Đăng ký

Vẻ đẹp và khí phách của Huấn Cao qua con mắt của viên quản ngục

A. ĐỀ BÀI
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yÊu cầu:
Tổng quát lại, về mọi phương diện, nổi bật lên tính phì nhiêu cao hơn của vùng sông Hồng và tính nghèo nàn của miền Đông châu thổ. Với magie, kali, lân ở phía tây cỏ nhiều hơn, đặc biệt là dọc sông Hồng và vùng cửa sông. Tình trạng này là do sông Hồng vốn là con sông bồi đắp phần phía tây của châu thổ bằng phù sa mịn hơn nhiều và giàu hơn nhiều, còn sống cầu và các con sông khác của phía đông vận chuyển những phù sa cát, nghèo chất kiềm và axit photphoric và khối lượng ít hơn nhiều. Nhưng tình hình này cũng gợi lên rằng sông Hồng đã tham gia một phần rất ít vào việc bồi đắp châu thể phía đông; mặc dù có sông Đuống, phù sa sông Hồng là dành cho các bờ sông và các cửa sông của chính nó; sông Đuống và sông Cà Lồ hình như không đem tới phía đông nhiều phù sa. Vả lại người ta đã biết rằng từ lâu sông Cà Lồ là không quan trọng gì nữa và sông Đuổng thường bị những bãi nổi ngáng trở, hạn chế rất nhiều lưu lượng của nó.
                                                                                           (Theo "Người nông dân châu thổ Bắc Kì", Pierre Gourou, trang 59)
1.      Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
2.     Dựa vào những yếu tố nào mà anh/chị nhận ra phong cách của văn bản đó.
3.      Cụm từ Tình trạng này trong câu số 3 dùng để chỉ điều gì?
4.     Từ hiểu biết của anh/chị, nêu những vai trò của sông Hồng đối với đời sống và sản xuất của người dân.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
                                                                                                (Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật)
5.      Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên.
6.     Phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng ở dòng thơ cuối.
7.     Viết đoạn văn (từ 8-10 câu) theo cấu trúc quy nạp, nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên.
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Từ hồi còn học trung học, cha tôi có thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh năm phút. Rồi vào đại học, ra trường, đi tìm việc làm, lập gia đình... cha tôi vẫn giữ thói quen như thế. Cha dạy tôi: Phải luôn tôn trọng giờ giấc, và đừng làm ai khó chịu vì mình chậm trễ con ạ. Năm ngoái được thăng chức giám đốc, cha thay đổi thói quen đột ngột. Cha vạn đồng hồ cho chạy chậm năm phút. Tôi thắc mắc, hỏi tại sao, cha trả lời: Phải nghiêm khắc với chính mình, nhưng cần rộng lượng với người khác con ạ.
(Sống ở đời — Phạm Quốc)
Viết bài văn (khoảng 600 từ) về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 2 (4 điềm)
Có ý kiến cho rằng: Nét độc đáo trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) là vẻ đẹp về tài năng và khỉ phách của Huấn Cao đều được cảm nhận qua con mắt và sự đánh giá của quản ngục.
Anh/chị hãy chứng minh và cho biết dụng ý của Nguyễn Tuân thông qua cách miêu tả đó.

B. GỢI Ý
PHẦN I
1.      Phong cách ngôn ngữ khoa học.
2.      Văn bản được sử dụng các dấu hiệu của văn bản khoa học: mangie, kali, lân, phù sa, chất kiềm và axit photphoric, lưu lượng, bồi đắp..., câu văn lập luận chặt chẽ; nghĩa của văn bản là nghĩa trực tiếp của từ ngữ, không sử dụng các từ ngữ biểu cảm, đa nghĩa.
3.      Cụm từ tĩnh trạng này thay cho cụm từ Với mangie, kali, lân ở phía tây có nhiều hơn, dùng để chỉ tính phì nhiêu cao hơn của vùng sông Hồng.
4.       Học sinh tự viết đoạn văn.
5.      Có 2 biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ trên:
-         Điệp từ “không”
-        Hoán dụ/ẩn dụ “trái tim”. Học sinh chỉ ra “trái tim” hoặc là ẩn dụ hoặc là hoán dụ thì đều chấp nhận. Trong trường hợp học sinh nóị được trái tim vừa là hoán dụ vừa là ẩn dụ thì có thể thưởng điềm.
6.      Giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ:
-       Hoán dụ: hình thức hoán dụ lấy bộ phận thay cho toàn thể, từ “trái tim** thay thế cho người lính, khẳng định tư thế tinh thần sẵn sàng chiến đấu.
-       Ẩn dụ: “trái tim” là bầu nhiệt huyết, tinh thần yêu nước, khát vọng đấu tranh giải phóng dân tộc của những người lính trẻ.
Biện pháp tu từ mang nội dung biểu đạt sâu sắc, hình ảnh đẹp mang tính thẩm mĩ và giàu sắc thái biểu cảm.
7.      Đoạn văn:
-       Hình thức: Học sinh viết được đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu viết theo đúng cấu trúc quy nạp, đủ số câu.
-Nội dung đoạn văn phải đảm bảo các ý:
+ Khổ thơ cuối tiếp tục mạch miêu tả về chiếc xe không kính, một hình ảnh cụ thể về sự thiếu thốn, tổn thất trong chiến tranh: nhấn mạnh từ “không” (kính, đèn, mui), cái “có” cũng là sự khó khăn (xước).
+ Khẳng định quyết tâm của những người lính lái xe, tư thế sẵn sàng vượt qua khó khàn bom đạn để chiến đấu, vì lí tưởng cao cả “Xe vẫn chạy vì miền Nam”.
- Cảm xúc mãnh liệt, thể hiện nhiệt tình, khí thế chiến đấu của người chiến sĩ lái xe.
PHẦN II
Câu 1
Đề bài yêu cầu viết bài văn nghị luận về một quan điểm, cách sống rút ra từ một truyện ngắn. Vì thế yêu cầu người viết phải phân tích một cách ngắn gọn câu chuyện để tìm ra bài học, ý nghĩa cần nghị luận. Việc giải thích truyện cần chỉ ra nhân vật, tình huống, chi tiết quan trọng nói lên nội dung: Phải nghiêm khắc với chính mình, nhưng cần rộng lượng với người khác.
a) Mở bài
Khác với bài văn bình luận một câu nói, bài văn nghị luận về câu chuyện không yêu cầu dẫn lại toàn bộ mà chỉ cần nêu ý nghĩa khái quát.
b) Thân bài
*     Giải thích, phân tích nội dung truyện
Câu chuyện là tình huống đối đáp giữa hai cha con về một thói quen trong cuộc sống hằng ngày: người cha luôn vặn đồng hồ nhanh 5 phút, để không bị đi làm muộn. Đó là thói quen mà nhiều người áp dụng, để dù muộn một hai phút thì vẫn sớm hơn so với giờ chuẩn. Tuy nhiên, khi làm giám đốc, người cha đã làm ngược lại: ông chỉnh đồng hồ chậm 5 phút, không phải vì ông tự cho mình quyền đi làm muộn mà vì ông muốn thể hiện lòng bao dung với người khác. Câu chuyện tuy ngắn nhưng đem lại nhiều bài học đáng suy ngẫm: bài học về nguyên tắc đúng giờ và bài học về lòng bao dung, độ lượng với người khác.
*     Bình luận
Ý nghĩa, bài học của câu chuyện rất thiết thực đối với cách sống, cách làm việc của mỗi chúng ta.
-     Đúng giờ thể hiện sự tuân thủ các nguyên tắc làm việc, thực hiện kỉ luật lao động, là nguyên tắc sống tốt đẹp, coi trọng chữ tín.
