Đăng ký

Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ

A. ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Đêm hôm ấy, trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián,
Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ảnh sáng đỏ rực của một bó đuốc lấm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc toả cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.
Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng dang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực...
                                                                     (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
1.      Phân tích đặc điểm “xưa nay chưa từng có” của cảnh tượng cho chữ qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Tuân. Thủ pháp nghệ thuật gì được nhà văn sử dụng để tô đậm vẻ “xưa nay chưa từng có” ấy?
2.      Nêu cảm nhận của anh/chị người cho chữ và nhận chữ được miêu tả trong đoạn văn.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì.
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì.
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
                                                                         (Bên kia sông Đuống - Hoàng cầm)
3.      Đoạn thơ được viết theo thể gì? Ý nghĩa độ dài, ngắn của các câu thơ?
4.      Nêu cảm nhận của anh/chị về hình ảnh sông Đuống ở khổ thơ thứ hai.
5.      Chỉ ra và phân tích giá trị miêu tả, biểu cảm của các từ láy trong đoạn thơ. Phân tích giọng điệu thơ và biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thứ ba.
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ, bài học của anh/chị từ câu chuyện sau đây:
Trong một ca phẫu thuật, cô y tá trẻ tuổi lần đầu tiên được tham gia ca mổ đã nói với bác sĩ phẫu thuật khi ông đang chuẩn bị khâu vết mổ lại: '‘Bác sĩ, chúng ta còn một miếng gạc chưa lấy ra khỏi bệnh nhân
ông bác sĩ, từng nhiều năm trong nghề, nói một cách quyết đoán: "Tôi đã lấy hết toàn bộ số gạc ra rồi. Chúng ta bắt đầu khâu vết mổ lại”
Cô gái vẫn cương quyết: “Không được! Chúng ta đã dùng hết mười hai miếng gạc, trong khi mới lấy ra mười một miếng".
Bác sĩ nghiêm giọng nói với cô: “Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm! Khâu vết mẻ lại ỉ".
Cô gái lập tức kêu lên: “Bác sĩ không được làm như vậy! Ông phải có trách nhiệm với bệnh nhân chứ!
Bác sĩ lúc này mới mỉm cười. Ông mở bàn tay mình ra với miếng gạc thứ mười hai đang nằm ở đó, rồi nói: “Cô đã chính thức trở thành phụ tá phẫu thuật của tôi rồi đó!".
(Theo Cô tá trẻ và ông bác sĩ già, Truyện ngắn 24.com)
Câu 2 (4 điểm)
Viết “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi đã thể hiện thành công vẻ đẹp của thế hệ trẻ Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Phân tích các nhân vật Chiến, Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” để làm sáng tỏ nhận định trên.

B. GỢI Ý
PHẦN I
1. Đặc điểm “xưa nay chưa từng có” của cảnh tượng cho chữ thể hiện qua các yếu tố thời gian, không gian, ánh sáng và dáng dấp, hành động của những con người tham gia trong đó. Miêu tả cảnh tượng này, Nguyễn Tuân đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật tương phản.
2.  Trình bày cảm nhận về những con người trong cảnh cho chữ, cần chú ý tới sự tương phản giữa hình dáng với tâm hồn, hành động ở người tử tù Huấn Cao (cổ vẫn mang gông, chân vẫn vướng xiềng nhung tâm hồn lồng lộng tự do, hành động vô cùng cao cả), cần chú ý giải thích tâm trạng, cảm xúc của quản ngục và thơ lại trong các cử chỉ được nhà văn miêu tả (với các từ “khúm núm”, “run run”).
3.  Đoạn thơ được viết theo thể tự do. Độ dài, ngắn của các dòng thơ góp phần làm nên giá trị tạo hình, miêu tả vẻ đẹp đa dạng của dòng sông Đuống quê hương.
4.  Dòng sông Đuống thật gợi cảm qua tâm hồn đa cảm, ngòi bút tài hoa của thỉ sĩ Hoàng cầm.
-         Hai dòng thơ đầu ngán, nhấn mạnh tùng vẻ đẹp của dòng sông.
4- “Sông Đuống trôi đi”: Dòng sông hiền hoà chảy tự ngàn xưa và tới mai sau. Từ miêu tả, câu thơ cũng gợi cảm nhận về sức sống bất diệt của dòng sông.
+ “Một dòng lấp lánh”: Mặt sông trong, xao động, phản chiếu ánh nắng hay ánh trăng đêm - một vẻ đẹp lung linh.
-      Sau hai dòng thơ ngắn, dòng thứ ba kéo dài ra như nét bút mềm mại vẽ dáng hình trữ tình của dòng sông Đuống. Một vẻ đẹp đầy nữ tính qua cái nhìn đa tình của thi sĩ. Một liên tưởng độc đáo về cuộc đời dòng sông gắn với cuộc kháng chiến trường kì của quê hương.
5.  Cảm nhận giá trị biểu cảm của các từ láy lấp lánh, nghiêng nghiêng, xanh xanh, biêng biếc, xót xa.
Đoạn thơ thứ ba có hai câu hỏi tu từ mang giọng điệu cảm thán được cất lên, có biện pháp tu từ so sánh gây ấn tượng mạnh (xót xa như rụng bàn tay). Nỗi đau đớn trong tâm trạng toát ra thành cảm giác của thân thể (một bộ phận bỗng bị cắt lìa).

Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận về hai đoạn thơ "Bên kia sông Đuống"

                                      Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
PHẦN II
Câu 1.
Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện để xác định đúng trọng tâm vấn đề nghị luận: mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và trách nhiệm đối với công việc, lương tâm nghề nghiệp, bản lĩnh của nhân viên trước người lãnh đạo.
* Suy nghĩ, bài học từ nhân vật cô y tá trẻ
-      Dù lần đầu tiên tham gia ca mổ, dù còn trẻ nhưng cô y tá có lương tâm nghề nghiệp, xem trách nhiệm đối với công việc cao hơn lợi ích của cá nhân mình.
- Với lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm trước bệnh nhân như vậy, cô là người có bản lĩnh, cương quyết không làm theo mệnh lệnh của cấp trên nếu thấy sai. Cô sẵn sàng chấp nhận bị mất việc, bị trù dập chứ không thể làm trái với lương tâm, trách nhiệm, làm nguy hại cho người khác.
Một người như vậy chắc chắn sẽ là người tốt, được quý trọng trong nghề nghiệp, trong cuộc sống.
*     Suy nghĩ, bài học từ nhân vật ông bác sĩ
-        Khéo tìm cách đề chọn cộng sự, nhân viên tốt.
-       Người lãnh đạo có trách nhiệm cao với công việc, với tương lai (chọn người có trách nhiệm, có lương tâm chứ không phải là người dễ bảo, dễ nghe, chỉ biết phục tùng).
Mẩu chuyện ngắn mà hấp dẫn khi được bố cục theo lối tăng tiến, đến cuối bất ngờ cho ta nhận ra vẻ đẹp của các nhân vật.
Khi trình bàỵ các suy nghĩ nên chú ý vận dụng vào tình hình xã hội ta hiện nay, vào cách sống, cách làm việc của những người trẻ, nhất là những người đang tìm việc, mới vào nghề để thấm thía hơn ý nghĩa của câu chuyện.
Câu 2.
*     Giới thiệu chung về nhà văn Nguyễn Thi, truyện ngắn Những đứa con trong gia đình và các nhân vật Chiến, Việt
-       Tuy sinh ra ở miền Bắc nhưng cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Thi hầu như gắn bó trọn vẹn cùng miền đất Nam Bộ. Ông am hiểu sâu sắc cuộc sống, tâm 11 và ngôn ngữ của con người miền đất này.
-        Những đứa con trong gia đình được sáng tác đầu năm 1966, trong không khí nóng bỏng của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, khi Nguyễn Thi đang trực tiếp tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ trên chiến trường Nam Bộ. Truyện ngắn này là câu chuyện về một gia đình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, nhiều đời từng gánh chịu những mất mát, đau thương. Có thể xem đây như một bài ca về vẻ đẹp con người Nam Bộ trong trường kì lịch sử, đặc biệt trong thời đại kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
-        Miêu tả thế hệ những đứa con trong gia đình nông dân Nam Bộ này, Nguyễn Thi đã xây dựng thành công các nhân vật Chiến, Việt. Hai nhân vật này vừa mang các đặc điểm chung vừa có tính cách riêng, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc.
*      Những điểm giống nhau của hai nhân vật Chiến, Việt
-         Là hai chị em trong một gia đình nông dân Nam Bộ nhiều đời gắn bó với
cách mạng, kháng chiến, Chiến, Việt được nuôi dưỡng trong truyền thống anh hùng của gia đình, quê hương. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, con đường đời của thế hệ này như đã được vạch sẵn: cầm súng chiến đấu vì mối thù gia đình, vì quê hương,                            • .
-       Chung một mối căm thù lớn, cùng ước nguyện cháy bỏng: được chiến đấu trả thù cho ba, má (Chú ý chi tiết hai chị em tranh nhau ghi tên tòng quân).
-         Đều chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công: Chiến trở thành tiểu đội trưởng du kích, chỉ huy đơn vị phục kích bắn cháy tàu chiến Mĩ trên sông Định Thuỷ. Việt là cậu em út trong đơn vị bộ đội chủ lực nhưng đánh giặc rất hăng hái, không chịu thua kém ai...
