Tất tần tật về tia tử ngoại bạn cần biết
Trong cuộc sống thường ngày ta vẫn thường xuyên nghe nói nhiều về tia tử ngoại, vậy bạn đã biết rõ về tia tử ngoại là gì chưa? Cunghocvui viết nên bài viết này giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn các loại tia tử ngoại, những ứng dụng tia tử ngoại trong cuộc sống.và trả lời câu hỏi tia tử ngoại có tác dụng nhiệt không.
I) Tìm hiểu chung
Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết, ta cần hiểu rõ khái niệm và bản chất về tia hồng ngoại và tia tử ngoại là gì.
1) Khái niệm
Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy được bằng mắt thường
2) Bản chất
- Bản chất chung của hai tia này là sóng điện từ.
- Bản chất riêng
- Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ.
- Tia tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng tím.
3) Tính chất: Tuân theo các định luật truyền thẳng như phản xạ, khúc xạ và gây ra được hiện tượng nhiễu xa, giao thoa ánh sáng thông thường.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp công thức vật lí
II) Tia tử ngoại
1) Tính chất
- Tia tử ngoại không tác dụng nhiệt.
- Tác dụng mạnh lên phim ảnh.
- Kích thích sự phát quang của nhiều chất.
- Kích thích nhiều phản ứng hóa học.
- Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác.
- Có tác dụng sinh lý như hủy diệt tế báo, diệt khuẩn, diệt nấm mốc,...
- Bị nước, thủy tinh,... hấp thụ rất mạnh, truyền qua được thạch anh.
2) Nguồn phát
Những vật có nhiệt độ cao khoảng \(2000^oC\) trở lên đều phát ra tia tử ngoại.
3) Ứng dụng tia tử ngoại
- Ứng dụng của tia tử ngoại trong y học: dùng để khử trùng các dụng cụ phẫu thuật, chữa bệnh còi xương (ở cường độ vừa phải tia tử ngoại tác dụng tạo ra vintamin D)
- Trong công nghiệp thực phẩm: tiệt trùng cho thực phẩm.
- Trong công nghiệp cơ khí: phát hiện các vết nứt trên các bề mặt bằng kim loại.
- Trong khoa học hình sự: được sử dụng để phát hiện những dấu vết do hung thủ để lại tại hiện trường mà mắt trường không thể nhìn thấy được.
- Trong lĩnh vực bảo mật: chống hàng giả, hàng nhái, tiền giả.
Một số ví dụ về ứng dụng tia tử ngoại
(Hộ chiếu Canada trước và sau khi chiếu tia tử ngoại)
(Mặt trời nhìn dưới bước sóng tia tử ngoại bằng kính viễn vọng)
IV) Luyện tập
Câu 1: Tia tử ngoại không được ứng dụng để
A. dò tìm khuyết tật bên trong sản phẩm làm bằng kim loại.
B. dò khuyết tật trên bề mặt sản phẩm kim loại.
C. gây ra hiện tượng quang điện.
D. làm ion hóa khí.
Câu 2: Nguồn không phát ra tia tử ngoại là gì?
A. Mặt trời
B. Hồ quang điện
C. Đèn cao áp thủy ngân
D. Bếp điện
Câu 3: Nguồn nào sau đây phát ra tia tử ngoại mạnh nhất so với các nguồn còn lại?
A. Lò sưởi điện
B. Hồ quang điện
C. Lò vi sóng
D. Đèn ống
Câu 4: Tìm phát biểu sai về tia hồng ngoại và tia tử ngoại
A. Đều có cùng tốc độ trong chân không
B. Đều có tác dụng lên kính ảnh
C. Đều không nhìn thấy bằng mắt thường
D. Đều có tác dụng làm phát quang một số chất
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có thể làm đen kính ảnh
B. Tia hồng ngoại và tử ngoại có cùng bản chất.
C. Tia tử ngoại có tần số lớn hơn tia hồng ngoại.
D. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng tia hồng ngoại.
Câu 6: Phát biểu đúng về tia hồng ngoại và tia tử ngoại
A. Đều là sóng điện từ có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy.
B. Có khả năng ion hóa được chất khí.
C. Có khả năng giao thoa, nhiễu xạ.
D. Bị lệch trong điện trường và từ trường.
Đáp án:
Câu 1: A
Câu 2: D
Câu 3: B
Câu 4: D
Câu 5: D
Câu 6: A
Trên đây là bài viết Cunghovui đã tổng hợp được về tia tử ngoại, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học. Để lại ý kiến và thắc mắc ở phía dưới comment nhé!