-     Đúng giờ cũng cho thấy vãn hoá, nhận thức, giáo dục của mỗi cá nhân, đồng thời cho thấy sự tôn trọng đối với người khác.
-     Một người không đúng giờ sẽ khiến người khác cảm thấy không tin tưởng để đặt các mối quan hệ hoặc hợp tác, giao phó công việc. Thậm chí còn ảnh hưởng tới mối quan hệ tình cảm. Văn hoá phương Tây rất coi trọng sự đúng giờ - họ vô cùng ghét tính trễ nải, vì họ cho rằng đó là hành vi thiếu tôn trọng người khác,
-     Để có thể đúng giờ, đảm bảo nguyên tắc sống và làm việc thì mỗi người cần phải có cách quản lí thời gian, công việc, nghiêm khắc với bản thân và luôn xuất phát sớm.
Học sinh có thể lấy những ví dụ: Tàu cao tốc thực sự có thể đại diện cho nét văn hoá tuyệt đối tôn trọng thời gian của người Nhật. Nếu bạn trễ giờ dù chỉ một phút, thậm chí là 30 giây trong chuyến tàu từ Osaka đi Kyoto, thì bạn có thể sẽ tốn thêm 2.000 Yên (khoảng 400.000 đồng tiền Việt) mua lại vé.
-       Người đàn ông sau khi thành giám đốc đã vặn đồng hồ chậm 5 phút, Không phải ông không có quy tắc riêng, mà ông luôn đặt người khác lên trước bản thân, và cách đối nhân xử thế mới là điều kiến tạo nên những nguyên tắc ông đặt ra cho bản thân mình. Ông sẵn sàng đến muộn 5 phút để không khiến mọi người khó xử.
-      Sự nghiêm khắc với bản thân, bao dung với người khác là hai mặt thống nhất của tính cách tốt đẹp mà con người cần có. Nghiêm khắc với bản thân là tiền đề để tạo ra sự bao dung với người khác. Chỉ có nghiêm khắc với bản thân mới có thể rèn luyện tính cách, thói quen, nhân phẩm của con người. Franklin, cố Tổng thống Mĩ là người rất nghiêm khắc với bản thân, ông đã phát hiện ra ba lỗi rất nghiêm trọng. Ba lỗi đó là: lãng phí thời gian, quan tâm đến chuyện vặt và tranh luận với người khác. Người có đầu óc như Franklin biết rằng, nếu không sửa đổi những khuyết điểm này thì không thể làm nên nghiệp lớn. Bởi vậy, mỗi tuần ông lấy một khuyết điểm phải sửa đổi làm mục tiêu, đồng thời mỗi hôm đều ghi lại xem bên nào thẳng. Tuần sau, ông lại nỗ lực sửa đổi một thói quen xấu khác. Trong hai năm, ông kiên trì chiến đấu với những khuyết điểm của bản thân.
 -     Người rộng lượng thường được đánh giá là người thành công trong cuộc sống, không những trong các hoạt động cộng đồng, trong công việc mà còn trong cuộc sống cá nhân.
-      Người khoan dung rộng lượng sẵn lòng dành thời gian, tài sản và khả năng của mình để đóng góp cho gia đình và xã hội. Họ còn mở rộng hơn mối quan hệ với những người xa lạ khác chứ không phải chỉ là những người thân xung quanh, Họ sẵn sàng làm việc tốt cho mọi người mỗi khỉ có dịp với tấm lòng bao dung và rộng mở.
-  Đặc điểm chung của người rộng lượng là sẵn sàng thực hiện bất kì mọi công việc được giao, hoàn thành mục tiêu trên bước đường đi của họ, nhưng không trái với lương tâm. Họ quan niệm rằng mọi thành công không chỉ dành cho riêng họ mà với tất cả mọi người.
