Đăng ký

Nắm trọn kiến thức về hoán dụ chuẩn nhất

Cùng với ẩn dụ thì hoán dụ là biện pháp tu từ quan trọng và thường được sử dụng trong bài viết. Cùng với Cunghocvui đi vào tìm hiểu xem phép hoán dụ là gì, các kiểu hoán dụ và từng ví dụ về hoán dụ cụ thể.

I) Khái niệm phép hoán dụ là gì?

- Gọi tên các sự vật, hiện tượng hoặc khái niêm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác làm cho chúng có nét gần gũi với nhau, nhằm mục đích làm cho sự diễn đạt tốt hơn thì được gọi là hoán dụ.

- Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân ly (Việt Bắc)

II) Kiểu hoán dụ

Có các kiểu hoán dụ được sử dụng phổ biến là:

1) Lấy bộ phận để gọi toàn thể

VD: Cô ấy là tay vợt một của đội.

2) Dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

VD: Khi cô ấy bước vào, cả hội trường đều vỗ tay.

3) Dùng dấu hiệu sự vật để gọi sự vật

VD: Xin chào, cậu nhóc tóc xanh

4) Dùng những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng

VD: Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

III) So sánh phép ẩn dụ với phép hoán dụ

  Ẩn dụ Hoán dụ
Giống Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
Khác

Dựa vào quan hệ tương đồng về:

- Hình thức

- Cách thức

- Phẩm chất

- Cảm giác

Dựa vào quan hệ tương cận như:

- Bộ phận với toàn thể

- Vật chứa đựng với vật bị chứa đựng

- Dấu hiệu của sự vật với sự vật

- Cụ thể với trữu tượng

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp kiến thức lý thuyết về ẩn dụ hay nhất

IV) Luyện tập

Chọn một đoạn thơ trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu mà bạn cảm thấy tâm đắc nhất, hãy chỉ ra các kiểu hoán dụ có trong đoạn, dẫn chứng cụ thể và phân tích.

Trên đây là lý thuyết về phép hoàn dụ mà Cunghocvui đã tổng hợp được, mòng rằng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình học tập. Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe