Phương pháp sử dụng vòng tròn lượng giác trong són...
- Câu 1 : Trên một sợi dây đàn hồi, hai đầu A B cố định có sóng dừng ổn định với bước sóng l = 24 cm. Hai điểm M và N cách đầu A những khoảng lần lượt là dM = 14 cm và dN = 27 cm. Khi vận tốc dao động của phần tử vật chất ở M là vM = 2 cm/s thì vận tốc dao động của phần tử vật chất ở N là
A \( - 2\sqrt 2 \) cm/s
B \( 2\sqrt 2 \) cm/s
C - 2 cm/s
D \( 2\sqrt 3 \) cm/s
- Câu 2 : Trong thí nghiệm về sự phản xạ sóng trên vật cản cố định. Sợi dây mền AB có đầu B cố định, đầu A dao động điều hòa. Ba điểm M, N, P không phải là nút sóng, nằm trên sợi dây cách nhau MN = λ/2; MP = λ. Khi điểm M đi qua vị trí cân bằng (VTCB) thì
A điểm N có li độ cực đại, điểm P đi qua VTCB.
B N đi qua VTCB, điểm P có li độ cực đại.
C điểm N và điểm P đi qua VTCB.
D điểm N có li độ cực tiểu, điểm P có li độ cực đại.
- Câu 3 : Cho sóng cơ ổn định, truyền trên một sợi dây rất dài từ một đầu dây. Tốc độ truyền sóng trên dây là 2,4 m/s, tần số sóng là 20 Hz, biên độ sóng là 4 mm. Hai điểm M và N trên dây cách nhau 37 cm. Sóng truyền từ M tới N. Tại thời điểm t, sóng tại M có li độ –2 mm và đang đi về vị trí cân bằng, Vận tốc sóng tại N ở thời điểm (t - 1,1125) s là
A \( - 8\pi \sqrt 3 \) cm/s
B \( 80\pi \sqrt 3 \) cm/s
C 8 cm/s
D 16π cm/s
- Câu 4 : Một sóng dừng trên dây có bước sóng λ và N là một nút sóng. Hai điểm P và Q nằm về hai phía của N có vị trí cân bằng cách N những đoạn lần lượt là λ/12 và λ/3. Ở vị trí có li độ khác không thì tỉ số giữa li độ của P so với Q là
A \( - {1 \over {\sqrt 3 }}\)
B \( {1 \over {\sqrt 3 }}\)
C - 1
D \( - \sqrt 3 \)
- Câu 5 : Sóng dừng trên dây có tần số f = 20 Hz và truyền đi với tốc độ 1,6 m/s. Gọi N là vị trí của một nút sóng ; C và D là hai vị trí cân bằng của hai phần tử trên dây cách N lần lượt là 9 cm và 32/3 cm và ở hai bên của N. Tại thời điểm t1 li độ của phần tử tại điểm D là \(- \sqrt 3 \)cm. Xác định li độ của phần tử tại điểm C vào thời điểm \({t_2} = {t_1} + {9 \over {40}}\)s
A \( - \sqrt 2 \) cm
B \( - \sqrt 3 \) cm
C \( \sqrt 2 \) cm
D \( \sqrt 3 \) cm
- Câu 6 : Sóng dừng trên dây nằm ngang. Trong cùng bó sóng, A là nút, B là bụng, C là trung điểm AB. Biết CB = 4 cm. Thời gian ngắn nhất giữa hai lần C và B có cùng li độ là 0,13 s. Tính vận tốc truyền sóng trên dây.
A 1,23 m/s
B 2,46 m/s
C 3,24 m/s
D 0,98 m/s
- Câu 7 : Sóng dừng trên dây có tần số f = 20 Hz và truyền đi với tốc độ 1,6 m/s. Gọi I là vị trí của một nút sóng ; M và N là hai vị trí cân bằng của hai phần tử trên dây cách I lần lượt là 9 cm và 28/3 cm và ở hai bên của I. Tại thời điểm t1 li độ của phần tử tại điểm N là \(2\sqrt 3 \) cm. Xác định li độ của phần tử tại điểm M vào thời điểm t2 = t1 + 0,125s.
A \( - 2\sqrt 3 \) cm
B \( - 3\sqrt 3 \) cm
C \( 2\sqrt 2 \) cm
D \( 2\sqrt 3 \) cm
- Câu 8 : Tạo sóng ngang trên một sợi dây AB = 0,3 m căng nằm ngang, với chu kì 0,02 s, biên độ 2 mm. Tốc độ truyền sóng trên dây là 1,5 m/s. Sóng lan truyền từ đầu A cố định đến đầu B cố định rồi phản xạ về A. Chọn sóng tới B có dạng uB = Acosωt. Phương trình dao động tổng hợp tại điểm M cách B một khoảng 0,5 cm là
A u = cos(100πt – π/2) mm
B u = 2cos100πt(mm)
C u = cos(100πt) mm
D u = 2cos(100πt – π/2) cm
- Câu 9 : Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đầu A cố định. Trên dây đang có sóng dừng ổn định. Gọi B là điểm bụng thứ hai tính từ A, C là điểm nằm giữa A và B. Biết AB = 30 cm, AC=20/3 cm, tốc độ truyền sóng trên dây là v = 50 cm/s. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là
A 4/15s.
