Giải chi tiết bài tập Soạn văn 9

Loạt bài Soạn văn 9 được CungHocVui tổng hợp sắp xếp theo đúng trình tự chương trình học môn Soạn văn lớp 9. Các bài Soạn văn 9 được soạn 1 cách ngắn gọn nhưng vẫn rất chi tiết và đủ ý, bám sát câu hỏi trong sách giáo khoa Soạn văn 9. Hi vọng đây sẽ là cuốn Học tốt, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập. 

Soạn văn 9 - Bài 9 SGK Ngữ Văn 9

Soạn văn 9 - Bài 16 SGK Ngữ Văn 9

Soạn văn 9 - Bài 17 SGK Ngữ Văn 9

Soạn văn 9 - Bài 28 SGK Ngữ văn 9

Soạn văn 9 - Bài 33 SGK Ngữ Văn 9

Soạn văn 9 - Bài 34 SGK Ngữ Văn 9

Xem thêm:

Soạn văn 9 ngắn nhất

Bạn cũng quan tâm:

Toán lớp 9

Tiếng Anh 9

Tiếng Anh 9 mới

Vật lý lớp 9

Hóa học lớp 9

Sinh học 9

Lịch sử lớp 9

GDCD lớp 9

Địa lý lớp 9

Tin học lớp 9

Công nghệ lớp 9

 

A. Mẹo Soạn văn 9 đủ ý nhưng vẫn ngắn gọn

   Chương trình Ngữ văn 9 là một chương trình nặng, đòi hỏi các em học sinh phải có sự chuẩn bị kĩ càng trước khi vào tiết học để có thể nắm vững được kiến thức của từng bài. Bởi thế mà việc Soạn văn 9 trước khi tới lớp là một việc vô cùng cần thiết. Vậy  làm thế nào để tạo ra một bài Soạn văn 9 hữu ích nhất? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Cunghocvui để tìm ra câu trả lời nhé!

   Trước khi đến với bí kíp để có những bài Soạn văn 9 hay, chúng ta phải hiểu được Soạn văn là gì, các công việc phải làm khi Soạn văn.  

    I. Soạn văn là gì?

  Soạn văn là việc chúng ta chuẩn bị bài trước khi tới tiết Ngữ văn. Việc đầu tiên khi bắt tay vào Soạn văn là chúng ta phải đọc kĩ tác phẩm. Sau đó là tiến hành trả lời từng câu hỏi trong phần Đọc - Hiểu văn bản để có thể hiểu kĩ hơn nội dung cũng như các biện pháp nghệ thuật, các tư tưởng, dụng ý mà tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm đó. Qua bước Soạn văn này, chúng ta sẽ phần nào nắm được nội dung chính của tác phẩm, giúp rút ngắn thời gian tiếp thu trên lớp. Đặc biệt, chương trình Ngữ văn 9 tương đối khó, nên việc Soạn văn 9 thực sự là rất cần thiết.

 Soạn văn 9 luôn là điều quan tâm của các bạn học sinh

Soạn ngữ văn 9 luôn là điều quan tâm của các bạn học sinh

    II. Tại sao cần phải soạn văn trước khi tới lớp

    Rất nhiều bạn đặt ra câu hỏi: Soạn văn có cần thiết hay không? Tại sao giáo viên lại ra yêu cầu phải Soạn văn trước ở nhà? Sao cô cứ bắt mình soạn các bài Soạn văn 9 trước ở nhà nhỉ?....Sau đây, Cunghocvui sẽ chỉ ra các lợi ích của việc Soạn văn cho các bạn cùng rõ nhé!

   1. Giúp tiết kiệm thời gian

      Nếu bạn đã đọc bài, chuẩn bị kĩ bài trước thì chắc hẳn bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về nội dung cũng như cấu trúc của bài học. Từ đó, bạn sẽ xác định được những vấn đề trọng tâm của bài mà bạn cần chú ý, tập trung nghe thầy cô giảng bài. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian hơn so với việc đến giờ ms đọc bài, làm bạn bỏ lỡ những lời chỉ dẫn đắt giá của thầy cô trên lớp, khiến việc tiếp thu kiến thức bị hạn chế.

   2. Giúp bạn chủ động hơn trong học tập

       - Soạn bài trước giúp bạn nắm vững kiến thức và hiểu bài sâu hơn

         Một điều hiển nhiên là sẽ luôn có một sự khác biệt rất lớn giữa một người chưa tiếp xúc vs Facebook bao giờ với một người ngày ngày sử dụng Facebook. Những người tiếp xúc nhiều với Facebook  thì họ hiểu rất rõ Facebook cung cấp cho họ những thứ gì, và cách để họ học hỏi và khai thác tối đa lợi ích mà Facebook đem lại. Soạn văn cũng vậy, nếu như bạn luôn luôn có sự chuẩn bị, luôn có sự “tiếp xúc” với các Tác phẩm - các Bài học trong chương trình Ngữ văn thì hiển nhiên, bạn sẽ hoàn toàn làm chủ nó. Bạn sẽ nắm rất kĩ nội dung của Bài, hiểu rất kĩ từng giá trị nghệ thuật và giá trị đời sống mà tác phẩm đó đem lại. Đương nhiên, để làm đc điều này, bạn phải hoàn toàn chú tâm trong mỗi lần Soạn văn (đặc biệt là những bài Soạn văn 9 - phục vụ cho kì thi vào 10 vô cùng quan trọng). 

 

       - Soạn bài trước giúp bạn tích cực phát biểu trong giờ

         Khi có một lượng kiến thức và một sự am hiểu về một vấn đề nhất định, chúng ta luôn tự tin chia sẻ và tranh luận về nó. Bởi vậy, khi bạn đã thực sự hiểu bài, thì không có một lí do nào ngăn cản được bạn trong quá trình bạn tham gia phát biểu xây dựng bài trong mỗi tiết học Ngữ văn 9. Những học sinh tích cực phát biểu trong giờ học, sẽ luôn được thầy cô chú ý và ưu ái hơn phải không nào! Vậy thì còn chần chừ gì mà chúng ta không thực hiện điều đó. Ví dụ, bạn đã Soạn bài Chị em Thúy Kiều - Soạn văn 9 trước ở nhà. Khi bắt đầu tiết học, sau khi giới thiệu xong tác phẩm tác giả, cô giáo dạy Văn của bạn có đặt ra câu hỏi: "Bạn nào có thể phân đoạn bài thơ này cho cô được không?" Thì bạn chắc chắn sẽ giơ tay tích cực nhất phải không nào? 1 bước ghi điểm trong mắt giáo viên đã hoàn thành. 

       - Soạn bài trước giúp bạn làm việc nhóm hiệu quả

Soạn bài trước giúp học sinh học nhóm hiệu quả hơn

Soạn bài trước giúp học sinh học nhóm hiệu quả hơn

 

         Làm việc nhóm (teamwork) là 1 kĩ năng khá cần thiết và quan trọng hiện nay. Nhưng 1 nhóm chỉ thực sự được đánh giá cao, nếu trong nhóm đó có sự xây dựng của toàn bộ thành viên trong nhóm. Và đương nhiên, nếu team của bạn ai cũng đã Soạn bài trước ở nhà, nắm vững được kiến thức của bài học, thì chắc chắn là nhóm bạn sẽ là 1 ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị Team làm việc tốt nhất lớp.

    III. Mẹo giúp bạn Soạn văn 9 hiệu quả

   Soạn văn thực sự phục vụ cho quá trình học tập của chúng ta rất nhiều, đặc biệt là Soạn văn 9. Sau đây, Cunghocvui xin được bật mí cho các bạn Bí kíp để có thể tạo ra những bài Soạn văn 9 “Chất như nước cất”.

