Đăng ký

Tổng hợp khái niệm các văn bản thường gặp trong Văn học

Dưới đây là một số khái niệm về "văn bản" thường gặp trong Văn học mà Cunghocvui đã tổng hợp được gửi đến bạn. Chúc bạn học tập tốt <3

1) VĂN BẢN BÁO CHÍ
Văn bản báo chí là loại văn bản thông báo một sự kiện chính trị, xã hội, cung cấp cho người đọc kiến thức về một vấn đề khoa học, đời sống... Nhìn chung, một vân bản báo chí cần đảm bảo các yêu cầu sau:
-      Những thông tin về đối tượng/sự kiện phải mới mẻ, chấn thực, kiến thức về vấn đề phải chính xác, có tính cập nhật (hiện đại).
-       Người viết cần cỏ thái độ khách quan, trung thực, có tình cảm đúng đắn, rõ ràng.
-      Ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, vừa chính xác lại vừa giàu hình ảnh, có sức truyền cảm.
Trong văn bản báo chí, để định hướng cho sự tiếp nhận của người đọc, để nhấn mạnh trọng tâm của nội dung thông tin, người viết có thể sử dụng các tiêu đề, bảng biểu, dùng kiểu chữ khác nhau, có thổ in đậm, in nghiêng... Đó cũng là những chỗ cần chú ý khi đọc hiểu.
Trong quá trình đọc hiểu văn bản thông tin - báo chí các em cần đánh thức, huy động những kiến thức, hiểu biết của mình để đối sánh với các nội dung của văn bản. Những nội dung thông tin của văn bản là gì? Có gì mới mẻ không? Có đáng tin cậy không? Có ý nghĩa như thế nào với đời sống xã hội? Những nội dung ấy được trình bày, diễn giải bằng thái độ, tình cảm, bàng nghệ thuật, hình thức như thế nào (bố cục, lời văn, ngôn ngữ, chi tiết, sự kiện...)? Đó là các câu hỏi cần trả lời để nhận biết, đánh giá văn bản.

2) VĂN BẢN CHÍNH LUẬN
Văn bản chính luân là loại văn bản tuyên bố, bàn luận về các vấn đề chính trị, xã hội mang ý nghĩa chung đối với cộng đồng, đối với nhiều người. Khác với văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận không hư cấu, ít tưởng tượng mà truyền tải nội dung, thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ, lập luận đanh thép, chặt chẽ, bằng những dẫn chứng thực tế sinh động, bằng ngôn ngữ chính xác, sắc bén. Giá trị của một văn bản chính luận chủ yếu ở tầm tư tưởng, sự kết tinh tình cảm cùng dấu ấn cá nhân của người viết. Khi đọc hiểu văn bản chính luận, cần đồng .thời chú ý cả nội dung lẫn cách viết, cách nói. Các tư tưởng, tình cảm chủ yếu của văn bản là gì? Sự kết hợp giữa lí lẽ, lập luận với dẫn chứng trong văn bản ra sao? Cách dẫn dát, bố cục của người viết, người nói như thế nào? Giọng điệu, ngôn ngữ của văn bản sát hợp với nội dung tư tưởng, tình cảm đến mức độ nào? Chẳng hạn trong Tuyên ngôn Độc lập, sau khi nhắc lại những thực tế lịch sử không thể chối cãi, nhắc lại quá trình kiên trì chiến đấu, hi sinh xương máu của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến lời khẳng định hùng hồn: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô ỉệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”, về mặt nội dung, lời văn này đã tự hào tổng kết quá trình đấu tranh lâu dài, anh dũng của dân tộc ta, đã khẳng định quyền độc lập, tự do nhân dân ta đương nhiên được hưởng vì tự mình giành lấy, về mặt nghệ thuật, lời khẳng định ngắn gọn này có hai điệp ngữ “một dân tộc đã gan góc...”, “dân tộc đó phải được...”. Hãy thử bỏ đi lần thứ hai của mỗi điệp ngữ - lời vãn sẽ mất đi tính trùng điệp, nhịp nhàng, từng nội dung cần khẳng định cũng không được tô đậm, nhấn mạnh. Với việc sử dụng điệp ngữ, người viết vừa dứt khoát, vừa thiết tha với những điều mình khẳng định, mong muốn.., Đây là một ví dụ về hiệu quả của phương thức tu từ trong văn chính luận.

3) VĂN BẢN VĂN HỌC
Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của trí tưởng tượng, của sự hư cấu gắn liền với tính độc đáo của cá nhân nghệ sĩ. Khác với văn bản chính luận, văn bản văn học lại hấp dẫn ở tính hình tượng, cụ thể, sinh động, ở sức gợi mở những liên tưởng. Loại văn bản này thường sử dụng rộng rãi các phương thức tu từ. Cũng chính xác, gợi cảm nhưng ngôn ngữ văn học lại thường mang tính cá thể rõ nét và đa nghĩa.
Khi đọc hiểu văn bản văn học, trước hết cần chú ý tới đặc đi cm của thời đại lịch sử, của kiểu sáng tác. Văn bản văn học trung đại có nhiều điểm khác cơ bản với văn bản văn học hiện đại. Nhìn chung, nền văn học trung đại mang tính ước lệ, phi ngã, tuân thủ các quy chuẩn, lề luật chặt chẽ, thường sử dụng nhiều điển tích, điển cổ. Muốn đọc hiểu tốt loại văn bản này cần phải có kiến thức về các điều đó. Văn học hiện đại giải phóng tư tưởng, tình cảm của cá nhân, tôn trọng sự sting tạo độc đáo của cá nhân. Vì thế, từ nội dung phản ánh đến nhân vật, từ ngôn ngữ đến cách xây dựng hình ảnh, từ kết cấu đến giọng điệu... tác phẩm văn học hiện đại mang tính cụ thể - sinh động, đậm đà màu sắc cá nhân.
Khi đọc hiểu tác phẩm văn học, càn đặc biệt chú ý tới đặc trưng thể loại. Mỗi thể loại văn học (thơ trữ tình, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch...) có phương thức xây dựng hình tượng, tổ chức văn bản riêng, ngôn ngữ có các yêu cầu, đặc điểm riêng. Ví dụ, khi phân tích văn bản văn xuôi (truyện ngăn, tiểu thuyết) cần quan tâm đến kết cấu tác phẩm, nhân vật và cách xây dựng của nhà văn, quan tâm đến chi tiết nghệ thuật, đến điểm nhìn trần thuật, cần phân biệt ngôn ngữ trần thuật với ngôn ngữ nhân vật. Đặc biệt, đối với truyện ngắn, cần cảm nhận, phân tích tình huống truyện (hoàn cảnh bất thường chứa đựng những xung đột, mâu thuẫn, từ đó tính cách, bản chất nhân vật được bộc lộ đầy đủ, chân thực). Ví dụ, khi đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình, cần suy nghĩ tại sao người ta thường nói “thi trung hữu hoạ”, “thi trung hữu nhạc” (trong thơ có hoa, trong thơ có nhạc). Thơ là một loại hình tổ chức ngôn ngữ đặc biệt nên tác động vào người đọc một cách tức thời, tổng hợp, vừa bằng nghĩa của từ, lại bằng cả thanh điệu, nhịp điệu, vần điệu, bằng cả sự âm vang, khoảng lặng giữa các từ. Độ dài, ngăn của các câu thơ, dòng thơ, cách ngắt nhịp của văn bản qua việc dùng các dấu câu, cách phối thanh bằng, trắc, lối gieo vần... là những điều rất cần chú ý. Khi đọc hiểu tác phẩm thơ, cần thâm nhập vào đó bằng cả cảm xúc, cần phát hiện và hiểu được ý nghĩa của các phương thức tu từ, cảm nhận, lẳng nghe được sức dội của ngôn từ, nhạc điệu.

4) VĂN BẢN KHOA HỌC
Văn bản khoa học là loại văn bản phổ biến, truyền thụ kiến thức, thành tựu khoa học ở một lĩnh vực nào đó. Dơ vậy, khi đọc hiểu loại văn bản này nên chú ý tới sự chính xác, tính hiện đại, thiết thực của tri thức, sự mạch lạc, dễ hiểu của cách trình bày,
Tác phẩm phê bình, nghiên cứu văn học có tính chất tổng hợp về nhiều mặt. Nó có tính khoa học vì là kết quả của quá trình tìm tòi, phân tích và khái quát, tôn trọng những chuẩn mực, những chân lí khách quan. Nó cũng có tính nghệ thuật bởi gắn với quan niệm, cảm thụ cùng cách viết của cá nhân. Trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành có khá nhiều văn bản đặc sắc thuộc thể loại này: Một í hời đợi trong thi ca (trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh), Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng)... Giá trị của loại văn bản này chủ yếu ở sự đúng đắn, sâu sắc của quan niệm, ý kiến, ở sự chặt chẽ, tính hấp dẫn của lập luận, phân tích, diễn đạt, kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn giữa lí luận và dẫn chứng. Tác phẩm phê bình, nghiên cứu nhiều khi giàu hình ảnh, mang rõ tình cảm, phong cách của người viết. Đó là những điều cần chú ý khi đọc hiểu.
Trình tự các câu hỏi trong phần Đọc hiểu của đề thi thường theo sự phân hoá từ dễ đến khó, từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng. Khi làm bài, các em phải lần lượt giải quyết từng câu và viết ngắn gọn, trả lời trực tiếp. Đây chưa phải là phần Làm vãn nên không cần “rào đón”, không cần dẫn dắt và mở, kết dài dòng.

Xem thêm >>> Tổng hợp đề tự luận môn văn kèm đáp án chi tiết

                          Dạng câu hỏi đọc hiểu thường gặp

Thường xuyên truy cập Cunghocvui.com để được cập nhật liên tục các bài viết mới nhé!

shoppe