệm sống có ích, lí tưởng sống cống hiến vẫn tồn tại, vẫn định hướng cho họ. Một số người có lối sống ích kỉ thờ ơ, chạy theo vật chất tầm thường, thích hưởng thụ, bất chấp mọi thủ đoạn để đạt cho bằng được những ham muốn của mình không phải bây giờ mới có. Nhưng ở thời hiện tại, những biểu hiện đó tác động to lớn đến xã hội, làm xấu đi hình ảnh của thế hệ trẻ. Nhiều khi, các chọn lựa đó được nhiều người trẻ biện hộ là sự tự do, dân chủ, là tính độc lập, cá tính của họ.
* Phương châm ứng xừ, hành động
Mỗi thanh niên khi xác định được mục đích sống của đời mình, là đã dám phấn đấu, làm việc để thực hiện những mục tiêu, những mơ ước. Từ đó, mỗi người sẽ cố gắng, nỗ lực lao động, có ý thức để xây dựng sự nghiệp, đóng góp cho gia đình, cộng đồng, xã hội. Họ sẵn sàng chấp nhận những thách thức, vượt qua những cản trở, và họ sống không ích kỉ.
Tinh thần tình nguyện của thanh niên bao giờ cũng là nét đẹp nhất, thu hút nhất và đáng trân trọng nhất nơi những người trẻ. Trước mỗi tai nạn của cộng đồng, mỗi nguy nan của đất nước, mỗi yêu cầu của cuộc sống, chúng ta lại thấy sự có mặt của màu xanh trong sắc áo và tinh thần của những người thanh niên tình nguyện.
c) Kết luận
Trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước hiện nay, vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa, Biển Đông là vấn đề nóng bỏng hàng ngày càng đòi hỏi lớp thanh niên nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ của mình. Từ đó, chúng ta cần không ngừng nỗ lực, phấn đấu, nâng cao trình độ, khoa học công nghệ, nâng cao vị thế sức mạnh của cộng đồng, dân tộc.
Câu 2.
a) Mở bài
-      Thạch Lam là một cây bút mang phong cách đặc biệt trong Tự lực văn đoàn với văn phong điềm tĩnh, nhẹ nhàng mà truyền cảm lạ lùng. Thạch Lam thường quan tâm đến những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội.
-       Truyện “Hai đứa trẻ” rất tiêu biểu cho phong cách văn chương này của tác giả. Qua cảnh phố huyện nghèo, cảnh những đứa trẻ chờ tàu, tác giả thể hiện tấm lòng và những quan điểm hết sức nhân văn về con người.
b) Thân bài
Giới thiệu về truyện Hai đứa trẻ và bút pháp nghệ thuật của nhà vãn:
-       Đây là truyện ngắn xuất sắc của cây bút vàn xuôi lãng mạn Thạch Lam, rút từ tập truyện ngắn “Nắng trong vườn” (1938).
-       Nét đặc sắc trong văn chương của Thạch Lam là bút pháp tâm lí trữ tình, không thiên về miêu tả những xung đột gay gắt của hiện thực mà quan tâm tới những rung động tinh vi “như cánh bướm non’* trong tâm hồn con người. Truyện của ông thường không có cốt truyện, tất cả cứ nhẹ nhàng, mơn man “như một bài thơ trữ tình đượm buồn”.
*    Hình ảnh phố huyện nghèo
“ Bức tranh phố huyện được đặt trên nền thiên nhiên lúc chiều muộn và đang đi dần vào đêm. Những câu văn dài, chậm buồn đã bắt được đúng cái hồn của buổi chiều quê nơi phố huyện. Đây là một thiên nhiên đẹp nhưng tàn và buồn. Tất cả đều được mô tả ở độ sắp sửa lụi tàn, sắp sửa biến mất.
-       Phiên chợ tàn: “chợ về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chi còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía... Mùi ẩm mốc bốc lên.”. Thiên nhiên trong Hai đứa trẻ không chỉ buồn và tàn mà còn thấm đẫm chất thơ và êm dịu. Khung cảnh phố huyện trong một buổi chiều tàn của Hai đứa trẻ tuy có buồn nhưng không khiến cho người đọc cảm thấy chán nản. Ngay trong nhịp điệu u buồn đó, ta vẫn nhận ra những ý vị thật thân quen của hơi thở quê hương, của hồn Việt bình dị.
