Đăng ký

Dạng tổng hợp của nghị luận về một hiện tượng đời sống

Tuy không khác nhiều so với dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống, nhưng cách hỏi của đề và cách viết đoạn văn cũng có thay đổi.

I. KHÁI NIỆM

Những bài viết mà bạn bày tỏ quan điểm, bàn luận, cách đánh giá về một hiện tượng có ý nghĩa xã hội, vấn đề đáng chê trách hay đáng phải suy nghĩ thông qua một ý kiến, một quan đểm thì được gọi là nghị luận về một hiện tượng đời sống (dạng tổng hợp)

II. DÀN Ý

1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề
Có hai cách:
-       Trực tiếp: lấy yêu cầu của đề bài làm mở bài.
-       Gián tiếp: từ những vấn đề xung quanh đi vào vấn đề cần nghị luận.
2. Thân đoạn:

-      Bước 1:
+ Giải thích quan điểm, ý kiến (giải thích từ, sau đó giải thích cả câu).
+Làm rõ sự việc,hiện tượng đề yêu cầu, các biểu hiện của sự việc hiện tượng trong xã hội bằng phương thức tự sự, miêu tả kết hợp với biểu cảm.
-      Bước 2: Bày tỏ suy nghĩ, đánh giá của mình về sự việc, hiện tượng.
+ Nếu là sự việc hiện tượng tốt thì chú ý đến: nguyên nhân (chủ quan, khách quan), mục đích, tác dụng của hiện tượng đối với bản thân, với mọi người.
+ Nếu là sự việc hiện tượng xấu thì chú ý đến: nguyên nhân (chủ quan, khách quan), hậu quả (đối với cá nhân, gia đình, xã hội, các giải pháp khắc phục (tương ứng với nguyên nhân đã trình bày). Chú ý đưa ra các giải pháp có tính gần gũi, thiết thực, tránh các giải pháp viển vông hay quá lớn lao.
+ Nếu là sự việc hiện tượng vừa xấu, vừa tốt thì chỉ rõ mặt tốt, mặt xấu, tác dụng, hậu quả....
-      Bước 3: Phản đề, mở rộng bàn luận
Xem xét trong hiện tượng còn điểm nào chưa triệt để thì tiếp tục đưa ra bàn luận; hoặc phê phán những sự việc, hiện tượng đi ngược lại với sự việc, hiện tượng tốt.
-      Bước 4: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Bản thân em nhận thức về vấn đề như thế nào, em đã có những hành động cụ thể gì để học theo hiện tượng tốt/ lên án hiện tượng xấu.
3.  Kết đoạn;’Khẳng định lại vấn đề đã nghị luận.
III)  Ví dụ minh họa
1.1  Ví dụ minh họa 1
Đề bài:

I.  ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đỉ mới giật mình khóc lóc 
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?

Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt

Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi

Con môi ngày một lớn lên Mẹ môì ngày thêm cằn côi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
...ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ giọt nước mắt già nua không ứa nổi ta mê mải trên bàn chân rong ruổi mat mẹ già thầm lặng dõi sau lưng 
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mẩy kẻ đi qua mẩy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trải tim âu lo đã giục giã đỉ tim ta vẫn vô tình ta vẫn thản nhiên?

(Mẹ - Đỗ Trung Quân)

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa đuợc sử dụng trong câu Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt/ Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
Câu 3: Nhà thơ đã nhận ra được điều gì ưong những câu thơ sau:
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mẩy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
Câu 4: Tình cảm, suy tư nào của nhà thơ được bộc lộ trong đoạn thơ trên khiến anh/chị đồng cảm sâu sắc nhất?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1 (2.0 điểm):
Hình ảnh của người con trong câu thơ “ta vẫn vô tình/ ta vẫn thản nhiên” gợi' cho anh /chị suy nghĩ gì về lối sống thờ ơ vô cảm với những người thân xung quanh mình của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay. Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ.
Gợi ý (phần nghị luận xã hội):
-       Giới thiệu vấn đề: thái độ sống thờ ơ vô cảm của các bạn trẻ với người thân trong gia đình.
-       Giải thích, làm rõ:
+ Hình ảnh người con trong câu thơ thể hiện thái độ sống vô cảm, không quan tâm với người mẹ của mình dù người mẹ luôn mòn mỏi trông chờ.
+ Vô cảm là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sổng. Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình của thế hệ trẻ hiện nay là biểu hiện tiêu cực trong đời sống của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện tượng này thu hút mối quan tâm và gây ra nhiều bức xúc trong đời sống xã hội.
-Bàn luận:
+ Thực trạng của lối sống thờ ơ: thể hiện ở lối sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh nghĩ đến cái chết chỉ vì ba mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình...
+ Nguyên nhân: xã hội phát triển, nhiều loại hình vui chơi, giải trí; nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn...; do nhiều gia đình quá nuông chiều con cái...
+ Hậu quả: con người trở thành ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình, không quan tâm đến người thân và những người xung quanh; không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời...
+ Biện pháp:Thế hệ trẻ cần xác định lí tưởng sống, mục đích sống đúng đắn, sống tử tế với người thân và mọi người xung quanh; mọi suy nghĩ, hành động và ỉời nói của mình đều phải xuất phát từ lòng nhân ái.
-       Bài học nhận thức và hành động:Sống trong đời cần có tình yêu thương, biết quan tâm và chia sẻ với cộng đồng; mỗi học sinh cần xác định đúng nhiệm vụ học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Xem thêm >>> Những bước làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống

Trên đây là bài viết Cunghocvui tổng hợp được về dạng đề thi đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống (dạng tổng hợp), khái niệm và ví dụ minh họa. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe