Bài 29. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học - Vật lý lớp 8
Giải câu 1 trang 101- Sách giáo khoa Vật lí 8
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử , phân tử.
Giải câu 1 trang 102- Sách giáo khoa Vật lí 8
Chọn B . Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
Giải câu 1 trang 103- Sách giáo khoa Vật lí 8
Có hiện tượng khuếch tán vì các nguyên tử,phân tử luôn luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách. Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi
Giải câu 1.III trang 103- Sách giáo khoa Vật lí 8
Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là : Q1= m1.c1.triangle t = 2.4200.80 = 672000J Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm là : Q2 = m2.c2.triangle t = 0,5.880.80 = 35200J Nhiệt lượng cần cung xấp cho nước và ấm là : Q = Q1 + Q2= 707200J Nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy tỏa ra là : Q' =
Giải câu 10 trang 101- Sách giáo khoa Vật lí 8
Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì: Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi hai vật có nhiệt độ bằng nhau Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. Nội dung thứ hai thể hiện sự bảo toàn năng lượng
Giải câu 11 trang 102- Sách giáo khoa Vật lí 8
Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn. Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.10^6J/kg có nghĩa là 1kg than đá khi bị đốt cháy hoàn toàn sẽ tỏa ra nhiệt lượng bằng 27.10^6J
Giải câu 12 trang 102- Sách giáo khoa Vật lí 8
Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác: Sự va chạm giữa hai trái bia Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác: Thả một miếng kim loại vào cốc nước nóng Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng: Cần miếng kim loại chà xát với mặt bàn Nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng: Nồi nước được đun sôi đẩy bậ
Giải câu 13 trang 102- Sách giáo khoa Vật lí 8
Công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt : H = dfrac{A}{Q} Trong đó : A là công có ích mà động cơ nhiệt thực hiện được đơn vị là J Q là nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra đơn vị là J
Giải câu 2 trang 101- Sách giáo khoa Vật lí 8
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng,giữa các nguyên tử,phân tử có khoảng cách.
Giải câu 2 trang 102- Sách giáo khoa Vật lí 8
Chọn B . Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra.
Giải câu 2 trang 103- Sách giáo khoa Vật lí 8
Một vật lúc nào cũng có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật lúc nào cũng chuyển động.
Giải câu 2.III trang 103- Sách giáo khoa Vật lí 8
Công mà oto thực hiện được là : A = F.s = 1400.100000 = 14.10^7J Nhiệt lượng do xăng bị đốt cháy tỏa ra là : Q = q.m = 46.10^6.8 = 36,8.10^7J Hiệu suất của động cơ oto là : H = dfrac{A}{Q} = dfrac{14.10^7}{36,8.10^7} = 0,38 = 38%
Giải câu 3 trang 101- Sách giáo khoa Vật lí 8
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử,phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Giải câu 3 trang 102- Sách giáo khoa Vật lí 8
Chọn D. ở cả chất lỏng, chất rắn, chất khí.
Giải câu 3 trang 103- Sách giáo khoa Vật lí 8
Không. Vì đây là hình thức truyền nhiệt bằng thực hiện công
Giải câu 4 trang 101- Sách giáo khoa Vật lí 8
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử,phân tử cấu tại nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Giải câu 4 trang 102- Sách giáo khoa Vật lí 8
Chọn C . Chỉ ở chất khí và chất lỏng.
Giải câu 4 trang 103- Sách giáo khoa Vật lí 8
Nước nóng dần lên do có sự truyền nhiệt từ bếp đun sang nước,nút bật lên là do nhiệt năng của hơi nước chuyển hoá thành cơ năng.
Giải câu 5 trang 101- Sách giáo khoa Vật lí 8
Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng: Thực hiện công. Truyền nhiệt.
Giải câu 5 trang 102- Sách giáo khoa Vật lí 8
Chọn C. bức xạ nhiệt.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!
- «
- »
- Bài 19. Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Bài 20. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- Bài 21. Nhiệt năng
- Bài 22. Dẫn nhiệt
- Bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt
- Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng
- Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt
- Bài 26. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- Bài 28. Động cơ nhiệt