Đăng ký

Đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân

A. ĐỀ BÀI

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dau làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác.xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt 
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương 
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
                                          (Nói với con - Y Phương)
1.       Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
2.       Chỉ ra biện pháp điệp từ trong văn bản trên và nêu tác dụng của chúng.
3.     “Người đồng mình” được tác giả miêu tả qua những từ ngữ nào? Nêu cảm nhận của anh chị về “người đồng mình”.
4.     Tác giả nhắn nhủ gì qua mấy dòng thơ “Lên đường/Không bao giờ nhỏ bé được/Nghe con”?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Theo kết quả khảo sát Expat Explorer của Ngân hàng HSBC thì Việt Nam hiện đứng thứ 10 trong danh sách các nước ở châu Á hấp dẫn người nước ngoài làm việc, đứng đầu là Singapore. Tiêu chí của cuộc khảo sát dựa trên các yếu tẻ như mức độ thu nhập, thu nhập sau thuế và khả năng mua sắm đồ đắt tiền. Không những thế, theo khảo sát chi phí sinh hoạt năm 2012 của công ty tư vấn ECA International thực hiện trên 193 quốc gia thì TP. HCM là thành phố rẻ nhất ở Đông Nam Á và đứng thứ 217 trên toàn cầu. Thành phố Hà Nội xếp ở vị trí 204. Xu hướng trong một vài năm tới người nước ngoài “đổ bộ ” vào Việt Nam lập nghiệp và làm việc sẽ nâng cao. Điều này sẽ làm phong phú hơn đời sống của người Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Nói như anh Đặng Hoàng Nam thì: “Mình phải nhìn mặt tích cực của vấn đề này như là họ sẽ mang đến sự cạnh tranh trong công việc, mà cạnh tranh sẽ là động lực để thúc đẩy sự phát triển. Hơn nữa, việc giao thoa với các nền văn hoá khác cũng là một điều thú vị.
                                             (Theo http://www.radioaustralia.net)
5.       Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận chính nào?
6.       Chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn trên.
7.     Những tiêu chí nào khiến Việt Nam hấp dẫn người nước ngoài đến làm việc?
8.     Người nước ngoài để bộ vào Việt Nam làm việc sẽ làm phong phú hơn đời sống người Việt Nam trong nhiều lĩnh vực được hiểu như thế nào?
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Con người từng ngày thay đổi công nghệ nhưng chính công nghệ cũng đang thay đổi cuộc sống của con người,
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) về ý kiến trên.
Câu 2 (4 điểm)
Phong cách văn học (hay phong cách nghệ thuật) nảy sinh do chính những nhu cầu của cuộc sống, bởi vì cuộc sống luôn đòi hỏi sự xuất hiện của những nhân tố mới mẻ, những cái không lặp lại bao giờ; và nó cũng nảy sinh từ nhu cầu của quá trình sáng tạo văn học vì đó là một yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, sức sống của tác phẩm.
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 181)
Bằng việc phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù, anh/chị hãy chỉ rõ những đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

B. GỢI Ý
PHẦN I
1.   Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt: biểu cảm
2.    Biện pháp điệp từ trong văn bản:
“ Sống (3 lần: sống trên đá không chê đá gập ghềnh/sống trong thung không chê thung nghèo đối/sống như sông như suối). Tác dụng: nhấn mạnh những điều kiện sống, hoàn cảnh sống khác nhau của người đồng mình, để thấy được những đức tính tốt đẹp của con người thể hiện qua cách sống: mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt, hoà hợp với thiên nhiên, cuộc sống bình thường, giản dị, thích nghi với những điều kiện cụ thể.

- Người đồng mình: lặp lại 3 lần, nhấn mạnh nhân vật trữ tình “người đồng mình” là những người dân, là cộng đồng, là đồng bào thân thuộc, gắn bó máu thịt.
3.   “Người đồng mình” được tác giả miêu tả qua những từ ngữ chỉ hình dáng (thô sơ da thịt), hoàn cảnh sống (sống trên đá, sống trong thung, sống như sông như suối, đục đá kê cao quê hương), tình cảm của tác giả (thương lim). Người đồng mình là hình tượng trữ tình để nhà thơ gửi gắm tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ của mình. Giữa lúc cuộc sống đổi thay, điều quan trọng không thể mất đi là văn hoá, phong tục gắn bó với cuộc sống con người. Chính những con người lao động thật thà, chân chất, gắn bó với quê hương, làng xóm là những người lưu giữ những giá trị tinh thần đó.
4.   Bằng giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, Y Phương đã gửi gắm trong đó lời tâm sự, mong mỏi thế hệ sau khẳng định tầm vóc của ý chí, của văn hoá cộng đồng. Khác với những lời khuyên nhủ về sự khiêm tốn, nhún nhường thông thường, Y Phương đã đem đến cho thế hệ sau niềm tự hào đến kiêu hãnh của những đứa con quê hương khi bước ra cuộc đời. Đây cũng là chiều sâu trong tư tưởng của bài thơ: sự khẳng định của con người trên bước đường đời phải gắn với những giá trị văn hoá bền vững.
5.    Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận: chứng minh
6.   Câu chủ đề của đoạn văn trên là: Theo kết quả khảo sát Expat Explorer của Ngân hàng HSBC thì Việt Nam hiện đứng thứ 10 trong danh sách các nước ở châu Á hấp dẫn người nước ngoài làm việc, đứng đầu là Singapore.
7.   Những tiêu chỉ khiến Việt Nam hấp dẫn người nước ngoài đến làm việc: mức độ thu nhập, thu nhập sau thuế và khả năng mua sắm đồ đắt tiền.
8.   Người nước ngoài đả bộ vào Việt Nam làm việc sẽ làm phong phú hơn đời sống người Việt Nam trong nhiều lĩnh vực: sự cạnh tranh, sự giao thoa văn hoá.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích bài thơ "Nói với con" của Y Phương
PHẦN II
Câu 1.
Đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề của đời sống hiện đại: sự phát triển của công nghệ như là thành quả văn minh to lớn của con người nhưng chính con người đang chịu sự tác động trở lại của công nghệ, vấn đề cần nhấn mạnh ở đây trước hết là công nghệ đã có những bước tiến vượt bậc, hỗ trợ, phục vụ con người, đồng thời công nghệ có những tác động tiêu cực đến con người ở những thói quen (lệ thuộc vào công nghệ, bỏ qua những mối quan hệ xã hội, thiếu sự vận động...), Từ đó, đề xuất những giải pháp và hành vi ứng xử của chúng ta.
a) Mở bài
-    Giới thiệu khái quát về sự thay đổi diện mạo thế giới ở những năm gần gây nhờ sự phát triển của công nghệ.
-    Nêu vấn đề cần nghị luận, vấn đề đó có ý nghĩa không chỉ trong cuộc sống hôm nay mà còn nhiều năm tiếp theo, định hướng hành vi, thói quen không chỉ của cá nhân mà còn cả cộng đồng, nhiều thế hệ.
b) Thân bài
*    Giải thích vấn đề nghị luận và bày tỏ thái độ
-     Thuật ngữ công nghệ (technology) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, hàm nghĩa về các công cụ, kĩ năng và mưu mẹo của con người trong các hoạt động sống. Ngày nay, công nghệ được xem là hệ thống các phương pháp, công cụ và năng lực giải quyết vấn đề, hay quy trình tạo ra sản phẩm (vật thể và phi vật thể). Luật Khoa học và công nghệ (năm 2000) định nghĩa: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kĩ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”.
-     Vấn đề đề bài đặt ra: con người đang ngày càng phát triển công nghệ nhưng cũng đồng thời lệ thuộc vào nó, bị nó chi phối, vấn đề này được đặt ra một cách thiết thực đối với chúng ta.
*   Thực trạng của vấn đề phát triển công nghệ và lệ thuộc vào công nghệ: “Công nghệ” không phải là thuật ngữ mới, mà ngay từ khi loài người xuất hiện đã xuất hiện công nghệ. Công nghệ gắn với những thời đại cụ thể, và vì thế nó luôn biến đổi, Việc phát triển, biến đổi công nghệ là một quy luật tất yếu, khi con người chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, nhằm phục vụ cho cuộc sống con người tốt hơn.
-     Thế kỉ 21 - thế kỉ của công nghệ và thông tin bùng nổ. Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà công nghệ mang lại khiến thế giới tưởng chừng như quá xa vời lại gần trong gang tấc, đồng thời mọi việc được thực hiện dễ dàng hơn, Chỉ một cú click chuột, vài tiếng lách cách gõ bàn phím là ta có thể biết được mọi sự việc đang diễn ra trên thế giới này.
• - Công nghệ hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống như: thư điện tử, máy giặt, nồi cơm điện... ra đời thay thế cho chim bồ câu đưa thư, giặt tay, bếp rơm, bếp củi. Sự có mặt của con người ở các nhà máy sản xuất ít hơn vì đa phần đều được tự động hoá, thành phẩm sản xuất ra đều chỉn chu và đẹp. Khi Internet xuất hiện, công nghệ bùng nổ thì thông tin cũng từ đó mà bùng nổ theo. Hàng loạt các website, các trang báo điện tử,... xuất hiện ngày càng nhiều (khoảng 634 triệu website đang hoạt động trên toàn cầu tính đến tháng 12/2012). Người dùng Internet cũng ngày một nhiều hơn (khoảng 2,4 tỉ người sử dụng Internet trên toàn cầu tính đến năm 2012).
*    Nêu hệ quả tác động
- Tích cực: Con người được hưởng lợi từ sự phát triển công nghệ: hưởng thụ các sản phẩm tốt hơn, tiện ích hơn, tiết kiệm sức lao động, đặc biệt là ở các công việc nguy hiểm, ô nhiễm; đời sống con người được nâng cao.
-     Tiêu cực: Công nghệ tác động không tốt đến đời sống con người: sự lệ thuộc vào công nghệ, con người trở nên lười suy nghĩ, lười vận động; những mối liên hệ thường ngày như trò chuyện, quan tâm, chăm sóc trở nên lỏng lẻo. Từng con người trở nên khô cứng, ít quan tâm đến nhau, ít biểu đạt tình cảm...
-     Thế giới công nghệ, thông tin đem đến cho con người những ảo tưởng, đặc biệt là bộ phận giới trẻ chìm đắm vào thế giới ảo (nghiện game online, mạng xã hội...) dẫn đến những hiện tượng xấu, không kiểm soát được bản thân, dẫn tới hành động sai trái, nguy hại (ví dụ: đã có những vụ án nghiêm trọng do game online đem lại, những phụ thuộc của con người vào công nghệ,..)
*    Đưa ra các giải pháp: Trong thời đại hiện nay, vẫn cần thiết phát triển công nghệ. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ cần tiết chế, phù hợp. Ở tầm vĩ mô là sự tăng cường quản lí, sử dụng công nghệ để phục vụ cho mục đích lành mạnh, phục vụ cộng đồng. Với các cá nhân, cần cân bằng giữa việc sử dụng công nghệ và thực hiện những trách nhiệm với cộng đồng, gia đỉnh, tạo ra các diễn đàn, sân chơi lành mạnh, gắn kết các cá nhân trong gia đình và xã hội.
c) Kết luận
Khái quát lại vấn đề đang nghị luận, đồng thời bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống cần nghị luận, phương châm ứng xử của bản thân.
Câu 2.                                                                                                                        
a) Mở bài                                                                                                                         
Giới thiệu chung:
-        Phong cách nghệ thuật là nét cá tính riêng biệt của tác giả, làm nên cái riêng, đặc sắc của nhà văn, và điều đó được thể hiện qua nhiều phương diện: ngôn từ, giọng điệu, cách thức tổ chức câu chuyện, lựa chọn nhân vật...
-        Sáng tác của Nguyễn Tuân có thể chia thành hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám - 1945, nhưng về cơ bản phong cách nghệ thuật của ông thống nhất: đó là việc khám phá, thể hiện vẻ đẹp khác thường của thiên nhiên và con người bằng sự tài hoa, uyên bác. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật đó.
b) Thân bài
Sự tài hoa và uyên bác của nhà văn được thể hiện qua các phương diện:
-         Lựa chọn đề tài độc đáo:
+ Nguyễn Tuân chọn đề tài về những giá trị xưa, của một thời vang bóng. Tập truyện ngắn trước Cách mạng đã thể hiện rõ quan niệm về đời sống, cách khám phá rất riêng của nhà văn. Trở về thời quá khứ, chọn một nhân vật Huấn Cao - người vừa nổi danh tài hoa viết chữ đẹp vừa có khí phách của kẻ chống đối triều đình; vừa là sự sáng tạo hư cấu của nhà văn, vừa có hình mẫu Cao Bá Quát ngoài đời sống...
+ Đề tài như thế đòi hỏi ở nhà văn sự hiểu biết, vốn tri thức vô cùng phong phú. Không am hiểu nghệ thuật thư pháp, SC không cảm nhận được ý nghĩa của hình tượng và các chi tiết trong truyện,
-         Sáng tạo tình huống độc đáo:
Nguyễn Tuân đã xây dựng một tình huống độc đáo: cuộc gặp gỡ trong hoàn cảnh trớ trêu của viên quản ngục với Huấn Cao - người mà hắn hằng ngưỡng mộ về tài viết chữ, ấp ủ mơ ước xin chữ của ông thì nay lại là người tử tù. Trong hoàn cảnh là người bị tội chết nhưng Huấn Cao lại đại diện cho cái đẹp, sức mạnh cao cả của thiên lương. Quản ngục là đại diện cho quyền lực của chế độ thỉ lại quỳ gối trước cái đẹp. Điều đó cho thấy, cái đẹp có sức mạnh cứu rỗi thế giới, không phân biệt giai cấp, địa vị. Cảnh cho chữ trở thành “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
+ Tài năng của nhà văn tạo dựng tình huống bất ngờ nhưng hợp lí, để thể hiện tư tưởng: Cái đẹp ngự trị trong cuộc sống, ngay cả ở chốn lao tù, nó sẽ chiến thắng cái chết, chiến thắng sự tầm thường.
-       Độc đáo ở nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Huấn Cao mang vẻ đẹp lí tưởng: Anh hùng và tài hoa, hình mẫu cả điển lí tưởng mà Nguyễn Tuân theo đuổi.
+ Quản ngục cũng là người biết trọng cái đẹp, trọng giá trị con người, có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài, là thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” giữa cuộc đời hỗn tạp.
+ Nhà văn đã rất cao tay, đặt quản ngục trong sự thử thách gay go giữa trách nhiệm và khát vọng. Khát vọng vươn tới cái đẹp đã chiến thắng nỗi sợ hãi, sự sỉ nhục. Trong sự đấu tranh tư tưởng đó, quản ngực hướng theo cái đẹp và như vậy, bộc lộ được bản chất trong sáng của mình. Từ đó, cách dẫn chuyện của tác giả cũng hết sức tự nhiên: Huấn Cao là nhân vật trung tâm nhưng hoàn toàn được cảm nhận qua con mắt của “phía bên kia” - quản ngục.
-      Ngôn ngữ: Sự uyên bác của nhà văn thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ, cung cấp những tri thức về đời sống xã hội xưa, nghệ thuật thư pháp: Nguyễn Tuân tỏ ra là người vô cùng am hiểu ngôn ngữ thời xưa: những ngôn từ của giới trí thức, quan lại. ông cũng có vốn từ vựng, sự tường tận về nghệ thuật thư pháp. Những trang văn, những cảnh tượng miêu tả hết sức tinh tế, cô đúc: Chỉ một cái dỗ gông đã nói lên khí phách của Huấn Cao, một lời thầy thư lại đã cho thấy phẩm chất của ông...
c) Kết luận
Với những yếu tố trên, chúng ta thấy rõ nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: tài hoa trong cách viết, uyên bác trong kiến thức, ngông về ý tưởng, đề cao tuyệt đối cái đẹp trong đời sống.

Xem thêm >>> Vẻ đẹp và khí phách của Huấn Cao qua con mắt của viên quản ngục

Trên đây là dàn ý phân tích đặc điểm nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân qua tác phẩm "Chữ người tử tù", hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3