Đăng ký

Top 3 mẫu tóm tắt chữ người tử tù ngắn gọn, hay và mới nhất

1,388 từ Tóm tắt

TÓM TẮT CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

     Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân. Truyện ngắn không chỉ ánh lên vẻ đẹp tài năng của con người mà còn ánh lên vẻ đẹp của con người biết trọng tài năng ấy. Thông qua Top 3 bài tóm tắt chữ người tử tù sau đây, mong rằng người đọc sẽ phần nào hiểu được vẻ đẹp đó và hiểu rõ tác phẩm.

Top 3 mẫu tóm tắt chữ người tử tù hay nhất- CungHocVui

Top 3 mẫu tóm tắt chữ người tử tù hay nhất

Bài tóm tắt chữ người tử tù số 1:

     “Chữ người tử tù” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Tuân được rút ra trong tập “Vang bóng một thời”. Truyện kể về nhân vật Huấn Cao – một người nổi tiếng với tài viết chữ nhanh và đẹp, cùng năm đồng chí khác bị đưa về kinh đô chịu án chém. 

     Trước khi bị xử tử, Huấn Cao được giam ở nhà lao, nơi có viên quản ngục và thầy thơ lại là hai người biết yêu quý và trân trọng cái đẹp. Ở nơi này, viên quản ngục đã dùng thái độ trân trọng và biệt đãi đối với phạm nhân Huấn Cao. 

     Nhưng Huấn Cao vẫn tỏ ra lạnh lùng, khinh bạc đối với viên quản ngục. Nhờ thầy thơ lại đến nói cho Huấn Cao biết về chuyện xin chữ mà ông đã hiểu được “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của cả hai người. Huấn Cao chấp nhận cho chữ. 

     Trong trại giam tỉnh Sơn đêm hôm ấy đã diễn ra một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”: Người tử tù đang vẽ ra những nét chữ tài hoa trên tấm lụa trắng, còn người xin chữ thì đang dõi theo và nâng niu từng trang chữ. 

     Sau khi diễn ra cảnh cho chữ, Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục nên thay đổi nghề nghiệp và chốn ở để giữ được thiên lương trong sạch.

Xem thêm:

Soạn chữ người tử tù: Tác giả, tác phẩm hay nhất

Soạn chữ người tử tù: trả lời câu hỏi sách giáo khoa chi tiết

Bài tóm tắt chữ người tử tù số 2:

Top 3 mẫu tóm tắt chữ người tử tù chi tiết, hay nhất- CungHocVui

Top 3 mẫu tóm tắt tác phẩm chữ người tử tù hay nhất

     “Hãy quay về hướng mặt trời, và bạn sẽ không thấy bóng tối” (Helen Keller). Câu nói ấy rất đúng đối với nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. 

     Viên quản ngục làm việc trong chốn bùn nhơ nhưng ông lại là một “thanh âm trong trẻo” giữa chốn bùn nhơ ấy. Viên quản ngục biết trọng người tài và yêu mến cái đẹp. Cái đẹp ấy chính là chữ của người tử tù tài hoa Huấn Cao. 

     Nhân vật Huấn Cao cùng năm người khác do dám chống lại triều đình nên đã bị bắt và giải đến trại giam tỉnh Sơn, đang chờ ngày tử hình. Trong những ngày sống ở chốn tù đày, Huấn Cao được viên quản ngục và thầy thơ lại đối xử rất đặc biệt: Ân cần hỏi han, rượu thịt mỗi ngày, … 

     Điều đó khiến cho Huấn Cao nghi ngờ họ. Nhưng cuối cùng khi biết được tấm lòng mến mộ cái đẹp của viên quản ngục qua lời thầy thơ lại, Huấn Cao lặng nghĩ, mỉm cười và đã quyết định cho chữ. 

     Cảnh cho chữ diễn ra bất chấp màn đêm tăm tối của ngục tù với vẻ đẹp tài hoa của người tử tù Huấn Cao. Khép lại truyện ngắn, Huấn Cao đã dành lời khuyên chân thành đối với viên quản ngục.

Xem thêm:

Phân tích chữ người tử tù chi tiết, hay nhất

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong chữ người tử tù hay nhất

Bài tóm tắt số 3:

Chữ người tử tù tóm tắt hay- CungHocVui

Chữ người tử tù tóm tắt hay

     Xưa nay, cái thiện luôn thắng cái ác. Cái đẹp, tài năng, nhân cách của một người có khả năng cảm hóa người khác dù trong hoàn cảnh chật hẹp, tối tăm đến mức nào đi nữa. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân đã khẳng định được điều đó.

     Huấn Cao, một người hội tụ mọi vẻ đẹp: Vẻ đẹp tài năng, vẻ đẹp thiên lương, vẻ đẹp khí phách, sắp phải chịu mức án tử hình. Và viên quản ngục, một người mến mộ người tài và cái tài đang có trách nhiệm coi sóc người tử tù ấy. Hai người ở hai bình diện đối lập đã gặp nhau trong chốn ngục tù.

     Chính nơi đây, lòng yêu quý cái tài viết chữ đẹp đã được đền đáp khi Huấn Cao biết được “…một người như thầy Quản đây lại có những sở thích cao quý như vậy”. Cảnh cho chữ diễn ra trong không gian hôi hám, dơ bẩn của nhà giam với sự có mặt của ba người: Huấn Cao, viên quản ngục, thầy thơ lại. 

     Sau cảnh cho chữ, Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục nên thay nghề và đổi chốn ở.

     Trên đây là Top 3 mẫu tóm tắt tác phẩm chữ người tử tù hay nhất mà CungHocVui muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng với các mẫu tóm tắt trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác phẩm cũng như có thể vận dụng vào các bài làm văn.