    1. Tạo tâm trạng hứng khởi trước khi bắt tay vào Soạn văn 9

lên tinh thần trước khi soạn văn 9

Lên tinh thần trước khi soạn văn 9

       Hầu hết chúng ta mỗi khi động tới Văn là tinh thần lại trở nên ngao ngán (Tất nhiên, là phải loại trừ những bạn yêu thích Văn học rồi. :D). Rồi thì vừa mở sách Văn ra, cơn buồn ngủ lại ập đến như một cơn bão. Chính tinh thần này sẽ khiến bạn không thể tập trung trong mỗi giờ Soạn văn 9, làm cho tình trạng học của bạn đi xuống. Bởi vậy, bạn phải tự tạo cho mình một động lực, một sự hứng thú khi bạn bắt tay lật mở từng trang Ngữ văn. Hãy coi học Văn cũng như học Toán, vì môn Văn chắc chắn là cũng có những sự logic cuốn hút bạn không kém gì các môn Tự nhiên khác. Hãy coi những giờ ngồi Soạn văn 9 là những giờ giúp bộ não của bạn được thư giãn sau khi phải hoạt động nhiều trong những giờ bạn học môn tự nhiên. 

    2. Đọc kĩ bài trước khi Soạn văn 9

 

Đọc kĩ bài trước khi Soạn văn

Đọc kĩ bài trước khi Soạn văn

 

      Đọc kĩ tác phẩm mà bạn chuẩn bị soạn, khi đã nắm được các yếu tố chính, bạn sẽ dễ dàng tổng hợp được những nội dung hay và ý nghĩa của bài. Bạn cần phải chú tâm trong bước này, để việc đọc của bạn trở thành Đọc -  Hiểu, chứ không phải là đọc để thuộc. Chương trình Ngữ văn 9 sẽ giới thiệu với bạn rất nhiều tác phẩm hay và đặc sắc, hãy đọc và cảm nhận nó nhé các bạn.

    3. Gạch các ý chính bằng sơ đồ

      Sau khi đã nắm được các ý chính của bài học, Cunghocvui khuyên bạn nên gạch lại những ý cần nhớ của bài, tạo nó thành 1 sơ đồ cây để có thể dễ nhớ hơn. Để đến khi trả lời câu hỏi, bạn sẽ không trả lời lan man, câu trả lời đi đúng hướng mà bạn muốn triển khai. Rất nhiều bạn học sinh giàu sức sáng tạo đã sử dụng phương pháp này để học môn Ngữ văn 9 được dễ dàng hơn. Hình dưới đây là minh họa cho cách ghi nhớ độc đáo của 1 bạn học sinh về tác phẩm Sông Đà. 

Sơ đồ cây khi học môn Ngữ Văn 

Sơ đồ cây khi học môn Ngữ Văn


    4. Tham khảo các tài liệu bên ngoài

       Ngoài những kiến thức trong Sách giáo khoa Ngữ văn 9, thì bạn cũng nên tham khảo những kiến thức từ các tài liệu bên ngoài, như những quyển học tốt Ngữ văn 9, hướng dẫn phân tích các tác phẩm Ngữ văn 9,...để bạn nắm bắt được cách diễn đạt, cách trình bày và sử dụng từ ngữ đúng hơn, có tính chọn lọc hơn. Và tất nhiên, tham khảo ở đây chỉ là việc bạn học hỏi từ những tài liệu đó, chứ không phải là việc bạn sao chép hoàn toàn những tài liệu bên ngoài vào bài của mình.

      Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các sách tham khảo, sách văn mẫu phục vụ cho quá trình Soạn văn 9, bạn có thể dễ dàng ra hiệu sách gần mình nhất và chọn cho mình một cuốn sách phù hợp. Nhưng ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm những tài liệu tham khảo ngay cả trên mạng, chỉ với một thiết bị có kết nối Internet. Web Cunghocvui.com là một web có thể đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục không chỉ những bài Soạn văn 9 khó nhằn nhất mà là chinh phục cả vũ trụ kiến thức với đa dạng các môn học như Toán, Vật lý, Hóa học,.... Chúng tôi tự tin có thể cùng bạn tạo nên một thế giới của những “con người tri thức”.

B. Tầm quan trọng của môn Ngữ văn

    Bác Hồ có câu: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.” Câu nói này được Bác đúc kết từ trong chính kinh nghiệm sống và dùng người của mình. Quả thật, Tài và Đức phải luôn song hành. Người có tài nhưng lại không có phẩm chất, không có lối sống đẹp, không biết đối nhân xử thế thì cũng chỉ là kẻ bỏ đi. Từ xưa đến nay, vấn đề đạo đức lối sống luôn được dân tộc ta xem trọng, muốn răn dạy cho con cháu sau này. Bởi vậy, bộ môn Ngữ văn đã được đưa vào trong hệ thống giáo dục Việt Nam, để rèn luyện tâm hồn, lối sống lương thiện cho con cháu đất Việt. Điều này chứng tỏ bộ môn Ngữ văn vô cùng quan trọng và cần thiết.

Tầm quan trọng của môn Ngữ Văn

Tầm quan trọng của môn Ngữ Văn

 

   Tuy nhiên hiện nay, tình trạng học môn Văn đang ở mức báo động, khi đại đa số các em đều không thích học bộ môn Ngữ văn. Theo số liệu thống kê thì số lượng học sinh đăng kí thi khối C,D ngày càng giảm cũng như hiện tượng học lệch các môn tự nhiên và các môn xã hội ngày càng tăng.

   Nếu như các môn tự nhiên Toán, Lí, Hóa giúp chúng ta cải thiện khả năng suy luận logic, tăng khả năng tính toán thì các môn xã hội, đặc biệt là môn Ngữ Văn lại giúp chúng ta giàu có về tâm hồn, tư tưởng cũng như nhân cách con người.

   Một số lợi ích mà môn Ngữ văn đem lại:

    1.Văn học giúp chúng ta biết về nguồn cội, về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc

Văn học đem lịch sử đến với hiện đại

Văn học đem lịch sử đến với hiện đại

 

      Mỗi một bài thơ, bài văn, hay bất cứ tác phẩm văn học nào đều được chúng ta lưu giữ lại với mong muốn truyền cho đời sau. Để tất cả các thế hệ con cháu của nước Việt luôn ghi nhớ và biết ơn với ông cha, thấu hiểu được cuộc sống vất vả khắc nghiệt mà ông cha ta đã phải trải qua. Văn học chính là một con tàu vượt thời gian, gắn kết thế hệ sau với thế hệ trước, để con cháu hiểu hơn về nguồn cội dân tộc mình.

    2. Văn học giúp nâng cao năng lực giao tiếp

       Văn học sẽ giúp cải thiện cho chúng ta năng lực giao tiếp ở mọi hình thức (nghe, nói, đọc và viết). Bởi lẽ, các tác phẩm Văn học luôn tái hiện cho chúng ta những cái nhìn chân thật nhất về các thời kì xã hội, nó được thể hiện qua con mắt của những nhà văn, nhà nghệ sĩ tài ba - những người đã tận mắt chứng kiến từng bối cảnh của các thời kì đó. Và để thổi hồn vào mỗi tác phẩm Văn học thì những nhà văn, những người nghệ sĩ đó đã phải lựa chọn ra những ngôn từ chính xác và phù hợp nhất. Vì vậy, khi tiếp xúc nhiều với Văn học, cũng chính là chúng ta đang tiếp xúc với cuốn từ điển ngôn từ Việt giàu có nhất. Khi tập trung học môn Ngữ văn, chúng ta sẽ tích lũy cho mình vốn từ vựng đa dạng và phong phú. Dần dần, khi giao tiếp chúng ta sẽ tự biết cách vận dụng linh hoạt vốn từ này, như một phản xạ tự nhiên.

Văn học giúp nâng cao năng lực giao tiếp

Văn học giúp nâng cao năng lực giao tiếp

    3. Văn học giúp chúng ta nâng cao kết quả học tập    

       Môn Văn luôn luôn có mặt trong các kì thi đánh giá năng lực quan trọng xuyên suốt quãng đời học sinh của chúng ta. Nếu muốn giành được điểm số cao, học lực Giỏi thì điều bắt buộc là chúng ta phải học giỏi cả môn Ngữ văn.  Sở dĩ phải có điều này là bởi vì xã hội sẽ không công nhận một người chỉ giỏi về khoa học tự nhiên, mà quan trọng hơn là cần một người có tài, có đức.

Văn học giúp nâng cao kết quả học tập

Văn học giúp nâng cao kết quả học tập

    4. Văn học giúp chúng ta biết đồng cảm với người khác

 

Văn học giúp ta đồng cảm với người khác

Văn học giúp ta đồng cảm với người khác

 

      Văn học chính là nơi chỉ ra cho chúng ta cái đẹp, cái xấu, phân biệt được cái thiện và cái ác. Nó giúp chúng ta biết yêu thương nhiều hơn. Trong xã hội chỉ cố gắng chạy theo “cơm áo gạo tiền”, thậm chí là bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích như hiện nay thì Văn học như là ánh sáng soi đường giúp chúng ta tránh được “tham, sân, si”, trở thành những con người với tâm hồn trong sáng và lương thiện.

