Đăng ký

Luyện tập viết đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

Cunghocvui gửi đến bạn đề thi đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống (dạng tổng hợp), cùng gợi ý chi tiết cách làm đoạn văn đạt điểm tối đa. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho bạn!

I. Đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

[1]      Hiện tượng đổ kị trong đời sống đã có từ xưa. Thời Tam quốc có danh tướng Đông Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “đệ nhất thiên hạ ”, nhưng lần nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào Lượng cũng đoản biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng!”. Câu nói đó bộc lộ chân tướng của người đổ kị: không chấp nhận thực tể người khác hơn mình.

[2]    Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thẳng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua kém chủng bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ỷ nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm ỉí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hy Lạp cổ đại A-ri-xtổt đã nói: ‘‘Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.

[3]    Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng “ngoài trời còn có trời” (cao hơn), “ngoài núi còn có núi” (cao hơn).

[4]    Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.

(Theo Băng Sơn, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXBGD 2015, tr.96 - 97) 

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn [1].

Câu 2(1,0 điếm): Dựa vào văn bản, anh /chị hãy nêu ngắn gọn nguyên nhân - hậu quả của thói đố kị. Câu 3 (0,5 điểm): Tại sao tác giả cho rằng: “Tâm lí đố kị chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thẳng”1'!

Câu 4 (1,0 điểm): Trong văn bản, tác giả khẳng định: “Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục”. Theo anh/chị làm thế nào để khắc phục tính xấu ấy? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 7-10 dòng). 

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ quan niệm được đưa ra trong đoạn trích của phần Đọc - hiểu: “Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ”, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa cách sống cao thượng trong đời sống xã hội hiện đại.

Tham khảo Cấu trúc dạng tổng hợp của nghị luận về một hiện tượng đời sống

♦ Gợi ý (phần nghị luận xã hội)

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của cách sống cao thượng trong đời sống xã hội hiện đại.

- Giải thích, làm rõ vấn đề.

+“Tính cách cao thượng” chỉ một phẩm chất tạo nên một lối sống đẹp: trong sáng, cao cả, không hạ thấp người khác, vượt lên trên những điều tầm thường. Ý kiến đã khẳng định vai trò quan trọng của lối sống cao thượng đối với mỗi cá nhân và với cả cộng đồng.

+ Trong xã hội hiện đại, khi căn bệnh vô cảm đang ngày càng trở nên phổ biến thì cách sống cao thượng càng có ý nghĩa. Đó là sống vị tha, bao dung, độ lượng, sống với những lí tưởng sống tốt đẹp

- Bàn luận:

+ Mỗi con người trong cuộc đời đều cần có lối sống cao thượng, biết hi sinh và trân trọng người khác. Có như thế, bản thân mỗi người cho dù có lúc chịu thiệt thòi vẫn cảm thấy vui vẻ, thoải mái.

+ Lối sống cao thượng cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa những cá nhân, tạo điều kiện cho những người khó khăn được giúp đỡ, vươn lên, từ đó xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ hơn.

+ Lối sống cao thượng không dễ dàng để có được mà mỗi người cần có ý thức phấn đấu rèn luyện qua những hành động cụ thể. Phê phán những kẻ có lối sống ích kỉ, giả tạo, vô ơn...

- Liên hệ thực tế, rút ra bài học chân thành, thiết thực cho bản thân: rèn luyện cách sống cao thượng, biết vì người khác...

Xem thêm >>> Những bước làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống

Đừng quên để lại comment ý kiến thắc mắc và những góp ý của bạn ở phía dưới. Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe