Phân tích hình tượng người linh Tây Tiến - Quang Dũng
A. ĐỀ BÀI
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
1. Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve, Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tắt ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thìa vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
2. Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt tay em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các loa đèn sáng trung, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng, lổ nhể những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kỉnh sáng. Hai chị em còn nhìn theo cái chẩm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
- Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ.
Liên cảm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đồng như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tỉ và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, vồ ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.
(Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
1. Nêu nội dung cơ bản của từng đoạn văn. Điểm nhìn miêu tả/trần thuật của tác giả được thể hiện như thế nào?
2. Nhận xét về bút pháp miêu tả cảnh phố huyện lúc cuối chiều của Thạch Lam. Nêu cảm nhận về câu vãn “Chiều, chiều rồi” ở đoạn.
3. Chỉ ra và phân tích những chỗ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh ở đoạn 2. Nêu cảm nhận của anh/chị về nhịp điệu của đoạn “Liên cầm tay em không đáp... đồng ruộng mênh mang và yên lặng.”
4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) trình bày cảm nghĩ của anh/chị về nhân vật Liên qua hai đoạn văn trên.
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
“Điều nguy hại nhất đối với con người là để cho tâm hồn trống rỗng, khô cằn. Khi ấy, con người ta có thể đã chết ngay lúc đang còn sống”.
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 (4 điểm)
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Tây Tiến - Quang Dũng)
B. GỢI Ý
PHẦN I
1. Nội dung đoạn văn 1: Cảnh phố huyện cuối chiều và lòng buồn man mác của nhân vật Liên.
Nội dung đoạn vấn 2: Tâm trạng chờ đợi và tư thế ngóng vọng đoạn tàu hằng đêm từ Hà Nội đi qua phố huyện của chị em Liên, An.
Hai đoạn văn đó cũng như toàn bộ truyện ngắn “Hai đứa trẻ” kết hợp tự nhiên hai điểm nhìn trần thuật của nhà văn (người viết) và nhân vật Liên (người trong truyện). Đây thường gọi là phương thức trần thuật nửa trực tiếp. Dường như những khi tả cảnh, tả người, tác phẩm nghiêng nhiều hơn về phía giọng điệu của nhà văn. Những lúc bộc lộ cảm xúc, cảm giác, giọng điệu lại thiên về độc thoại, giãi bày từ điểm nhìn bên trong của nhân vật. Phần sau của hai đoạn văn được trích là vậy.
2. Ngòi bút Thạch Lam không miêu tả dài dòng mà đầy sức gợi. Cảnh phố huyện lúc cuối chiều được nhà văn gợi tả qua hai phương diện âm thanh và màu sắc... Phân tích xem các yếu tố ấy dễ gợi ở con người cảm giác gì.
Cảm nhận xem câu “Chiều, chiều rồi” chứa đựng tâm trạng gì? Mang chất nhạc như thế nào?
3. Chú ý các so sánh:
- Chuyến tàu đêm nay với những đêm trước.
- Thế giới của đoàn tàu với không gian, cuộc sống nơi phố huyện Liên, An đang sống.
Từ câu “Liên cầm tay em không đáp”, giọng điệu đoạn văn thiên hẳn về độc thoại nội tâm. Đó là niềm mơ tưởng thiết tha về Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo mà những năm trước Liên từng được sống... Để phân tích đúng giọng điệu cần cảm nhận cảm xúc trong lời văn (ngày càng lắng sâu, trôi dài trong hoài niệm), đặc biệt cần chú ý dấu câu cảm thán, từ “Hà Nội” được lặp lại trong một câu vãn (tô đậm một miền nhớ thương không biết bao giờ được gặp lại và tạo nhịp điệu cho lời văn).
4. Có thể viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của mình về tâm hồn đa cảm, niềm thiết tha mong ước thoát khỏi môi trường tù đọng, được sống với một thế giới tươi sáng, đông vui của Liên.
Hai đoạn văn đó trên có ý nghĩa gợi nhắc mỗi bạn đọc ý thức nuôi dưỡng trong tâm hồn khát vọng vươn tới những điều tốt đẹp dù đang sống trong hoàn cảnh nào.
Có thể bạn quan tâm: Sức hấp dẫn của truyện "Hai đứa trẻ"
PHẦN II
Câu 1.
* Giới thiệu ý kiến
Con người là điều kì diệu nhất trong muôn loài, muôn vật tạo hoá sinh ra trên thế gian này. Kì diệu thay con người! - không ít nhà văn, nhà thơ đã thốt lên điều ấy. Thế nhưng để thật sự xứng đáng là con người với ý nghĩa cao quý của danh từ này lại là điều không hề dễ dàng, đơn giản. Chúng ta được sinh ra để làm gì? Thế nào là hạnh phúc? Những câu hỏi ấy tùng làm bao người trần trở và sẽ còn đặt ra chừng nào còn con người. Ý kiến này đã nêu lên một quan niệm về con người, về ý nghĩa của cuộc sống.