   Nói tóm lại, Ngữ văn có một tầm quan trọng vô cùng lớn trong mỗi cuộc đời của con người. Càng đi sâu vào tìm hiểu các tác phẩm Văn học, càng yêu thích môn Ngữ văn thì chúng ta sẽ càng ngày càng trở thành một con người “đẹp” - cả về thể chất lẫn tâm hồn.

               

C. Vậy làm sao để học giỏi môn Ngữ văn?

    Môn Ngữ văn quan trọng đến thế, nhưng làm cách nào để có thể học giỏi môn Ngữ văn lại là một câu hỏi khó được đặt ra. Sau đây, Cunghocvui sẽ giúp bạn giải quyết câu hỏi này chỉ với 6 bước cực kì đơn giản.

    1. Suy nghĩ tích cực, tạo niềm hứng khởi mỗi khi học

Tâm lí luôn là một yếu tố quyết định đến mọi vấn đề trong cuộc sống, mọi kết quả bạn đạt được một phần là do tác động của vấn đề tâm lí. Bởi vậy, để có thể học tốt môn Ngữ văn, điều đầu tiên bạn cần phải làm đó là chuẩn bị một tâm lí tốt, tạo một tinh thần hứng khởi trước khi bắt tay vào học. Hãy loại bỏ ngay suy nghĩ “ mình không thích Văn”, “mình không làm được”, “mình không đủ khả năng” hay “ mình và Văn sinh ra không phải dành cho nhau”,... Mà thay vào đó, hãy tự cổ vũ bản thân mình “Mình có thể có làm được”, “Mình phải cố gắng, mọi người làm được thì mình cũng sẽ làm được”. Chỉ cần thay đổi một chút tâm lí trước khi học bài, thì mọi thứ tự nhiên cũng sẽ dễ hơn, bạn sẽ cảm thấy, học Văn không còn khó nữa.

Tạo hứng khởi khi học Văn

Tạo hứng khởi khi học Văn

    2. Đọc, đọc nữa, đọc mãi….

         Phải đọc nhiều thì mới hiểu nhiều, hiểu nhiều thì mới làm chủ được kiến thức. Nhưng đọc ở  đây phải là Đọc - Hiểu, chứ không phải đọc thuộc lòng. Mỗi ngày chúng ta nên dành ra 30 phút - 1 tiếng cho việc Đọc. Chỉ khi Đọc, chúng ta mới nắm được những nội dung chính, tiêu biểu của từng tác phẩm. Mỗi ngày hãy mở quyển sách Ngữ văn, hay bất kì một cuốn sách nào khác, chú tâm đọc và cảm nhận từng nội dung trong cuốn sách đó. Đây sẽ là một biện pháp hiệu quả để bạn luôn giữ được dòng chảy môn Văn trong đầu, bất cứ lúc nào cũng có thể đem ra để sử dụng.

Đọc mọi lúc mọi nơi

Đọc mọi lúc mọi nơi

    3. Không copy từ sách tham khảo

       Sách tham khảo - theo đúng nghĩa của nó thì chỉ sử dụng để “tham khảo”, chứ không phải để chép. Trong sách tham khảo sẽ có rất nhiều câu văn, nhiều ý tưởng hay ho, nhưng đó chỉ để chúng ta mở mang kiến thức, tiếp cận những cách nhìn, cách khai thác mới cho một vấn đề. Đừng bao giờ lạm dụng quá mức vào Sách tham khảo, chính việc đó sẽ giết chết sự sáng tạo trong con người bạn. Bởi mỗi cảm xúc tâm hồn của bạn sẽ đều là một điều đặc biệt. Hãy biến những cảm xúc đặc biệt đó thành lời văn đẹp đẽ trong tác phẩm của bạn.

      Hãy biết sử dụng Sách tham khảo đúng cách, biến những kiến thức của nó thành của mình, thay vì phải phụ thuộc vào nó.

    4. Học với tâm trạng thoải mái

 

Học Ngữ Văn với tâm trạng thoải mái

Học Ngữ Văn với tâm trạng thoải mái

 

      Khi học bất kì một môn gì, đừng bao giờ bắt ép bản thân mình quá. Ngữ văn cũng vậy, khi học bạn phải tạo cho mình tâm trạng thoải mái. Vì học là cả một quá trình dài, không phải ngày một ngày hai. Chúng ta phải học từ từ, tích lũy từng chút một rồi dần dần tạo thành tòa lâu đài kiến thức vững chắc. Học với niềm vui, bạn sẽ thấy môn Văn không có gì là khó cả, quan trọng hơn hết là bạn phải cảm nhận được những giá trị mà môn Văn đem lại.  

     Đừng ngại ngần nói ra những cách suy nghĩ mới của bạn về bất kì một tác phẩm nào. Đừng lo lắng ý kiến của mình không giống trong sách, mà hãy thoải mái chia sẻ. Bởi rất có thể, những suy nghĩ đó của bạn lại là một điểm mới, tạo nên sự khác biệt độc đáo cho bài văn của bạn, gây ấn tượng cho cả bạn bè và thầy cô.

    Mang theo tâm trạng thoải mái khi học Ngữ Văn hay bất kì một bộ môn nào khác, bạn sẽ không còn cảm thấy áp lực và chắc chắn sẽ thành công.


D. Một số mẹo viết Văn có cảm xúc

   Để có thể viết được một bài văn hay, có cảm xúc, bạn phải làm được những điều sau đây:

    1. Chăm đọc sách

Đọc nhiều loại sách - đây sẽ là một phương pháp hiệu quả để bạn có thể giỏi bộ môn Ngữ văn khó nhằn. Cần phải đọc nhiều, thật nhiều các thể loại sách, báo, tạp chí,... để xem các nhà văn, nhà báo, họ sẽ triển khai một vấn đề bằng những cách nào, họ sử dụng những ngôn từ gì để diễn đạt nó, làm nó chạm tới tâm hồn của người đọc. Qua đó, bạn sẽ học hỏi và biết cách vận dụng nó trong bài viết của chính bạn. Đọc nhiều còn giúp bạn đồng cảm được với nhiều mảnh đời, nhiều số phận, nhiều hoàn cảnh. Tâm hồn của bạn sẽ trở nên nhạy cảm, tinh tế hơn. Đây sẽ là một yếu tố giúp những bài văn của bạn bay bổng, giàu tình cảm hơn.

Chăm chỉ đọc sách hàng ngày

Chăm chỉ đọc sách hàng ngày

    2. Song song với đọc, là ghi chép

         Nếu chỉ đọc không, thì rất có thể sau một thời gian bạn sẽ quên hết. Lời nó có thể cuốn theo gió bay, nhưng những câu văn, những ý tưởng được lưu lại trên giấy thì sẽ còn mãi mãi. Hơn nữa, mỗi lần ghi chép cũng như là một lần bạn đọc lại tác phẩm, để nêu ra những ý quan trọng mà bạn muốn ghi nhớ. Mỗi một lần đọc thấy câu văn này hay, ý triển khai này sáng tạo,bạn hãy lưu giữ lại chúng bằng con chữ, dần dần bạn có thể có một quyển bí kíp viết Văn tổng hợp lại tất cả những điều đẹp đẽ hay ho nhất trong Văn học.

Song song với đọc, là ghi chép

Song song với đọc, là ghi chép

    3. Viết mỗi ngày

 

Phải thực hành viết Văn mỗi ngày

Phải thực hành viết Văn mỗi ngày

 