-      Người rộng lượng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi cần cũng như tạo điều kiện giúp cho người khác thành công. Khi bạn đối xử tốt với ai thì người đó cũng sẽ đáp lại với bạn như thế. Chìa khoá thành công của người rộng lượng là cho đi nhiều hơn nhận lại. Tuy nhiên, những điều họ nhận được còn lớn hơn rất nhiều những thứ họ cho đi.
-       Người rộng lượng là người có cuộc sống thoải mái và những mối quan hệ tốt đẹp. Họ rộng lượng để không phải để tâm những thứ nhỏ nhặt, không bận tâm, không ganh đua, và vì thế họ tạo ra những mối quan hệ bền vững, tốt đẹp.
* Phương châm ứng xử
Một mặt cần tôn trọng các nguyên tắc khi ứng xử, khi làm việc, nghiêm khắc với bản thân mình; một mật cần yêu thương, rộng lượng, bao dung với người khác.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp bài nghị luận văn học chuẩn nhất
Câu 2.
Lưu ý: Đồ bài yêu cầu phân tích hình tượng Huấn Cao với hai đặc điểm nổi bật: Tài năng và khí phách. Chú ý nét đặc sắc trong cách kể chuyện của tác giả là vẻ đẹp đó được cảm nhận qua cái nhìn của quản ngục, tạo nên sự toả sáng của nhân vật một cách khách quan.
a) Mở bài
- “Vang bóng một thời” là tập truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Tuân thời kì trước Cách mạng tháng Tám 1945 (in lần đầu năm 1940). “Chữ người tử tù” nằm trong tập truyện này.
-       Truyện ngắn đã khắc hoạ được một hình tượng đẹp: Hình tượng Huấn Cao. Đặc biệt, chân dung nhân vật Huấn Cao lại luôn được đặt trong sự quan sát, đánh giá của viên quản ngục.
b) Thân bài
Giới thiệu chung về hình tượng Huấn Cao - nhân vật trung tâm của tác phẩm. Hình tượng nhân vật này được xây dựng từ nguyên mẫu Cao Bá Quát - một danh sĩ thế kỉ 19, nổi tiếng về tài viết chữ đẹp và khí phách lừng lẫy. Nguyễn Tuân đã khai thác triệt để đặc điểm này khỉ xây dựng nhân vật Huấn Cao, biến Huấn Cao trở thành một ẩn dụ nghệ thuật, bộc lộ ý đồ tư tưởng của mình: sự trân trọng, tôn thờ cái đẹp như một báu vật thiêng liêng vượt lên trên cõi đời phàm tục. Ở Huấn Cao có sự kết tụ, hài hoà giữa tài năng, khí phách và thiên lương.
*    Huấn Cao là người có tài năng khác thường
-       Nét tài hoa này thể hiện ở tài viết chữ đẹp. Tuy chưa xuất hiện nhưng tài viết chữ đẹp của Huấn Cao đã được viên quản ngục và thầy thơ lại nhắc đến với sự ngưỡng mộ. Ông là người viết chữ đẹp “nổi tiếng cả tỉnh Sơn. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.
-       Tình cảm, thái độ của quản ngục ngay từ khi mới gặp Huấn Cao: thầy quản đã quên đi chức trách của một nhà hành pháp để đau đớn, khát khao có được chữ ông Huấn về treo. Thái độ của viên quản ngục tạo ra hai cái khác thường: Tài hoa của Huấn Cao đạt đến mức khác thường và niềm đam mê cái đẹp của thầy quản cũng đạt tới mức khác thường. Cái khác thường sau tôn cao cái khác thường trước khiến vẻ đẹp của ông Huấn càng trở nên rực rỡ.
*    Huấn Cao là người có khí phách khác thường
Với cảm hứng lãng mạn, Nguyễn Tuân đã tô đậm nhân vật tới mức khác thường và lớn lao.
