- Điểm biểu diễn số phức - Có lời giải chi tiết
- Câu 1 : Tìm tập hợp các điểm biểu diễn số phứcz, biết rằng số phức \({{z}^{2}}\) có điểm biểu diễn nằm trên trục tung.
A Trục tung
B Trục hoành
C Đường phân giác góc phần tư (I) và góc phần tư (III).
D Đường phân giác góc phần tư (I), (III) và đường phân giác góc phần tư (II), (IV).
- Câu 2 : Tìm tập hợp các điểm \(M\) biểu diễn số phức z thỏa mãn:\(|z-(3-4i)|=2\).
A Đường tròn tâm \(I\left( 3,-4 \right)\) và bán kính \(R=2\).
B Đường tròn tâm \(I\left( -3,4 \right)\) và bán kính \(R=2\).
C Đường tròn tâm \(I\left( 3,-4 \right)\) và bán kính \(R=1\).
D Đường tròn tâm \(I\left( -3,4 \right)\) và bán kính \(R=1\).
- Câu 3 : Tìm tập hợp các điểm trên mặt phẳng tọa độ biểu diễn các số phức \(z\) thỏa mãn điều kiện\(|z(i+1)-1-i|=\sqrt{2}\).
A Đường thẳng \(x+y-2=0\).
B Đường tròn \({{x}^{2}}+{{(y-1)}^{2}}=1\)
C Cặp đường thẳng song song \(y=\pm 2\)
D Đường tròn \({{(x-1)}^{2}}+{{y}^{2}}=1\)
- Câu 4 : Tìm tập hợp các điểm \(M\) biểu diễn số phức z thỏa mãn:\(|z-i|=|(1+i)z|\)
A Đường tròn tâm \(I\left( 0,-1 \right)\) và bán kính \(R=\sqrt{2}\).
B Đường tròn tâm \(I\left( 0,1 \right)\) và bán kính \(R=2\sqrt{2}\)
C Đường tròn tâm \(I\left( 0,-1 \right)\) và bán kính \(R=2\).
D Đường tròn tâm \(I\left( 0,1 \right)\) và bán kính \(R=\sqrt{2}\).
- Câu 5 : Tìm tập hợp các điểm trên mặt phẳng tọa độ biểu diễn các số phức z thỏa mãn điều kiện \(2|z-1-2i|=|3i+1-2\bar{z}|\)
A Đường thẳng \(2x+14y-5=0\)
B Đường thẳng \(6x+1=0\)
C Đường thẳng \(3x+4y+5=0\)
D Đường thẳng \(3x-4y-5=0\)
- Câu 6 : Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z trên mặt phẳng toạ độ thoả mãn điều kiện \(|z-i|=1\) là:
A Đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left( 1,1 \right)\) và \(B\left( -1,1 \right)\).
B Hai điểm \(A\left( 1,1 \right)\) và \(B\left( -1,1 \right)\).
C Đường tròn tâm \(I(0;-1)\) và bán kính \(R=1\).
D Đường tròn tâm \(I(0;1)\) và bán kính \(R=1\).
- Câu 7 : Xác định tất cả những điểm trong mặt phẳng tọa độ biểu diễn các số phức z sao cho \({{z}^{2}}={{(\bar{z})}^{2}}\).
A \(\left\{ \left( x,0 \right)\mid x\in R \right\}\cup \left\{ \left( 0,y \right)\mid y\in R \right\}\)
B \(\{(x,y)\mid x+y=0\}\)
C \(\{(0,y)\mid y\in R\}\)
D \(\{(x,0)\mid x\in R\}\)
- Câu 8 : Xác định tập hợp tất cả những điểm trong mặt phẳng tọa độ biểu diễn các số phức z sao cho \({{z}^{2}}\) là số thực âm.
A \(\{(0,y)\mid y\in R\}\)
B \(\{(x,0)\mid x\in R\}\)
C \(\{(0,y)\mid y\ne 0\}\)
D \(\{(x,0)\mid x<0\}\)
- Câu 9 : Trong mặt phẳng phức, tập hợp các điểm biểu diễn của số phức z thỏa mãn điều kiện \(2|z-i|=|z-\bar{z}+2i|\) là
A đường thẳng có phương trình \(x+4y+13=0\)
B là một parabol có phương trình \({{x}^{2}}=4y\)
C là một parabol có phương trình \(4x={{y}^{2}}\)
D là một đường tròn có phương trình \({{x}^{2}}+{{(y+2)}^{2}}=4\)
- Câu 10 : Trong mặt phẳng phức, tập hợp các điểm biểu diễn của số phức z thỏa mãn điều kiện \(|z+2|=|i-z|\) là đường thẳng \(d\) có phương trình
A \(2x+4y+13=0\)
B \(4x+2y+3=0\)
C \(-2x+4y-13=0\)
D \(4x-2y+3=0\)
- Câu 11 : Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho số phức \(z\) thỏa mãn \(|z-i|=|z+3i|\). Tìm tập hợp điểm biểu diễn số phức \(z\).