         “Học phải đi đôi với hành”. Nếu bạn muốn viết Văn hay, thì tất nhiên là bạn phải thực hành nó mỗi ngày. Nghĩ bao giờ cũng dễ hơn làm. Chỉ khi viết, bạn mới biết được điểm yếu của bản thân là ở đâu, điểm mạnh của mình nằm ở khía cạnh nào. Sau đó bạn mới có thể bổ sung, thực hành thêm những kĩ năng mà mình còn yếu kém. Mỗi khi viết, hãy coi như bạn đang chia sẻ hoặc đang nói chuyện với một người bạn nào đó, để bạn có thể thoải mái và thả tâm hồn vào bài viết một cách trọn vẹn nhất. Đừng ngần ngại chuyện phải viết đi viết lại nhiều lần, bởi đó là một cách để bạn tích lũy thêm kinh nghiệm khi viết Văn. Hãy thử đi thử lại các câu khác nhau, cho đến khi bạn có thể có được một câu văn hoàn chỉnh và trau chuốt  nhất. Không bao giờ được cho phép mình xuề xòa, dễ dãi với từ ngữ. Từ ngữ là con dao 2 lưỡi, nếu bạn biết vận dụng tốt, nó sẽ đem lại cho bạn một tác phẩm hay và độc đáo, nhưng nếu bạn vận dụng sai cách, thì chính nó sẽ đem tác phẩm của bạn chôn vùi sâu dưới đáy. Hãy cẩn thận với việc sử dụng từ!

E. 3 yêu cầu khi viết một bài văn

    1. Quan sát tinh tế

          Muốn tạo nên một tác phẩm Văn học hay, điều đầu tiên bạn phải quan sát thật tỉ mỉ. Bạn phải nhìn ra được nhiều khía cạnh có thể khai thác được của vấn đề mà bạn muốn triển khai. Nhiều khi những chi tiết rất nhỏ bạn đưa vào tác phẩm của mình, sẽ là điểm nhấn độc đáo cho bài viết đó. Một bài viết có sự quan sát tỉ mỉ, thì bài viết đó ms đạt đến đỉnh cao trong việc thể hiện sự tinh tế và thấu đáo.

Quan sát tinh tế khi viết Văn

Quan sát tinh tế khi viết Văn

    2. Trí tưởng tượng phong phú

          Để kể lại những câu chuyện mà bạn không được chứng kiến, những câu chuyện không có thật thì đòi hỏi trí tưởng tượng của bạn phải thật phong phú, dồi dào. Nếu không có trí tưởng tượng, thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai những vấn đề mà bạn không được tham gia. Trong nghệ thuật viết văn, vấn đề quan trọng nhất của khả năng tưởng tượng là viết ra được “cốt truyện”. Một tác phẩm có cốt truyện hợp lí, sẽ dễ kết hợp các ý lại với nhau. Yếu tố này liên quan đến yếu tố kia, giúp bài viết của bạn có sự liên kết logic chặt chẽ, tạo nên bố cục hoàn chỉnh cho một bài viết.

       Nhưng lưu ý, cái gì cũng phải có giới hạn. Tưởng tượng cũng phải có điểm dừng, không nên đi quá đà, sẽ gây nên sự bất hợp lí cho bài viết của bạn.

Viết Văn phải giàu trí tưởng tượng

Viết Văn phải giàu trí tưởng tượng

    3. Gọt giũa câu từ

 

Gọt giũa câu từ khi viết xong bài văn

Gọt giũa câu từ khi viết xong bài văn

 

         Việc cuối cùng cần làm khi viết một bài văn, là chỉnh sửa lại tất cả các câu từ để nội dung đẹp và bay bổng hơn. Viết xong rồi, phải dành thời gian để đọc và kiểm tra lại một cách nghiêm khắc. Nếu thấy chỗ này dùng từ chưa ổn, phải tìm từ khác để thay thế. Nếu ý này mình triển khai không hợp lí, thì phải viết lại đến lúc nó hay thì thôi. Viết văn điều quan trọng nhất là không được nóng vội. Biết dành thời gian và tâm sức thì tác phẩm của bạn chắc chắn sẽ là một tác phẩm hay và giàu cảm xúc.

        Thực ra, Ngữ văn không hề khó như các bạn nghĩ. Hi vọng bài viết trên đây sẽ trở thành tài liệu hữu ích cho bạn trong quá trình học Ngữ văn, nhất là giúp bạn hoàn thành xuất sắc các bài Soạn văn 9. Chúc các bạn học tốt!

  Cảm ơn các bạn đã theo dõi Cunghocvui, hi vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn tự tin vượt qua mọi thách thức trong quá trình học tập!

  Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!