Đăng ký

Phân tích hành trình chuyến đi chụp ảnh của nghệ sĩ Phùng

A. ĐỀ BÀI

PHẦN I) ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Liên quay lại nhìn em, thấy An cũng đã ngủ say tay nắm chặt tà áo chị và đầu vẫn dựa vào vai. Liên nhìn quanh đêm tối, gió đã thoảng lạnh và đom đóm không còn nữa. Chị củi xuống vực em vào trong hàng, mắt cũng đã ríu lại. Chị gài cửa cẩn thận và vặn nhỏ đèn đặt trên cái quả thuốc sơn đen. Rồi Liên đến bên em nằm xuống. Chị gối đầu lên tay nhắm mắt lại. Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh của thế giới quanh mình mờ mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Nhưng Liên không nghĩ được lâu; mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.
                                                                                                                                                                 (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
1.   Nên phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.
2.      Phân tích ngữ pháp câu văn “Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh thế giới quanh mình mờ mờ đi trong mắt chị”.
3.      Hình ảnh “như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ” muốn nói điều gì?
4.      Trong truyện ‘Hai đứa trẻ”, Thạch Lam miêu tả nhiều loại ánh sáng nhưng hình ảnh chủ yếu là bóng tối. Sử dụng câu văn trên là câu chốt, viết đoạn văn (từ 10 - 12 câu) theo lối diễn dịch.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Đến thời Pháp thuộc vào lối 1885 - 1895, thực dân mới nhận ra trống đồng là một di vật rất quý, nên tìm mua khắp nơi. Xin ghì lại đây mấy chiếc nổi tiếng. Trước hết là hai chiếc loại thời danh nhất, một do Mouite lấy được của bà goá quan lang người Mường ở miền Sông Đà tỉnh Hoà Bình. Chiếc này được đem trưng bày ở Hội chợ quốc tế Paris 1889 rồi mất tích, đến năm 1936 thấy xuất hiện ở Bảo tàng Guimet. Hai là chiếc trống khai hoá do Guimet lấy được ở một tù trưởng Miêu tộc trên Vân Nam, cũng đưa đẩu xảo ở Paris rỏi mất tích như chiếc trên, sau thấy xuất hiện ở bên Đức tại Bảo tàng dân tộc học thành Vienne. Chiếc thứ ba là trống Ngọc Lữ của chùa Long Đại Sơn làng Ngọc Lũ tỉnh Hà Nam. Năm 1901 trường Viễn Đông Pháp đã nhờ trung gian chánh sứ Phủ Lý lấy trống ấy về Viễn Đông Bác cổ, nay ở Hà Nội. Chiếc thứ tư là trống Hoàng Hạ, tỉm được năm 1932 nhân lúc khai sông gần làng Hoàng Hạ tỉnh Hà Đông được trao cho trường Viễn Đông Pháp để ở Bảo tàng Finot, nay cũng ở Hà Nội. Đó là cặp trống đẹp nhất, cổ nhất hơn cả hai trống Sông Đà và Khai Hoá, nhất là trống Ngọc Lũ, quyển Sứ Điệp căn cứ trên trống ấy.
                                                                                                                                                                  (Trích Trống Đồng - Kim Định)
5.       Đoạn văn trên sử dụng thao tác lập luận chính nào?
6.      Đoạn văn trên viết theo cấu trúc lập luận nào? Chỉ ra câu chốt của đoạn văn.
7.        Chỉ ra các biện pháp liên kết ở đoạn văn trên.
8.     Dùng câu văn “trống đồng là một di vật rất quý”, viết đoạn văn 7-8 câu theo cấu trúc quy nạp.

PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Trong văn bản cổng trường mở ra, Lý Lan viết: Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cẳng, rồi buông tay mà nói: đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con.
Từ sự hiểu biết và thực tế của bản thân em, hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) về tính tự lập và sự chủ động hoà nhập với thế giới xung quanh.
Câu 2 (4 điểm)
"Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí". (Gorki)
Giải thích ý kiến trên và bằng việc phân tích hành trình chuyến đi chụp ảnh của nghệ sĩ Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) làm sáng tỏ nhận định của Gorki.