*      Tính cách riêng của từng nhân vật
-         Nhân vật Chiến
+ Là người chị của hai cậu em trai sớm mất ba rồi mất má, Chiến sớm biết lo toan, đảm đang, tần tảo. Chị được kể thừa đức tính của má - một người phụ nữ lao động Nam Bộ nhanh nhẹn, xốc vác, miệng nói tay làm. Một tay Chiến lo liệu, thu xếp mọi việc trong gia đình. Đêm cuối cùng ở nhà chuẩn bị cho ngày mai nhập ngũ, Chiến suy tính chu đáo mọi bề trong lúc Việt vẫn thật hồn nhiên, vô tư.
+ Người chị giàu tình thương các em, bao giờ cũng nhường cho Việt phần hơn.
+ Có đức tính kiên trì (thức cả trưa đánh vần đọc cho kì hết cuốn sổ gia đình để hiểu hết truyền thống, ghi sâu mối thù).
+ Vẻ đẹp nữ tính của người thiếu nữ tuổi mười chín (bao giờ trong túi đồ cũng có chiếc gương, cây lược).
-         Nhân vật Việt:
Trái với người chị của mình, Việt thật hồn nhiên, vô tư, có nhiều suy nghĩ, hành động rất trẻ con:
+ Ngày ở nhà, chỉ thích bắn chim, bắt ếch, lúc nào cũng lận cây ná thun nơi cạp quần, hay tranh giành phần hơn với chị.
+ Đêm cuối cùng ở nhà chuẩn bị cho ngày mai nhập ngũ, trong lúc chị bàn tính các công.việc, Việt vẫn rất vô tư, chỉ ầm ào cho qua chuyên (chú ý đoạn đối thoại giữa hai chị em).
+ Đi bộ đội, Việt vẫn mang theo cây ná thun. Cậu ta giấu kín anh em trong đơn vị chuyện mình còn có một người chị gái bởi suy nghĩ rất trẻ con (sợ mất chị). Bị lạc đơn vị giữa chiến trường vào ban đêm, Việt không hề sợ đụng giặc mà cứ thấp thỏm sợ ma...
Vô tư, trẻ con là thế trong các công việc gia đình nhưng Việt lại sớm vững vàng, dứt khoát khi xác định trách nhiệm của mình với truyền thống, với quê hương. Ước nguyện trả thù cho ba, má, mong muốn lập công luôn nóng bỏng trong lòng Việt. Bao giờ Việt cũng nghĩ mình phải phấn đấu nữa cho bằng anh em. Ý thức trách nhiệm thế hệ ở Việt thật tự nhiên nhưng cũng rất rõ ràng.
Nhân vật Việt tiêu biểu cho thế hệ người lính trẻ trong thời đại đất nước ra trận đánh Mĩ. Từ tổ ấm gia đình, từ mái trường bước thẳng ra chiến trường, họ còn rất vô tư, hồn nhiên trong các công việc gia đình nhưng lại sớm chín chắn, dứt khoát trong ý thức về trách nhiệm lịch sử của thế hệ. Rất nhiều người trong họ đã ngã xuống khi chưa hề được yêu, biết yêu, giữa lúc tuổi đời còn rất trẻ.
*     Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc của Nguyễn Thi
“Tạo tình huống truyện bất thường để Việt hồi tưởng những kỉ niệm, những người thân... Nhờ thế, nội dung câu chuyện trở nên chân thật, gần gũi và người đọc như được sống trong không khí truyện, được trực tiếp lắng nghe Việt tâm tình. Tính cách nhân vật được người đọc tự cảm nhận, tự rút ra.
-        Nghệ thuật dựng đối thoại, miêu tả tâm lí và ngôn ngữ đậm đà màu sắc
Nam Bộ.                                              , :
(Ghi chú: Các đặc sắc nghệ thuật này có thể phân tích kết hợp với những đặc điểm tính cách nhân vật nêu ở trước)
*     Kết luận về các nhân vật, về thành công của Nguyễn Thi
-        Môi nhân vật mang những nét đáng yêu riêng, cho ta hiểu vẻ đẹp thế hệ trẻ Nam Bộ trong thời đại đánh Mĩ, thắng Mĩ.
-        Thành công của Nguyễn Thi là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, điều kiện: vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về cuộc sống, con người Nam Bộ, tình cảm gắn bó, yêu thương đối với con người miền đất này, tài năng nghệ thuật trong tạo tình huống, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ.

Xem thêm >>> Câu hò của chú Năm qua cảm nhận của Việt

Trên đây là dàn ý phân tích, cảm nhận vẻ đẹp thế hệ trẻ Nam Bộ qua hai nhân vật Chiến, Việt trong "Những đứa con trong gia đình" mà Cunghocvui gửi tới bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3