Những bài thơ lục bát hay và cách tự làm bài thơ lục bát chuẩn nhất
Những bài thơ lục bát hay và cách tự làm bài thơ lục bát chuẩn nhất
Văn học Việt Nam khá phong phú và đa dạng, một trong những thể loại thơ rất nổi tiếng và khá bắt tai người nghe đó chính là thể thơ lục bát. Vậy làm sao để tự làm thơ lục bát một cách chuẩn chỉnh nhất. Bài học hôm nay sẽ đưa cho bạn câu trả lời hợp lý!
I. Thơ lục bát là gì?
Là thể thơ xuát hiện rất phổ biến trong kho tàng văn học Việt Nam. Thơ được cấu tạo từ hai câu trở trên, trong đó gồm hai câu 6 (câu lục) chữ và 8 (cấu bát) chữ được sắp xếp xen kẽ với nhau. Chủ đề về thơ lục bát rất đa dạng có thể là thơ lục bát về thầy cô, quê hương, bạn bè, tình yêu hay sự nghiệp...
Một trong những bài thơ lục bát nổi tiếng không thể không kể đến đó chính là bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đây là bài thơ vô cùng nổi tiếng và đã đem lại tiếng vang lớn trong văn hóa con người Việt Nam.
Mới nhất:
II. Cách làm thơ lục bát
- Luật thanh
Hai câu lục và câu bát là không thể thiếu để cấu tạo nen một bài thơ lục bát chuẩn chỉnh. Giống thể thơ Đường luật nó cần phải được tuân thủ luật thanh như sau: nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh. Trong đó các tiếng thứ một, ba và năm có thể là những tiếng tự do còn tiếng thứ hai, bốn và sáu phải tuân theo quy tắc. Quy luật:
Tại câu lục: ta gieo theo trình tự các tiếng hai - bốn - sáu là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng
Tại câu bát: ta gieo theo trình tự các tiếng hai - bốn - sáu - tám là Bằng -Trắc -Bằng -Bằng (BTBB).
Ví dụ:
Tháng ba nhớ người quân nhân Bằng - Trắc - Bằng
Ruột đau như cắt, thương thân chiều buồn Bằng -Trắc -Bằng -Bằng
Tuy nhiên chúng ta có thể thay đổi tự do về các từ thứ 2 của câu 6 chữ và từ thứ hai của câu 8 chữ. Hoặc ta đổi lại thứ tự như sau T-B-T-B của câu lục và câu bát - ta gọi đó là biến thể.
Ví dụ:
Chào em cô gái áo vàng Trắc -Trắc -Bằng
Làm anh mơ màng mà chẳng nói tên Trắc -Trắc -Bằng -Bằng.
Quy tắc về gieo vần
Cách gieo vần của thể thơ này khác hẳn so với các thể thơ khác. Ta có thể gieo nhiều vần trong câu chứ không nhất thiết là chỉ được gieo một vần duy nhất. Đây được cho là một phần linh hoạt của thể thơ này, không bị đặt nặng vấn đề gieo vần mà còn giúp bài thơ hay hơn và dễ nghe hơn.
Ví dụ (những từ in nghiêng hay đậm là vần với nhau):
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Trong thể thơ biến thể vẫn gieo vần như vậy, nhưng trường hợp câu bát của cặp câu có thanh là t-b-t-b thì tiếng thứ sáu câu lục trên nó vần với tiếng thứ tư của câu đó.
Ví dụ:
Chờ người chờ tới ngày mai
Muôn đời mãi mãi nguyện chung một lòng.
- Cách ngắt nhịp:
Thơ thông thường được ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, nhưng đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ là 3/3.
III. Những bài thơ lục bát hay
- Thơ lục bát về quê hương
Bài Quê Hương - Nguyễn Đình Huân
Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu siêu đi về
Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.
- Thơ lục bát về tình yêu
Với những kiến thức tổng hợp trên hy vọng rằng nó đã giúp bạn giải đáp phần nào cách làm dạng thơ này. Chúc các bạn thành công!