- Phép thử, biến cố và xác suất (có lời giải chi t...
- Câu 1 : Rút một lá bài từ bộ bài gồm \(52\) lá. Xác suất để được lá bích là
A \(\frac{1}{{13}}\)
B \(\frac{1}{4}\)
C \(\frac{{12}}{{13}}\)
D \(\frac{3}{4}\)
- Câu 2 : Một lớp có \(20\) học sinh nam và \(18\) học sinh nữ. Chọn ngẫu nhiên một học sinh. Tính xác suất chọn được một học sinh nữ.
A \(\frac{1}{{38}}.\)
B \(\frac{{10}}{{19}}.\)
C \(\frac{9}{{19}}.\)
D \(\frac{{19}}{9}.\)
- Câu 3 : Gieo hai con súc sắc. Xác suất để tổng số chấm trên hai mặt bằng \(7\) là:
A \(\frac{1}{2}\)
B \(\frac{7}{{12}}\)
C \(\frac{1}{6}\)
D \(\frac{1}{3}\)
- Câu 4 : Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương nhỏ hơn \(30\). Xác suất để số được chọn là số chia hết cho \(5\) bằng
A \(\frac{1}{5}\)
B \(\frac{6}{{29}}\)
C \(\frac{7}{{29}}\)
D \(\frac{5}{{29}}\)
- Câu 5 : Một tổ có \(7\) nam và \(3\) nữ. Chọn ngẫu nhiên \(2\) người. Tính xác suất sao cho \(2\) người được chọn đều là nữ.
A \(\frac{1}{{15}}\)
B \(\frac{2}{{15}}\)
C \(\frac{7}{{15}}\)
D \(\frac{8}{{15}}\)
- Câu 6 : Một bình chứa \(16\) viên bi với \(7\) viên bi trắng, \(6\) viên bi đen và \(3\) viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên \(3\) viên bi. Tính xác suất lấy được cả \(1\) viên bi trắng, \(1\) viên bi đen, \(1\) viên bi đỏ.
A \(\frac{1}{{560}}\)
B \(\frac{9}{{40}}\)
C \(\frac{1}{{28}}\)
D \(\frac{{143}}{{280}}\)
- Câu 7 : Một tổ học sinh có 7 nam và 3 nữ. Chọn ngẫu nhiên 2 người. Tính xác suất sao cho 2 người được chọn có ít nhất một người nữ là:
A \(\frac{2}{{15}}\)
B \(\frac{7}{{15}}\)
C \(\frac{8}{{15}}\)
D \(\frac{1}{{15}}\)
- Câu 8 : Một lớp có 20 nam sinh và 15 nữ sinh. Giáo viên chọn ngẫu nhiên 4 học sinh lên bảng giải bài tập. Tính xác suất để 4 học sinh được chọn có cả nam và nữ.
A \(\frac{{4615}}{{5236}}.\)
B \(\frac{{4651}}{{5236}}.\)
C \(\frac{{4615}}{{5263}}.\)
D \(\frac{{4610}}{{5236}}.\)
- Câu 9 : Gieo ngẫu nhiên 2 con xúc sắc cân đối đồng chất. Tìm xác suất của biến cố: “ Hiệu số chấm xuất hiện trên 2 con xúc sắc bằng 1”.
A \(\frac{2}{9}\)
B \(\frac{1}{9}\)
C \(\frac{5}{{18}}\)
D \(\frac{5}{6}\)
- Câu 10 : Một hộp đựng \(11\) tấm thẻ được đánh số từ \(1\) đến \(11\). Chọn ngẫu nhiên \(4\) tấm thẻ từ hộp. Gọi \(P\) là xác suất để tổng số ghi trên \(4\) tấm thẻ ấy là một số lẻ. Khi đó \(P\) bằng
A \(\frac{{16}}{{33}}\)
B \(\frac{1}{2}\)
C \(\frac{2}{{11}}\)
D \(\frac{{10}}{{33}}\)
- Câu 11 : Gọi \(A\) là tập hợp các số tự nhiên có \(5\) chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên thuộc tập \(A\). Tính xác suất để chọn được một số thuộc \(A\) và số đó chia hết cho 5.
