Đăng ký

Tổng hợp kiến thức lý thuyết về ẩn dụ hay nhất

Trong các biện pháp tu từ thì phép ẩn dụ thường được sử dụng hơn cả trong các bài văn, thơ, truyện. Vậy có bao giờ bạn hỏi ẩn dụ là gì, các loại ẩn dụ, ẩn dụ hình thức là như thế nào chưa? Cunghocvui gửi đến bạn những kiến thức đề cập ở trên và đưa ra ví dụ về ẩn dụ một cách cụ thể nhất.

I) Khái niệm ẩn dụ là gì?

- Ẩn dụ là phép chuyển đổi tên gọi. Nếu như giữa A và B có sự tương đồng nào đó thì người ta sẽ dùng tên gọi B để thay cho tên gọi A.

- Ví dụ:

  • Chân núi: thay thế cho phần "tiếp giáp đất của núi giống như chân người"
  • Đinh ốc: thay cho tên gọi "cái đinh có đường xoán như vỏ ốc"

II) Các loại ẩn dụ

Có 4 loại ẩn dụ thường gặp là ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

1) Ẩn dụ hình thức

- Những sự vật, hiện tượng chuyển đổi tên gọi do có điểm nào đó tương đồng với nhau về hình thức thì được gọi là ẩn dụ hình thức

- Ví dụ:

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận.

[...]

2) Ẩn dụ cách thức

- Khi cách thực hiện hành động giữa chúng có những nét tương đồng gần giống nhau và chuyển đổi tên gọi thì được gọi là ẩn dụ cách thức.

- Ví dụ: Cứ như thế, hoa học trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh...

3) Ẩn dụ phẩm chất

- Sự chuyển đổi tên gọi giữa sự vật, hiện tượng có nét tương đồng hoặc gần giống với nhau ở một vài điểm nào đó về tính chất, hoặc phẩm chất thì được gọi là ẩn dụ phẩm chất.

- Ví dụ:

Hỡi lòng tê tái thương yêu

Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh

4) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là sự chuyển đổi tên gọi giữa những sự vật, hiện tương có nét tương đồng, giống với nhau ở một số điểm nào đó về cảm giác.

- Ẩn dụ chuyển đổ cảm giác thường kép hợp các từ ngữ chỉ cảm giác loại này với cảm giác loại khác.

- VD:

  • Câu chuyện chưa cần nghe mà đã thấy nhạt nhẽo (thính giác + vị giác)
  • Nghe thơm mùi cơm nếp (thính giác + khứu giác)

III) Vai trò trong bài viết

- Câu văn trở nên sinh động

- Người đọc và người nghe sẽ có những liên tưởng mới lại

- Là một phương tiện để thể hiện sự sáng tạo độc đáo, cách cảm, cách nghĩ riêng của người nói và người viết.

IV) Luyện tập

Hãy tìm những ẩn dụ tu từ và nêu nét tương đồng trong mỗi câu văn hoặc thơ mà bạn biết.(Tối thiếu 4 câu thơ hoặc văn)

Xem thêm >>>Bí kíp ăn trọn điểm đọc hiểu Ngữ văn 12

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã tổng hợp được về ẩn dụ, mong rằng sau bài viết bạn có thể định hình được ẩn dụ là gì, phép ẩn dụ, các loại ẩn dụ. Chúc các bạn học tập tốt <3