A Một đường thẳng.
B Một đường tròn
C Một hyperbol
D Một elip.
- Câu 12 : Trong mặt phẳng phức, gọi \(A,B,C\) lần lượt là các điểm biểu diễn của các số phức \({{z}_{1}}=-1+3i\),\({{z}_{2}}=1+5i\), \({{z}_{3}}=4+i\). Tìm số phức với điểm biểu diễn \(D\) sao cho tứ giác \(ABCD\) là một hình bình hành.
A \(2+3i\)
B
\(2-i\)
C \(2-3i\)
D \(3+5i\)
- Câu 13 : Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), tập hợp các điểm biểu diễn số phức \(z\) thỏa mãn \(z\left( 1+i \right)\) là số thực là:
A Đường tròn bán kính bằng \(1\).
B Trục \(Ox\).
C Đường thẳng \(y=-x\).
D Đường thẳng \(y=x\).
- Câu 14 : Cho số phức \(v=a+bi\). Tập hợp các điểm trên mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) biểu diễn số phức \(z\) thỏa mãn điều kiện \(\left| z-v \right|=1\) là:
A Đường tròn \({{(x-a)}^{2}}+{{(y-b)}^{2}}=1\).
B Đường thẳng \(y=b\).
C Đường thẳng \(x=a.\)
D Đường thẳng \(x+y-a-b-1=0\).
- Câu 15 : Tập hợp các điểm trên mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) biểu diễn số phức \(z\) thỏa mãn điều kiện: số phức \(w=(z-i)(2+i)\) là một số thuần ảo là:
A Đường tròn \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}=2\).
B Đường thẳng\(x+2y-2=0\).
C Đường thẳng\(2x-y+1=0\).
D Đường parabol \(2x={{y}^{2}}\).
- Câu 16 : Cho số phức \(z\) thỏa mãn \(\left| z \right|=4\). Biết tập hợp biểu diễn các số phức \(w=\left( 3+4i \right)z+i\) là một đường tròn. Tìm bán kính \(R\) của đường tròn đó.
A \(R=20\)
B \(R=2\)
C \(R=4\)
D \(R=25\)
- Câu 17 : Trên mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), tìm tập hợp các điểm biểu diễn các số phức \(z\) thỏa mãn điều kiện \(|z-2|+|z+2|=10\).
A Đường tròn \({{(x-2)}^{2}}+{{(y+2)}^{2}}=100\)
B Elip \(\frac{{{x}^{2}}}{25}+\frac{{{y}^{2}}}{4}=1\)
C Đường tròn \({{(x-2)}^{2}}+{{(y+2)}^{2}}=10\)
D Elip \(\frac{{{x}^{2}}}{25}+\frac{{{y}^{2}}}{21}=1\)
- Câu 18 : Tìm tập hợp các điểm biểu diễn số phức\(z\), biết rằng số phức \({{z}^{2}}\) có điểm biểu diễn nằm trên trục hoành.
A Trục tung
B Trục hoành
C Đường phân giác góc phần tư (I) và góc phần tư (III).
D Trục tung và trục hoành.
- Câu 19 : Cho số phức \(z\) thỏa mãn \(\left| z-2 \right|=2\). Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn các số phức \(w=\left( 1-i \right)z+i\) là một đường tròn. Tính bán kính \(r\) của đường tròn đó
A \(r=\sqrt{2}\)
B \(r=2\)
C \(r=4\)
D \(r=2\sqrt{2}\)
- Câu 20 : Cho số phức \(z\)có \(|z|=4\). Tập hợp các điểm \(M\) trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) biểu diễn số phức \(w=\bar{z}+3i\) là một đường tròn. Tính bán kính đường tròn đó.
A \(R=4\)
B \(R=\frac{4}{3}\)
C \(R=3\)
D \(R=4\sqrt{2}\)
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 1 Lũy thừa
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 2 Hàm số lũy thừa
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 4 Hàm số mũ và hàm số lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 5 Phương trình mũ và phương trình lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 6 Bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 1 Nguyên hàm
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 2 Tích phân
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 3 Ứng dụng của tích phân trong hình học
- - Trắc nghiệm Toán 12 Bài 1 Số phức
- - Trắc nghiệm Toán 12 Bài 2 Cộng, trừ và nhân số phức