-       Thiên nhiên trong tác phẩm mang tính lưỡng trị, vừa khơi gợi, vỗ về tâm hồn người đọc trong những cảm xúc bâng khuâng, dịu dàng, lại vừa đánh lạc hướng cảm xúc. Người đọc bị bẫy vào một thế giới êm ái, tưởng như chẳng có gì để rồi lại bị sa ngay vào sợi tơ nhện của sự day dứt trước những mảnh đời nơi phố huyện lầm than.
*    Những kiếp người cũng mỏi mòn, quẩn quanh
-       Truyện dường như không có gì để kể, chỉ là cuộc sống uể oải của con người nơi một phố huyện heo hút và những buồn vui âm thầm của hai đứa trẻ - những chuyện vặt vãnh mà chỉ một chút lơ đễnh thôi người đọc sẽ rất dễ lãng quên. Nếu cái nghèo mới chỉ là cái đói về vật chất thì cái buồn chán lại là cái đói về tinh thần. Nó âm ỉ và tê tái hơn gấp nhiều lần sự thiếu ăn, thiếu mặc.
-       Con người phố huyện hiện lên trong bóng tối: Cách miêu tả bóng tối của Thạch Lam rất lạ. Nó dường như không xuất phát từ thiên nhiên mà đi ra từ đôi mắt của thiếu nữ: “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần”. Đây không chỉ giản đơn là thứ bóng tối vật lí mà còn là thứ bóng tối thân phận và số phận.
-     Nhà văn sử dụng nghệ thuật tương phản đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn khi miêu tả ánh sáng - bóng tối. Đặc biệt nhất là ánh sáng được nhắc lại nhiều lần, khi là “hột sáng”, “vệt sáng” lúc lại là “quầng sáng”. Đây là một ám ảnh nghệ thuật mạnh mẽ, gây ấn tượng sâu sắc về sự đậm đặc của bóng tối và những kiếp người cũng nhỏ nhoi, leo lét như ngọn đèn nơi chõng hàng chị Tí.
-     Mỗi người mỗi cuộc sống khác nhau song đều gặp nhau ở sự lam lũ mưu sinh và vật vờ tồn tại. Đó là lũ trẻ con bới nhặt những thứ người ta đã bỏ đi sau phiên chợ, là gia đình chị Tí, gia đình bác xẩm... Ám ảnh nhất có lẽ là tiếng cười giòn, vang của cụ Thi điên cứ tắt dần trong ngõ vắng.
* Tư tưởng của nhà văn về vấn đề thân phận con người
-     Thạch Lam không chú tâm miêu tả số phận bi đát của con người trong nghèo khổ mà ông suy tư nhiều đến đời sống tinh thần của họ. Những con người sống buồn tẻ, nhợt nhạt, mòn mỏi qua năm tháng. Tinh thần nhân đạo ấy toát lên trước hết ở niềm xót thương chân thành của nhà văn trước những cảnh đời tội nghiệp, nhỏ bé, mong manh nơi phố huyện. Thạch Lam đã viết về cuộc sống nghèo nàn của họ với tình yêu thương và cảm thông sâu sắc. Đây cũng là điểm gặp gỡ của nhà văn với các cây bút đương thời như Xuân Diệu (Tỏa Nhị Kiều), Nam Cao (Sống mòn, Đời thừa).
-     Thạch Lam còn muốn gióng lên trong tâm trí con người một hi vọng mong manh về cuộc sống. Niềm hi vọng ấy được nhà văn gửi vào việc chờ đợi đoàn tàu đi qua phố huyện của hai chị em Liên.
Đặt trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam những năm 1930-1945, đó chính là sự thức tỉnh của ý thức cá nhân mới mẻ. Nói lên điều này, tác phẩm của Thạch Lam đã có sự đóng góp đáng kể làm phong phú hơn tư tưởng nhân đạo thời kì này.
c) Kết luận
“Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn đặc sắc, thể hiện sinh động tư tưởng nghệ thuật của Thạch Lam. Đó là tấm lòng yêu thương, trân trọng những con người nhỏ bé, là sự thức tỉnh về cuộc sống buồn tẻ, vô vị đang giết chết con người và ước muốn vượt thoát khỏi tình trạng ấy.

Xem thêm >>> Chất thơ của truyện "Hai đứa trẻ"

Để lại những thắc mắc và ý kiến đóng góp của bản thân ở phía dưới comment nhé! Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe