Bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Vật lý lớp 8

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Bài C1 trang 80 SGK Vật lí 8

Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.

Bài C10 trang 82 SGK Vật lí 8

Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều. LỜI GIẢI CHI TIẾT Trong thí nghiệm ở hình 23.4 SGK bình chứa không khí lại được phủ một lớp muội đèn là để tăng khả năng hấp thụ các tia nhiệt cho bình chứa.

Bài C11 trang 82 SGK Vật lí 8

Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều. LỜI GIẢI CHI TIẾT Vì các vật có màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều nên mặc áo trắng vào mùa hè sẽ giảm khả năng hấp thụ các tia nhiệt.

Bài C12 trang 82 SGK Vật lí 8

Bài C2 trang 80 SGK Vật lí 8

Khi đun nước, lớp nước ở dưới nóng lên trước, nở ra, trọng lượng riêng của nó trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.

Bài C3 trang 80 SGK Vật lí 8

Nhờ quan sát số chỉ của nhiệt kế ta sẽ biết được nước trong cốc đã nóng lên.

Bài C4 trang 81 SGK Vật lí 8

Khi đốt nến, không khí ở gần ngọn nến nóng lên, nở ra và di chuyển lên trên. Còn dòng không khí lạnh ở bên kia tấm bìa di chuyển từ trên xuống dưới vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc sang phía ngọn nến rồi đi lên.

Bài C5 trang 81 SGK Vật lí 8

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. LỜI GIẢI CHI TIẾT Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới là vì khi đun từ phía dưới, ta làm cho phần chất lỏng hoặc khí ở ph

Bài C6 trang 81 SGK Vật lí 8

Trong chân không và trong chất rắn không có hiện tượng đối lưu. Chân không là môi trường không có phân tử khí nào còn trong chất rắn các phân tử kiên kết với nhau rất chặt chẽ, chúng không thể di chuyển thành dòng được. Vì vậy không thể tạo thành các dòng đối lưu.

Bài C7 trang 81 SGK Vật lí 8

Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ không khí trong bình đã nóng lên và nở ra.

Bài C8 trang 81 SGK Vật lí 8

Giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A chứng tỏ không khí trong bình đã lạnh đi. Miếng gỗ đã ngăn không cho nhiệt truyền từ đèn sang bình. 

Bài C9 trang 82 SGK Vật lí 8

Không phải là dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt rất kém. Cũng không phải là đối lưu vì trong trường hợp này nhiệt được truyền theo đường thẳng.

Giải bài 23.1 trang 62- Sách bài tập Vật lí 8

 Chọn C. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra chỉ ở chất lỏng và chất khí.

Giải bài 23.10 trang 63- Sách bài tập Vật lí 8

 Chọn A. Dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt đều có thể có thể xảy ra trong không khí và trong chân không.

Giải bài 23.11 trang 63- Sách bài tập Vật lí 8

Hướng dẫn :   Trong hiện tượng đối lưu , không khí lạnh bao giờ cũng đi xuống dưới, nên ngăn đá bao giờ cũng phải đặt ở phía trên. Giải :   Chọn C. Để tận dụng sự truyền nhiệt bằng đối lưu.

Giải bài 23.12 trang 63- Sách bài tập Vật lí 8

 Chọn C. Khi hiện tượng đối lưu đang xảy ra trong chất lỏng thì trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên lớn hơn của lớp ở dưới.

Giải bài 23.13 trang 63- Sách bài tập Vật lí 8

Chọn A. Chỉ bằng bức xạ nhiệt.

Giải bài 23.14 trang 64- Sách bài tập Vật lí 8

Chọn C. Sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên cạnh.

Giải bài 23.15 trang 64- Sách bài tập Vật lí 8

Trong ấm điện dùng để đun nước , dây đun được đặt ở dưới , gần sát đáy ấm , không được đặt ở trên để dễ dàng tạo ra sự truyền nhiệt bằng đối lưu.

Giải bài 23.16 trang 64- Sách bài tập Vật lí 8

  Các bể chứa xăng thường được quét lớp nhũ màu trắng bạc. Vì lớp nhũ màu trắng bạc phản xạ tốt các tia nhiệt , hấp thụ các tia nhiệt kém nên hạn chế được sự truyền nhiệt từ bên ngoài vào làm cho xăng không bị nóng lên, gây cháy nổ.

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Vật lý lớp 8 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!