Đăng ký

Tổng hợp đề thi tự luận môn Ngữ văn không kèm đáp án (3)

Cunhocvui tổng hợp đề thi tự luận không kèm hướng dẫn đến bạn học

17) Đề số 17

Câu 1: Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của Nguyễn Thi và nội dung cơ bản của tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”
Câu 2: Bài thơ “Tôi yêu em” cho thấy những nét mới về văn hoá tình yêu. Hãy làm rõ nội dung biểu hiện của văn hóa tình yêu ấy theo cách nhìn của Pus-kin.
Câu 3.a. Đoạn thơ từ “Ta về, mình có nhớ ta” đến “Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung” được coi là bức tranh tứ bình của bài Việt Bắc còn đoạn “Những đường Việt Bắc của ta” đến “Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng” là bức tranh Việt Bắc ra trận. Hãy phân tích và so sánh vẻ đẹp của hai bức tranh ấy.
Câu 3 Hãy phân tích và chỉ ra ý nghĩa của tiếng sáo mời gọi bạn tình trong cuộc đời Mi, qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (SGK Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục, 2008) của Tô Hoài.

Có thể bạn quan tâm: Việt Bắc: Thi trung hữu họa và Thi trung hữu nhạc

18) Đề số 18

Câu 1: Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của Nguyễn Khoa Điềm và về đoạn trích Đất nước từ tác phẩm Mặt đường khát vọng của ông.
Câu 2: Bình luận câu khẩu hiệu “Tự do hay là chết” được đưa ra trong Cách mạng Cu-ba 1959.
Câu 3.a. Bình giảng vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

19) Đề số 19:

Câu 1: Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên và nói vài nét về bài “Tiếng hát con tàu”.
Câu 2: Bình luận khổ thơ cuối cùng trong bài thơ “Tự do” của P.Ê-luy-a: “Và do sức mạnh một từ/Tôi làm lại cuộc đời/Tôi sinh ra để biết em/Để gọi tên em /Tự do.”
Câu 3.a. Bài thơ Bác ơi của Tố Hữu đã tái hiện một cách khái quát những nét lớn của cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những cảm nhận sâu sắc và sinh động của chính nhà thơ. Hãy phân tích các khổ thơ sau đây để làm nổi bật nhận định đó: ..Ôi) phải chi lòng được thảnh thơi đến ôm cả non sông, mọi kiếp người; tư..Bác sống như trời đất của ta đến Sữa để em thơ lụa tặng già; từ được vui như ánh buổi bình minh đến hơn tượng đồng phơi những lốt mòn.
Câu 3-b. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan điểm sau đây của nhà văn Nguyễn Đình Thi về nghệ thuật: uNghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới cứa chinh minh, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được. Trên nền tảng cuộc sống của xã hội, nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội”.

20) Đề số 20:
Câu 1: Trình bày tóm tắt sự nghiệp văn học của nhà thơ Tố Hữu.
Câu 2: Theo tác giả Trần Đình Hượu trong bài “Nhìn về vốn văn hoá dân tộc” một đặc điểm quan trọng của văn hoá Việt Nam là: “Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền do, kì vĩ. Màu sắc chuộng cải dịu dàng, thanh nhã, ghét sạc sơ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng, hợp tình, hợp lí, áo quấn trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”. Anh (chị) hãy chỉ ra qua các dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ đặc điểm quan trọng ây của văn hoá Việt Nam.
Câu 3.a. Đất và Nước là hai thành tố để hợp thành Đất Nước. Nguyễn Khoa Điềm đã có những lí giải bằng thơ rất hay về mối quan hệ đó. Dựa vào đoạn trích Đất Nước trong SGK hãy làm sáng tỏ cách lí giải của tác giả bài thơ.
Câu 3.b. Dựa vào tác phẩm Những đứa con trong gia dinh của Nguyen Thi và những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu được tái hiện trong bài viết: “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trên bầu trời văn học” của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về phẩm chất của người nông dân Nam Bộ,

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu đoạn trích "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm

21) Đề số 21:
Câu 1: Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của nhà văn Sơn Nam và truyện ngắn Bắt sấu rừng u Minh hạ.
Câu 2: Nhà thơ Pháp, Phràngxoa Côpê có nói: “Người ta chí xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ”, Anh (chị) có suy nghĩ về cầu nói ấy-
Câu 3,a. So sánh cách nhìn về nghệ thuật của Nam Cao trong Trăng sáng và sự nhận thức mới về nghệ thuật của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Câu 3,b. Phân tích hình tượng ông già Xan-chi-a-gô trong tác phẩm Ông già và Biển cả theo đoạn trích ở SGK Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008.

22) Đề 22:
Câu 1: Nêu ngắn gọn về sự nghiệp văn học của nhà thơ Nông Quốc Chấn và những nét chung của bài thơ Dọn về làng,
Câu 2: Phát biểu sau đây của Anh-xtanh: “Cảm xúc đẹp nhất và sâu xa nhất của con người là cảm xúc trước sự huyền bí. Chính cảm xúc này đã khiến cho khoa học chân chính nảy nở. Những ai không còn cố cảm xúc đó, không còn biết ngạc nhiên mà chỉ biết ngẩn người ra vì sợ hãi thì sống cũng như chết, Cảm thấy điếu huyền bí mà con người chưa thế giải thích nổi là vĩ khả năng ít ỏi đáng buồn của chúng ta mài chi làm lộ được một phần nhỏ bé và thấp kém của cái quy luật cao siêu và lộng lẫy của tự nhiên...” cho thầy điều gì?
Câu 3.a- Phân tích khổ thơ cuối cùng của bài thơ Đất-nước của Nguyễn Đình Thi: “Súng nổ rung trời giận dữ!/ Người lèn như nước vỡ bờ/ Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
Câu 3.b. Hãy trình bày cách cảm nhận của mình về các hình tượng, hình ảnh dược Thanh Thảo sử dụng trong bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca”

23) Đề số 23
Câu 1: Trình bày quá trình sáng tác của Tố Hữu qua các chặng đường thơ.
Câu 2: Trong bài “Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại”, tác giả Nguyễn Khắc Viện có đề xuất nhiều ý kiến thú vị. Anh (chị) hãy tổng thuật tóm tắt những ý kiến ấy.
Câu 3 .a. Đất Nước là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam, đặc biệt xuất hiện nhiều trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Hãy so sánh hình tượng Đất Nước trong các bài Việt Bắc của Tố Hữu, Đất Nước của Nguyễn Đình Thi và đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 3.b. Phân tích nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Thi qua chân dung má Việt trong “Những đứa con trong gia đình”

Có thể bạn quan tâm: Vẻ đẹp con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ

24) Đề 24:
Câu 1: Trình bày ngắn gọn về nhà thơ Thâm Tâm và bài thơ Tống biệt hành của ông.
Câu 2: Ngạn ngữ phương Tây có câu.' “Đổi mới tư duy ’ Đổi thay thè giới". Hãy trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về câu ngạn ngữ ấy

Câu 3.a. Bình giảng đoạn thơ: “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ?/ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa!/ Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa!/ Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.
Câu 3.b. Phân tích đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt trong SGK Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008.

Xem phần trước tại đây

Còn tiếp... (Cập nhật: Đề thi tự luận không đáp án)

shoppe