-       Huấn Cao lớn về tầm vóc tư tưởng. Ông là người dám từ bỏ công danh để xả thân vì nghĩa lớn, phất cờ dấy binh, chống lại triều đình, trở thành kẻ đại nghịch.
-       Huấn Cao lớn lao và bất khuất trong tư thế: bị bắt, bị khép vào tội đại nghịch nhưng ông vẫn giữ tư thế đàng hoàng, ung dung đến khinh bạc.
-       Sự xuất hiện của Huấn Cao trong nhà ngục tỉnh Sơn: hành động “đồ gông” cho thấy khí phách phi thường của Huấn Cao, chứng tỏ thái độ coi khinh cường quyền của một con người tuy bị cầm tù về thể xác nhưng lại hoàn toàn tự do về mặt tinh thần.
-       Trước cái uy của Huấn Cao, quản ngục không chỉ kính nể mà còn khiếp hãi. Bị Huấn Cao xua đuổi, kẻ nắm trong tay quyền lực chốn lao tù chỉ dám khúm núm: “xin lĩnh ý”. Đó cũng là sự khuất phục của quyền lực trước cái đẹp, khiến hình tượng Huấn Cao cứ sừng sững suốt cả thiên truyện.

*    Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng
-      Bức chân dung Huấn Cao chỉ được hoàn thiện khi nhà văn chấp bút đưa ra vẻ đẹp thứ ba: thiên lương trong sáng tạo thành thế liên hoàn giữa tài hoa - khí phách “ thiên lương. Huấn Cao còn có một tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, biết quý cái đẹp trong tỗm hèn người khác.
-      Cảnh cho chữ: vẻ đẹp của Huấn Cao được khắc hoạ nổi bật nhất, toàn diện nhất, sinh động nhất. Đây chính là sự thống nhất hài hoà đến cao độ của cái tài và cái tâm, của khí phách anh hùng và thiên lương trong sáng. Ở đây nhân vật không còn là một tù nhân nữa mà là một nghệ sĩ đang sáng tạo ra cái đẹp.
-       Kết thúc tác phẩm là lời khuyên của Huấn Cao dành cho quản ngục. Trong lời khuyên ấy, ta nhận thấy vẻ đẹp của nhân cách. Cái đẹp có thể nảy sinh từ cái chết nhưng cái đẹp không bao giờ song hành cùng cái ác. Giữ lấy thiên lương cho lành vững cũng chính là giữ được cái thiện ở đời. Lời khuyên cùng những hoài bão tung hoành của cả đời Huấn Cao đã cảm hoá được viên quản ngục: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
*    Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân:
Tác giả đã chọn được một chi tiết nghệ thuật hết sức độc đáo để phô diễn quyền uy của cái đẹp trong việc khuất phục quyền lực của cái ác, cái xấu.
Nguyễn Tuân chọn thời điểm người anh hùng sa cơ để bộc lộ bản lĩnh của mình. Đấy cũng là chỗ độc đáo trong bứt pháp nghệ thuật của Nguyễn Tuân - tước bỏ những thước đo bên ngoài đề miêu tả người anh hùng với thước đo mới từ bên trong. Cái “hùng” của nhân vật được toát lên từ thái độ và con mắt đánh giá của người khác.
c) Kết luận
Nguyễn Tuân đã thành công khi xây dựng một chân dung con người rất mực tài hoa, khí phách và có thiên lương trong sáng như Huấn Cao. Nguyễn Tuân chứng minh bằng cách đưa Huấn Cao vào tận ngục tù mà vẫn toả sáng. Hình ảnh lồng lộng của ông Huấn chính là biểu tượng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, là lời tụng ca bất tận cho cái đẹp vĩnh cửu của cuộc đời này.

Xem thêm >>> Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà

Trên đây là bài viết phân tích, chứng minh và làm rõ dụng ý của tác giả khi thể hiện vẻ đẹp, khích phách của Huấn Cao qua con mắt của viên quản ngục. Chúc các bạn học tập tốt <3