Đăng ký

Tổng hợp đề thi tự luận môn Ngữ văn không kèm đáp án (2)

Cunhocvui tổng hợp đề thi tự luận không kèm hướng dẫn đến bạn học

9) Đề 9:
Câu 1: Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của nhà văn Ma Văn Kháng

Câu 2: Bạn em chưa hiểu được về các giá trị của văn học, em hãy trình bày lại các giá trị của văn học giúp bạn em.
Câu 3.a. Trong đoạn trích Đất nước rút từ trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm đã nêu lên quan điểm của riêng mình về đất nước- Theo ông: “Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân! Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại”. Hãy bình luận ý kiến trên và dùng đoạn trích đà nêu để làm sáng tỏ quan điểm ấy của tác giả.
Câu 3-b: Phân tích tình huống truyện mà Kim Lân đã tạo ra trong Vợ nhặt.

Có thể bạn quan tâm: Tư tưởng Đất Nước của nhân dân

10) Đề 10: 
Câu 1: Tóm tắt những nét chính của mảng thơ ca trong sự nghiệp văn chương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2: Dựa vào tác phẩm số phận con người, hãy trình bày cách hiểu của anh (chị) về hạnh phúc và chỉ ra ràng tác phẩm trên đã tạo ra một cách nhìn mới về hạnh phúc.
Câu 3.a. Nét nổi bật của truyện ngắn Vợ nhặt là vẻ đẹp của tình người tình đời, là khát vọng sống trong hoàn cảnh éo le. vẻ đẹp ấy toát lên qua các nhân vật trong truyện. Hãy phân tích câu chuyện để chỉ ra vẻ đẹp ấy.
Câu 3.b. Bài Bên kia sông Đuống tố cáo kẻ thù tàn phá vẻ đẹp quê hương và đó là tội ác lớn nhất. Bài thơ trở thành tiếng thét căm thù được lan truyền rộng rãi. Hãy trình bày vẻ đẹp ấy của bức tranh quê hương Hoàng Cầm đã tạo ra.

11) Đề 11
Câu 1: Trình bày sự nghiệp sáng tác văn học của Tô Hoài và nêu nhận xét ngắn gọn về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
Câu 2: Vấn đề HIV/AIDS đang là vấn nạn lớn đe doạ sự phát triển bền vững của nhân loại. Dựa vào bản Thông điệp của Tống thư kí Li.cn hiệp quốc nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12 2003, anh chị hãy chỉ ra tính chất nghiêm trọng của đại dịch này.
Câu 3.a. Tự chọn một trong hai bài thơ Lai Tân và Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chép lại bài thơ đó chọn cả phần dịch thơ lẫn phần chữ Hán và phân tích bài thơ đó.
Câu 3-b. Vẻ đẹp của nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyên Ngọc.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích nhân vật Tnú

12) Đề 12:
Câu 1: Trình bày ngắn gọn sự nghiệp văn học của Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Câu 2: Nhà văn hoá nổi tiếng người Đức Lét-xing có viết: “Giá trị của mỗi con người không ở chăn li người đó sờ hữu hoặc cho răng mình sở hữu, mà ở mỗi gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân” Anh (chị) hãy trình bày cách hiểu của mình về ý kiến trên bằng một bài văn dung lượng khoảng 400 từ.
Câu 3.a. Xây dựng hình tượng cây xà nu là một thành công trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Trung Thành trong truyện ngắn Rừng xà nu. Chứng minh nhận định trên.
Câu 3-b- Bình giảng bốn câu thơ sau: uRải rác biên cương mồ viễn xứ!/ Chiến trường đi chẳng tiếc đầu xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành.” trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

13) Đề 13:
Câu 1: Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Trung Thành - Nguyên Ngọc.
Câu 2: Nét đẹp của Tết dân tộc cổ truyền là gì? Anh chị hãy giải thích cho bạn của mình hàng một bài viết ngắn gọn trong khoảng 400 từ.
Câu 3.a, Phân tích hai bức tranh viết về mùa thu trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và chỉ ra sự chuyển đổi tâm trạng của nhà thơ qua bức tranh đó.
Câu 3-b. “Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc” (Văn 12, phần Văn học Việt Nam, NXB Giáo dục 1999, trang 13). Anh (chị) hãy phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc để làm sáng tỏ nhận định trên.

14) Đề 14:
Câu 1: Trình bày những nét chính trong sự nghiệp văn học của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Câu 2: “Khi một tác phẩm nâng tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tác nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” (La Bruy-e). Anh (chị) hiểu câu nói đó như thế nào?
Câu 3.a. Bình giảng bốn câu thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng.- “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy / Có thấy hồn lau nẻo bến bờ/ Có nhớ dáng người trên độc mộc/ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
Câu 3.b. Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường dạt dào cảm xúc và trần đầy chất thơ. Hãy làm rõ những vấn đề ấy.

15) Đề 15:
Câu 1: Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân.
Câu 2: Khung cảnh Tết và dòng tâm tư cùng lời khấn của ông Bằng (Mùa lá rụng (trích), SGK Ngữ Văn 12-tập 2- NXB Giáo dục Hà Nội, 2008, trang 82-88) trước bàn thờ gợi cho anh chi cảm xúc suy nghĩ gì về truyền thống văn hoá riêng của dân tộc ta?
Câu 3.a. Bình giảng đoạn thơ từ “Ta về, mình có nhớ ta” cho đến “Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”. trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu.
Câu 3.b. Nhân vật “tôi”- người kể chuyện đóng vai trò quan trọng trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hãy nêu những nhận xét về nhân vật “tôi” ây.

16) Đề 16:
Câu 1: Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của Hoàng Phủ Ngọc Tường và nội dung bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Câu 2:. Đọc tác phẩm văn học hay phân tích một tác phẩm văn học, người ta thường đề cập tới lời nói, cách nói của nhân vật. Vậy anh (chị) có quan tâm tới lời nói, cách nói trong cuộc sống hàng ngày khống. Hãy trình bày ý kiến của mình về vấn đề đó cho người bạn thân của mình bằng một bài viết dung lượng khoảng 400 từ.
Câu 3.a. Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu đã sử dụng rất nhiều cặp đại từ “mình - ta” tạo ra một vẻ đẹp riêng. Hãy tìm hiểu các nét nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ ấy.
Câu 3.b. Bài bút kí “Người lái đò sông Đà” cho thấy những điểm nổi bật của phong cách Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945. Dựa vào bài bút kí hãy chỉ ra những điểm nổi bật về phong cách của nhà vãn này.

Xem phần trước Tại đây

Còn tiếp... (Cập nhật: Đề thi tự luận không đáp án)

shoppe