* Giải thích ý kiến (nói như vậy nghĩa là thế nào?)
- Ý kiến này khẳng định tầm quan trọng của đời sống, vẻ đẹp tâm hồn đối với con người. Để cho tâm hồn trống rỗng, khô cằn bởi những lí do nào đó — đấy chính là điều nguy hại nhất ở mỗi con người. Vậy thế nào là một tâm hồn trống rỗng, khô cằn? Đó là tâm hồn.
4- Không biết vui buồn, chia sẻ với những gì xung quanh, với đồng loại.
4- Không biết rung động trước cái đẹp, không biết khinh bỉ trước cái xấu, không biết căm giận trước cái ác (trơ lì về cảm xúc).
4- Chạy theo những đòi hỏi về vật chất, nhu cầu về hưởng thụ tầm thường mà chẳng còn niềm ngưỡng vọng, khát khao một điều gì tét đẹp.
- Thế nào là “đã chết ngay lúc đang còn sống”?
+ Đối với con người, sống và tồn tại không hoàn toàn đồng nhất. Khi tâm hồn trở nên trống rỗng, khô cằn, con người ta vẫn hiện hữu trên cõi đời nhưng lúc ấy sống chỉ có nghĩa là tồn tại, bởi niềm vui, “xúc cảm người” không còn, ý nghĩa, mục đích cuộc đời rơi vào trạng thái “chân không”.
T Khi tâm hồn trở nên trống rỗng, khô cằn, con người ta chết với chính mình (sống không niềm vui, không mục đích chân chính).
+ Khi tâm hồn trống rỗng, khô cằn, con người ta chết trong đôi mắt của những người khác (không còn ý nghĩa đối với ai).
* Phân tích, chứng minh tính đúng đắn của ý kiến
“ Từ trong bản chất, con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Bởi thế, mỗi cá nhân con người cần sự giao cảm, liên kết với cộng đồng, với môi trường xã hội xung quanh.
- Cuộc sống của con người có hai phương diện: đời sống vật chất và đời sống tinh thần, cần biết cân bằng hai phương diện ấy. Con người ta cần tu luyện, bồi dưỡng cho tâm hồn mình phong phú, nhạy cảm, trái tim mình biết chia sẻ, yêu thương. Chỉ khi nào giàu cảm xúc, biết chia sẻ, ấp ủ trong mình những dự định, khát khao chân chính thì con người ta mới có niềm vui sống thật sự, mới có giá trị với người khác, với cộng đồng.
- Trong thực tế, những con người có tâm hồn phong phú, lạc quan, biết tìm niềm vui trong sự giao cảm, chia sẻ và hi sinh vì đồng loại sẽ không chùn bước trước nghèo khó, thử thách. Những con người như thế sẽ đóng góp nhiều cho cộng đồng và được xã hội tôn trọng.
- Trong thực tế, con người có cuộc sống vật chất giàu có, dư thừa nhưng tâm hồn nghèo nàn, khô cằn không thể được cộng đồng xã hội yêu mến, đánh giá cao bằng con người có cuộc sống vật chất vừa phải nhưng mang tấm lòng nhân ái, tâm hồn cao đẹp và sống có ích, cống hiến cho đồng loại. Phần lớn nhà ván, nghệ sĩ, các nhà phát minh là con người như thế.
(Ghi chú: Ở từng ý phân tích, chứng minh trên nên lấy dẫn chứng trong lịch sử, trong thực tế xã hội theo hiểu biết của mình).
* Bài học rút ra từ ý kiến
- Ý kiến này gợi cho ta cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về con người.
- Ý kiến này như một lời nhắc nhở thấm thìa cho mỗi chúng ta về cách sống, về ý thức nuôi dưỡng và làm giàu cho đời sống tinh thần.
Câu 2.
Những điểm cần chú ý khi phân tích đoạn thơ:
“ Đây là đoạn thơ trực tiếp khắc họa tượng đài Tây Tiến với những vẻ đẹp phong phú (từ chân dung đến đời sống tâm hồn, từ lí tưởng quên mình cao cả đến sự hỉ sinh bi tráng)
“ Đoạn thơ thể hiện rõ nhất nét đặc sắc của thi phẩm, mang không khí thẩm mĩ đặc biệt của “Tây Tiến”, cảm xúc lãng mạn, màu sắc bi tráng.
* Hai câu đầu: Chân dung đoàn binh Tây Tiến được dựng tả bằng nét bút vừa gân guốc vừa bay bồng.
- Nghệ thuật tương phản gây ấn tượng mạnh: một bên là “không mọc tóc’’, “quân xanh màu lá”, một bên là “dữ oai hùm” (một bên là các chi tiết miêu tả ngoại hình thể hiện sự gian khổ, khắc nghiệt của cuộc chiến và một bên là chi tiết ca ngợi sức mạnh tinh thần, ý chí, một bên là bút pháp tả thực và một bên là bút pháp lãng mạn...).
- Chú ý cách dùng từ “đoàn binh”, cách viết “không mọc tóc” càng làm toát lên khí thế, toát lên vẻ phong sương, ngang tàng của những chàng trai “Tây Tiến”.
* Hai câu 3,4: Tâm hồn đa cảm, lãng mạn của người lính Tây Tiến.
- Nội lực, lòng căm hờn và nỗi nhớ thương của người lính qua hình ảnh “mắt trung”.
- Nỗi nhớ người bạn gái, người yêu ở Thủ đô Hà Nội... Hai câu thơ suốt một thời gian dài bị phê phán là “yêng hùng tiểu tư sản”, “mộng rớt”, “buồn rớt” nhưng thực chất đã bộc lộ chân thành nỗi lòng người lính Tây Tiến - những chàng trai ra đi kháng chiến từ mái trường, con phố nào đó của Thủ đô Hà Nội.
* Hai câu 5,6: Cặp câu thơ kết hợp giữa bi và tráng hiếm thấy diễn tả lí tưởng quên mình cao cả của người lính Tây Tiến.
- Câu trước thật bi, gợi tả những nấm mồ rải rác trên những miền đất xa xôi, vắng lạnh (câu thơ có bốn từ thì có hai từ Hán Việt gần nghĩa và tất cả đều toát lên vẻ hoang vắng, lạnh lẽo).
- Câu thơ tiếp theo liền nâng lời thơ lên thành khúc ca bi tráng. Ngôn từ không mới lạ, hình ảnh chẳng độc đáo nhưng câu thơ thật đặc sắc ở giọng điệu. Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh toát lên vẻ ngang tàng, bất cần của những con người sống, chết với chí làm trai cao cả. Câu thơ làm sống dậy không khí hào hùng của những năm tháng không thể nào quên trong lịch sử dân tộc. Đó là khi mọi con người Việt Nam yêu nước “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, hưởng ứng lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ quyền độc lập, tự do vừa giành được.
* Hai câu cuối: Những con người mang lí tưởng cao đẹp như thế thì sự hi sinh cũng bi tráng, lẫm liệt lạ thường.
- Chú ý cách viết “Áo bào thay chiếu...”. Hình ảnh áo bào gắn với vua chúa, tướng lĩnh cao cấp thời phong kiến. Trong cảm hứng tự hào, cảm phục của Quang Dũng, vẻ bi thương được giảm đi, sự trang trọng, thiêng liêng được tăng thêm. Dù “rải rác biên cương mồ viễn xứ” nhưng sự hi sinh của người lính Tây Tiến vẫn thiêng liêng, trang nghiêm chẳng khác gì cái chết của người tráng sĩ phong kiến thuở xưa.
- Chữ “về đất” diễn tả sự trở về nhẹ nhàng, thanh thản sau khi hoàn thành nghĩa vụ ở đời.
- Dòng sông Mã thay mặt đồng đội, thay mặt những người còn sống, thay mặt đất nước, quê hương cất lên khúc nhạc trầm hùng tiễn đưa người lính Tây Tiến “về đất”. “Khúc độc hành” của dòng sông ấy thật dữ dội, đau đớn mà cũng thật hào hùng, lẫm liệt... Chú ý sức vang vọng, dư âm của khúc độc hành, chất nhạc của lời thơ.
Kết luận: Tượng đài người lính Tây Tiến hiên ngang, bi tráng nổi bật trên nền cảnh rừng núi trập trùng, hoang vu, qua cảm hứng tự hào cảm phục, qua bút pháp giàu sức tạo hình, giàu chất nhạc của thi sĩ tài hoa Quang Dũng. Đoạn thơ thể hiện đặc điểm độc đáo của hình tượng người lính Tây Tiến: hài hoà giữa vẻ đẹp của người lính kháng chiến thời đại mới với phong thái người tráng sĩ phong kiến thuở xưa.
Xem thêm >>> Bình giảng đoạn thơ thứ 3 bài thơ "Tây Tiến"
Thường xuyên truy cập Cunghocvui.com để được liên tục cập nhật bài viết mới nhất nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3