B. GỢI Ý

PHẦN I
1.     Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên: Tự sự.
2.       Câu ghép:
C1: Những cảm giác ban ngày
V1: lắng đi trong tâm hồn Liên
C2: hình ảnh thế giới quanh mình
V2: mờ mờ đi trong mắt chị
3.      Tác giả so sánh cuộc đời Liên “như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ” thể hiện số phận, cuộc đời Liên rất nhỏ bé, mờ nhạt, đáng thương. Cô đang sống mòn mỏi, mờ dần, chìm trong bóng tối của sự nhàm chán, nhạt nhẽo. Thể hiện cái nhìn của nhà văn về số phận con người rất sâu sắc và tinh tế.
4.      Chú ý các chỉ tiết trong truyện miêu tả ánh sáng: ngọn đèn chị Tí, ánh sáng quán phở bác Siêu, ánh sáng từ những toa tàu.... Nhưng ánh sáng nhỏ dần (vệt sáng, hột sáng...) và chúng bị nuốt chửng trong bóng tối. Thạch Lam nhắc đến ánh sáng 7 lần nhưng có hơn 20 lần nói đến bóng tối.
5.       Thao tác lập luận chính: Phân tích.
6.      Cấu trúc lập luận đoạn văn: diễn dịch. Câu chốt: Đến thời Pháp thuộc vào lối 1885 - 1895 thực dân mới nhận ra trống đồng là một di vật rất quý, nên tìm mua khắp nơi. '
7.      Phép thế: “mấy chiếc” (câu 2) cho “trống đồng” (câu 1); “đó là” (câu 9) thay cho “trống Ngọc Lũ” (câu 6) và “trống Hoàng Hạ” (câu 8). Liên kết nội dung theo trình tự thời gian và logic:’ trước hết, hai là, chiếc thứ ba, chiếc thứ tư.
8.       Học sinh viết đoạn văn.
PHẦN II
Câu 1
Gợi ý:
- Mục đích: Kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận xã hội, bàn về một cách sống, lối sống, đặc biệt gắn với tuổi trẻ và bản thân người viết. Vì thể ngoài những cách lập luận, giải thích, nêu dẫn chứng người viết cần đưa ra những ví dụ về sự trải nghiệm của bản thân.
-       Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: Làm đúng kiểu bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý rõ ràng. Biết vận dụng phối hợp các thao tác nghị luận giải thích, chứng minh, bình luận. Lời văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi ngữ pháp, lỗi logic.
Dung lượng 600 từ (tương đương 2,5 trang giấy).
a) Mờ bài
-       Nêu vấn đề cần bàn luận: tính tự lập và sự chủ động hoà nhập với thế giới xung quanh của mỗi con người.
“Học sinh có thể nêu xuất xứ của phần trích dẫn trong bài cổng trường mở ra, nói về tâm sự của người mẹ trước ngày khai trường của con, đe dẫn đến vấn đề nghị luận: sự dìu dắt, chỉ bảo, nâng đỡ của cha mẹ là rất cần thiết nhưng sự tự lập, chủ động của mỗi chúng ta là yếu tố quyết định sự trưởng thành, năng lực và sự thành công của mỗi người.
b) Thân bài
-       Giải thích nội dung bàn luận: cần thiết giải thích các từ ngữ cụ thể để đi đến ý nghĩa khái quát: “cầm tay con mà dắt” (sự dẫn dắt, chăm sóc của người mẹ), “buông tay” (để cho con tự do, tự chủ), “can đảm” (bản lĩnh, khả năng của con), “thế giới này là của con” (con tự mình khám phá và hòa nhập với thế giới).
+ Tự lập: là khả năng tự làm việc, học tập, giải quyết những vấn đề của cá nhân mình mà không ỷ lại, nhờ vả, dựa vào sự giúp đỡ của người khác.
+ Chủ động: bản thân mình tích cực thực hiện, không chờ đợi, không thụ động trước hoàn cảnh.
-        Bàn luận về sự cần thiết của việc tự lập và chủ động:
+ Cần khẳng định: Sự chăm sóc, yêu thương, đùm bọc của cha mẹ, người thân yêu đối với chúng ta là những điều đáng quý, đáng trân trọng; là nền tảng cho sự phát triển, thành công của mỗi chúng ta.
+ Tuy nhiên, sự tự lập giúp con người có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Sự chủ động giúp con người thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách, không bị hoàn cảnh làm cho khó khăn, gục ngã.
+ Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tự lập và chủ động giúp mỗi cá nhân phát triển, không lệ thuộc, phát huy tính tích cực, sáng tạo, có như vậy mới vươn đến đỉnh cao thành công. Có thể nêu các dẫn chứng.
-        Biện pháp thực hiện sự tự lập và chủ động: Tự lập biểu hiện ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, tuy nhiên đặc biệt quan trọng với tuổi trẻ, gắn với giai đoạn khẳng định bản thân.
+ Muốn tự lập và chủ động, con người phải xác định rõ lối sống, quan niệm sống dựa vào năng lực bản thân; phải khẳng định sự tự tin, tích luỹ rèn luyện các kĩ năng sống, chăm sóc bản thân, suy nghĩ độc lập... Đặc biệt quan trọng là cá nhân phải có kế hoạch cho các công việc, cho việc học tập của mình, đồng thời phải biết phê phán những kẻ ích kỉ, dựa dẫm (lấy dẫn chứng minh hoạ - dẫn chứng từ thực tế, dẫn chứng trong đời sống).
+ Liên hệ với bản thân: đã tự lập và chủ động trong học tập, trong đời sống như thế nào?
-      Bàn bạc mở rộng và rút ra bài học nhận thức: Tự lập không có nghĩa là chủ nghĩa cá 'nhân ích kỉ, xa rời mọi người mà ngược lại cần xây dựng tập thể. Rút ra bài học nhận thức và hành động rèn luyện thái độ sống đúng đắn: từ suy nghĩ độc lập đến hành động, từ học tập đến đời sống, từ phẩm chất đến bản lĩnh sống, từ cá nhân đến cộng đồng dân tộc.
c) Kết luận
Tổng kết, nâng cao vấn đề: Tự lập và chủ động là những phẩm chất, thái độ sống tốt, nhất là trong xã hội hiện đại và hội nhập hiện nay.
Lưu ý: Học sinh cần đảm bảo cấu trúc bài nghị luận hợp lí, bài viết đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung, cần chú ý đến việc đưa vào kinh nghiệm và thực tế của bản thân người viết, vì nói về việc của bàn thân không có tính xác thực nên cần chú ý đến tính hợp lí trong lập luận của người viết.

Câu 2: 

Xem tại đây

Xem thêm >>> Liên hệ phát hiện của nghệ sĩ phùng đến khát vọng của Vũ Như Tô

Chúc các bạn học tập tốt <3
 

shoppe