A \(P = \frac{{11}}{{27}}\)
B \(P = \frac{{53}}{{243}}\)
C \(P = \frac{{2}}{{9}}\)
D \(P = \frac{{17}}{{81}}\)
- Câu 12 : Một chiếc hộp có chín thẻ đánh số thứ tự từ \(1\) đến \(9\). Rút ngẫu nhiên \(2\) thẻ rồi nhân hai số ghi trên thẻ lại với nhau. Tính xác suất để kết quả nhận được là một số chẵn.
A \(\frac{5}{{54}}\)
B \(\frac{8}{{9}}\)
C \(\frac{4}{{9}}\)
D \(\frac{13}{{18}}\)
- Câu 13 : Xét tập hợp \(A\) gồm tất cả các số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số từ \(A\). Tính xác suất để số được chọn có chữ số đứng sau lớn hơn chữ số đứng trước (tính từ trái sang phải) ?
A \(\frac{74}{{411}}\)
B \(\frac{62}{{431}}\)
C \(\frac{1}{{216}}\)
D \(\frac{3}{{350}}\)
- Câu 14 : Ba người cùng bắn vào \(1\) bia. Xác suất để người thứ nhất, thứ hai,thứ ba bắn trúng đích lần lượt là \(0,8;\,\,0,6;\,\,0,5\). Xác suất để có đúng \(2\) người bắn trúng đích bằng:
A \(0,24\)
B \(0,96\)
C \(0,46\)
D \(0,92\)
- Câu 15 : Hai người ngang tài ngang sức tranh chức vô địch của một cuộc thi cờ tướng. Người giành chiến thắng là người đầu tiên thắng được năm ván cờ. Tại thời điểm người chơi thứ nhất đã thắng \(4\) ván và người chơi thứ hai mới thắng \(2\) ván, tính xác suất để người chơi thứ nhất giành chiến thắng.
A \(\frac{3}{4}\)
B \(\frac{4}{5}\)
C \(\frac{7}{8}\)
D \(\frac{1}{2}\)
- Câu 16 : Xếp \(11\) học sinh gồm \(7\)nam, \(4\) nữ thành hàng dọc. Xác suất để \(2\) học sinh nữ bất kỳ không xếp cạnh nhau là?
A \(\frac{{7!.A_8^4}}{{11!}}\)
B \(\frac{{7!.A_6^4}}{{11!}}\)
C \(\frac{{7!.C_8^4}}{{11!}}\)
D \(\frac{{7!.4!}}{{11!}}\)
- Câu 17 : Một thí sinh tham gia kì thi THPT Quốc gia. Trong bài thi môn Toán bạn đó làm được chắc chắn đúng \(40\) câu. Trong \(10\) câu còn lại chỉ có \(3\) câu bạn loại trừ được mỗi câu một đáp án chắc chắn sai. Do không còn đủ thời gian nên bạn bắt buộc phải khoanh bừa các câu còn lại. Hỏi xác suất bạn đó được \(9\) điểm là bao nhiêu?
A \(0,079\)
B \(0,179\)
C \(0,097\)
D \(0,068\)
- Câu 18 : Ba cầu thủ sút phạt đến 11m, mỗi người đá một lần với xác suất làm bàn tương ứng là \(x\), \(y\) và \(0,6\) (với \(x > y\)). Biết xác suất để ít nhất một trong ba cầu thủ ghi bàn là \(0,976\) và xác suất để cả ba cầu thủ đều ghi ban là \(0,336\). Tính xác suất để có đúng hai cầu thủ ghi bàn.
A \(P(C) = 0,452\)
B \(P(C) = 0,435\)
C \(P(C) = 0,4525\)
D \(P(C) = 0,4245\)
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau