Tổng hợp lý thuyết quang phổ chuẩn nhất
Bài viết tổng hợp những kiến thức lý thuyết căn bản giúp bạn dễ dàng học tập và ghi nhớ về quang phổ. Cùng với Cunghocvui đi vào tìm hiểu máy quang phổ, quang phổ liên tục, quang phổ vạch là gì ngay thôi!
I) Tìm hiểu chung
1) Khái niệm quang phổ là gì?
Quang phổ là các thiết bị được các nhà thiên văn học sử dụng để chia ánh sáng thu được bằng kính viễn vọng thành các màu khác nhau của nó, hoặc bước sóng.
2) Các loại quang phổ
Có ba loại quang phổ mà thường xuyên gặp
- Máy quang phổ
- Quang phổ liên tục
- Quang phổ vạch
Ở phần dưới đây ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết hơn về các loại quang phổ mà đặc biệt là ba loại quang phổ: máy quang phổ, quang phổ liên tục và quang phổ vạch phát sáng.
Có thể bạn quan tâm: Công thức tính bước sóng của vạch quang phổ H
Mối liên hệ bước sóng, tần số của vạch quang phổ
II) Máy quang phổ
1) Khái niệm máy quang phổ
Máy quang phổ là dụng cụ để phân tích một chùm ánh sáng phực tạp thành các thành phần đơn sắc khác nhau.
2) Cấu tạo
Máy quang phổ có ba bộ phận chính
- Ống chuẩn trực: biến chùm ánh sáng đi vào khe hẹp thành chùm tia song song nhờ một thấu kính hội tụ.
- Hệ tán sắc có một hoặc hai lăng kính nhằm để làm tán sắc chùm ánh sáng vừa ra khỏi ống chuẩn trực.
- Ống ngắm là nơi ta đặt mắt vào để quan sát quang phổ của nguồn ánh sáng cần nghiên cứu, ảnh thu được cần nghiên cứu nằm ở đây.
III) Các loại quang phổ
1) Quang phổ liên tục
a) Khái niệm
Dải ánh sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím là quang phổ liên tục.
b) Nguồn phát
Các chất rắn, lỏng, khí ở áp suất cao được nung nóng để phát ra ánh sáng.
c) Đặc điểm
- Nhiệt độ của vật phát sáng là sự phụ thuộc duy nhất của quang phổ liên tục, đồng thời nó không phụ thuộc vào cấu tạo chất của vật.
- Khi quang phổ liên tục tiến dần về phía màu tím thì tức là nhiệt độ đang tăng lên.
d) Ứng dụng: Dùng để đo nhiệt độ của các vật ở rất xa (nhiệt độ các thiên thể), các vật có nhiệt độ rất cao (nhiệt độ lò luyện kim)
2) Quang phổ vạch
Ở phần quang phổ vạch ta chia ra thành hai phần quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ để đi vào tìm hiểu.
2.1) Quang phổ vạch phát xạ
a) Khái niệm
Quang phổ vạch phát xạ là hệ thống các vạch màu riêng lẻ trên nền tối.
b) Nguồn phát
Quang phổ vạch phát xạ được phát ra khi các chất khí áp suất thập được nung đến nhiệt độ cao, kích thích bằng điện đến phát sáng.
c) Đặc điểm
- Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng, vị trí, độ sáng tỉ đối của các vạch.
- Trong nguyên tố hóa học, mỗi nguyên tố đều có quang phổ vạch đặc trưng riêng.
d) Ứng dụng: Người ta dùng quang phổ vạch phát sáng để xác định được thành phần nguyên tố có bên trong cấu tạo nên vật.
2.2) Quang phổ vạch hấp thụ
a) Định nghĩa
Hệ thống các vạch tối trên nền quang phổ liên tục được gọi là quang phổ vạch hấp thụ.
b) Nguồn phát
Quang phổ vạch hấp thụ xuất hiện khi đặt một chất áp suất thấp trên đường đi của một chùm ánh sáng trắng.
c) Đặc điểm
- Với chất khí các vạch màu trùng với các vạch màu của nguyên tố. Điều kiện bắt buộc là chất khí được phát sáng.
- Với chất rắn và lỏng nguyên tố chủa chúng hấp thụ rất nhiều bức xạ đơn sắc kề nhau.
d) Ứng dụng: Quang phổ vạch hấp thụ được dùng để nhận biết, phân biết các thành phần cấu tạo chất của các vật.
(Sự khác nhau giữa các loại quang phổ)
V) Luyện tập
Câu 1: Khi nói về quang phổ,phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các chất lỏng bị bốc hơi thì phát ra quang phổ vạch.
B. Các chất rắn ở áp suát lớn bị nung nóng phát ra quang phổ vạch.
C. Với mỗi nguyên tố hóa học thì đều có một quang phổ vạch đặc trưng riêng.
D. Quang phổ của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố đó.
Chọn C
Câu 2: Ánh sáng có tần số lớn nhất trong các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng?
A. tím
B. chàm
C. đỏ
D. lam
Chọn A
Câu 3: Chọn phát biểu chính xác về quang phổ liên tục
A. nhiệt độ của vật phát sáng là sự phụ thuộc duy nhất của quang phổ liên tục, đồng thời nó không phụ thuộc vào cấu tạo chất của vật.
B. phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.
C. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát.
D. Tất cả đều đúng
Chọn A
Câu 4: Nguồn nóng sáng phát ra ánh sáng trắng, chiếu ánh sáng trắng ấy vào khe hẹp F của máy quang phổ lăng kính. Trên tấm kính ảnh của buồng ảnh thu được?
A. thu được ánh sáng ban đầu
B. sáu vạch sáng từ tím đến đỏ và không bị ngăn cách nhau bằng các khoảng tối.
C. một và chỉ một dải màu từ đỏ đến tím liền nhau liên tục.
D. Các vạch sáng tối xen kẽ lẫn nhau
Chọn C
Câu 5: Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?
A. Chất lỏng ở áp suất lớn
B. Chất khí
C. A và B
D. Áp suất thập của chất khí.
Chọn D
Câu 6: Tìm phát biểu đúng về ánh sáng trắng
A. Ánh sáng trắng là tập hợp của rất nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau, màu của chúng biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
B. Ánh sáng của đèn ống màu trắng phát ra.
C. Ánh sáng trắng là do mặt trời phát ra.
D. Ánh sáng trắng là ánh sáng mắt ta nhìn thấy màu trắng.
Chọn A
Xem thêm >>> Bài 26. Các loại quang phổ
Trên đây là bài viết Cunghocvui đã tổng hợp cho bạn các kiến thức về quang phổ, mong rằng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3