Đăng ký

Nắm trọn mẹo văn học về văn nghị luận hay nhất

Trong bài viết này Cunghocvui tổng hợp các mẹo kiến thức văn học về văn nghị luận như cách làm bài văn nghị luận, cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, cách làm bài nghị luận xã hội, văn bản nghị luận và cách học giỏi văn nghị luận. Cùng học ngay thôi!

I) Sơ lược về văn nghị luận

1) Khái niệm

Khi một tư tưởng, sự việc, hiện tượng trong đời sống (hoặc văn học) được viết ra nhằm để xác lập với người viết bằng luận cứ, luận điểm và lập luận thì gọi là văn nghị luận.

2) Đặc điểm

- Ở luận điểm thì ý kiến vừa thể hiện tư tưởng, vừa thể hiện quan điểm. Trong bài thường sẽ có các luận điểm như: luận điểm chính, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

- Luận cứ là những lí lẽ, dân chứng cơ sở cho luận điểm. Trong luận cứ thường có những câu hỏi như: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy hay không?

2) Bố cục

- Phần 1: Giới thiệu vấn đề, ở phần này cần phải nêu được cơ bản vấn đề tư tưởng, sự việc, hiện tượng cần giải quyết.

- Phần 2: Giải quyết vấn đề bằng cách triển khai luận điểm, dùng lí lẽ, dẫn chứng để lập luận sao cho thuyết phục người đọc và người nghe.

- Phần 3: Khi đi vào kết thúc vấn đề cần phải khẳng định được tầm quan trọng, ý nghĩa có được của tư tưởng, sự việc, hiện tượng nêu ra.

II) Một số cách làm bài văn nghị luận

1) Yêu cầu và cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

- Khi bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống của con người thì đó được gọi là nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

- Yêu cầu:

  • Với nội dung:
    • Giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh để có thể vấn đề tư tưởng, đạo lí đang bàn tới.
    • Giọng văn sinh động, lời văn cần phải chính xác.
  • Với hình thức: Bố cục đảm bảo ba phần: Mở - Thân - Kết

2) Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống

- Khi ta bàn về sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, có hai mặt tốt xấu, khen chê,... hoặc một vấn đề đáng suy nghĩ thì đó là bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Yêu cầu:

  • Với nội dung:
    • Phân tích được mặt đúng sai, có lợi có hại của nó.
    • Nêu ra được nguyên nhân, ý kiến, thái độ, nhận định của cá nhân người viết.
    • Bài viết cần có sự chủ quan, ý kiến, cảm nhận riêng của người viết.
  • Với hình thức
    • Bố cục ba phần mạch lạc.
    • Luận điểm là luận cứ chính xác, lập lập phù hợp.
    • Lời văn sống động nhưng vẫn phải đảm bảo sự chính xác.

3) Nghị luận văn học

♦ Nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ).

-  Ở bài viết ta đi trình bày nhận xét, đánh giá của bản thân về nội dụng, nghệ thuật đoạn thơ hoặc bài thơ đó.

- Yêu cầu:

  • Với nội dung:
    • Bài viết cần được phân tích, nhận xét, đánh giá cụ thể xác đáng. 
    • Giọng văn gợi cảm, sự rung động chân thành của người viết cũng cần được thể hiện ra.
  • Với hình thức: Bố cục 3 phần: Mở - Thân - Kết.

♦ Nghị luận về tác phẩm truyện

-  Khi ta trình bày nhận xét, đánh giá của bản thân về nhân vật, sự kiện, hiện tượng,... cụ thể trong một tác phẩm thì được gọi là nghị luận về tác phẩm truyện.

- Yêu cầu:

  • Với nội dung: Tất cả những ý kiến, nhận xét đều phải xuất phát từ chính cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật cũng vậy.Những biện pháp nghệ thuật mà người viết nêu ra phải là nghệ thuật được sử dungjtrong tác phẩm.
  • Với hình thức: Bố cục mạch lác, lời văn chính xác và gợi cảm.

III) Tổng hợp cách học giỏi văn nghị luận

- Cần nhận dạng rõ kiểu bài, xác định được vấn đề cần nghị luận. Đặc biệt với bài nghị luận về tác phẩm thơ (đoạn thơ), tác phẩm truyện (đoạn trích) thì cần phải đọc kỹ và hiểu được câu chuyện, câu nói ấy nói gì và có ý nghĩa gì.

- Cần sử dụng linh hoạt các kỹ năng nghị luận với những phương thức biểu đạt như miêu tả, tự sự, thuyết minh,...

- Với bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý thì cần phải cô đọng, rút ra được bài học nhận thức, ý nghĩa và hành động.

- Còn cách làm bài nghị luận xã hội hay thì bạn cần bày tỏ cảm xúc, ý kiến của bản thân và sự việc, hiện tượng đó.

IV) Luyện tập

Hãy chọn một chủ đề mà bạn tâm đắc nhất để viết thành văn bản nghị luận.

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã tổng hợp được về văn bản nghị luận, hy vọng sau bài viết bạn có thể nắm được cách làm bài văn nghị luận, cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, cách làm bài nghị luận xã hội và cách học giỏi văn nghị luận. 

shoppe