B 1/5s.
C 2/15s.
D 2/5s.
- Câu 10 : Một sợi dây AB = 120 cm, hai đầu cố định, khi có sóng dừng ổn định xuất hiện 7 nút sóng. O là trung điểm dây, M, N là hai điểm trên dây nằm về hai phía của O, với OM = 5 cm, ON = 10 cm, tại thời điểm t vận tốc của M là 100 cm/s thì vận tốc của N là
A cm/s
B cm/s
C cm/s
D 100 cm/s
- Câu 11 : Sóng dừng xuất hiện trên sợi dây với tần số f = 5 Hz. Gọi thứ tự các điểm thuộc dây lần lượt là O,M,N,P sao cho O là điểm nút, P là điểm bụng sóng gần O nhất (M, N thuộc đoạn OP) . Khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp để giá trị li độ của điểm P bằng biên độ dao động của điểm M, N lần lượt là 1/20 và 1/15s. Biết khoảng cách giữa 2 điểm M,N là 0,2 cm. Bước sóng của sợi dây là:
A 5,6 cm
B 4,8 cm
C 1,2 cm
D 2,4 cm
- Câu 12 : M, N, P là 3 điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây mang sóng dừng có bước sóng 60 cm, MN = 3NP = 30 cm và N là bụng sóng. Khi vận tốc dao động tại P là cm/s thì vận tốc tại M là
A 2 cm/s
B -2 cm/s
C 2/cm/s
D 1,3 cm/s
- Câu 13 : Một sợi dây AB = 120 cm, hai đầu cố định, khi có sóng dừng ổn định xuất hiện 5 nút sóng. O là trung điểm dây, M, N là hai điểm trên dây nằm về hai phía của O, với OM = 5 cm, ON = 7,5 cm, tại thời điểm t vận tốc của M là 50 cm/s thì vận tốc của N là
A \( - 50\sqrt 3 \) cm/s
B \( -50\sqrt 2 \) cm/s
C \( - 50\sqrt 2 \) cm/s
D 50 cm/s
- Câu 14 : Một sóng dừng trên một sợi dây có dạng u = 40sin(2,5πx)cos(ωt) (mm), trong đó u là li độ tại thời điểm t của một điểm M trên sợi dây mà vị trí cân bằng của nó cách gốc tọa độ O đoạn x (x tính bằng mét, t đo bằng s). Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp để một chất điểm trên bụng sóng có độ lớn li độ bằng biên độ của điểm N cách nút sóng 10 cm là 0,125 s. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây là:
A 320 cm/s
B 160 cm/s
C 80 cm/s
D 100 cm/
- Câu 15 : Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đầu A cố định. Trên dây đang có sóng dừng ổn định. Gọi B là điểm bụng thứ hai tính từ A, C là điểm nằm giữa A và B. Biết AB = 45 cm, AC = 5 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là v = 50 cm/s. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là:
A 4/15 s
B 0,2 s.
C 2/15 s
D 0,4 s.
- Câu 16 : Sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi căng ngang với chu kỳ T, bước sóng λ. Trên dây, A là nút sóng, B là bụng sóng gần A nhất, C là một điểm trên dây trong khoảng AB thỏa mãn AB = 4AC. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là
A T/4
B T/6
C T/8
D 3T/8
- Câu 17 : Một sợi dây AB = 120 cm, hai đầu cố định, khi có sóng dừng ổn định xuất hiện 7 nút sóng. O là trung điểm dây, M, N là hai điểm trên dây nằm về hai phía của O, với OM = 10 cm, ON = 25 cm, tại thời điểm t vận tốc của M là 60 cm/s thì vận tốc của N là
A \(60\sqrt 2 \) cm/s
B \(-60\sqrt 2 \) cm/s
C \(-30\sqrt 2 \) cm/s
D \(30\sqrt 2 \) cm/s
- Câu 18 : Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đầu A cố định. Trên dây đang có sóng dừng ổn định. Gọi B là điểm bụng thứ ba tính từ A, C là điểm nằm giữa A và B. Biết AB = 50 cm, AC = 5 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là v = 60 cm/s. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là:
A 1/3 s
B 2/9 s
C 1/9 s
D 1/6 s.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất