Luyện tập so sánh hai đối tượng thuộc hai tác phẩm
Cùng với Cunghocvui luyện tập làm bài nghị luận so sánh hai hay nhiều đối tượng thuộc hai tác phẩm (hoặc nhiều tác phẩm) khác nhau.
I. Đề bài:
Cảm nhận của anh (chị) về thông điệp gửi gắm qua hai đoạn trích sau đây trong hai truyện ngắn Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình.
Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đổ nó giết hết rừng xà nu này.
(Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành — SGK Ngữ văn 12, tập Hai)
Chủ thường vì chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chủ kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta.
(Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi - SGK Ngữ văn 12, tập Hai)
Có thể bạn quan tâm: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình
II. Gợi ý:
1) Mở bài: Giới thiệu hai tác giả, hai tác phẩm, dẫn dắt đến vấn đề nghị luận: thông điệp của nhà vãn..
2) Thân bài:
a) Luận điểm 1: Khái quát chung.
- Khái quát ngắn gọn về giá trị nội dung của tác phẩm “Rừng xà nu”.
- Khái quát ngắn gọn về giá trị nội dung của tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”.
b) Luận điểm 2: Cảm nhận về thông điệp gửi gắm qua đoạn văn trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành:
- Nội dung:
+ Hình tượng cây xà nu được tác giả miêu tả từ nhiều góc độ và đưa lại hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt. Trong truyện ngắn này, nhà văn không chỉ mở đầu và kết thúc truyện bằng hình ảnh rừng xà nu bát ngát đến chân ười, mà đã gần 20 lần nói đến Rừng xà nu. Hình tượng cây xà nu qua ngòi bút Nguyễn Trung Thành đã trở thành một nhân chứng về tội ác của chiến tranh hủy diệt; là người chứng kiến cho sự giác ngộ, hy sinh thầm lặng và sự quật khởi của người dân Xô Man.
+ Cụ Mết và người dân tộc Sứa rất đỗi tự hào về cây xà nu của quế hương. Chính cụ Met cũng đã khẳng định được cái sức sống bất tử ấy như một chân lí giản dị: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta, cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”. Chính vì hình ảnh cây xà nu mang ý nghĩa tượng trưng, nên sự miêu tả loài cây này, luôn luôn được tác giả đặt ưong sự đối chiếu với con người, gợi ra những liên tưởng về đời sống và số phận cùng phẩm chất của họ.
+ Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu cùng sự rộng lớn, bạt ngàn của rừng xà nu gợi nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thể hệ người dân Tây Nguyên đoàn kết bên nhau kháng chiến.
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng: Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, ngôn ngữ sử thi hào hùng, thủ pháp nhân cách hóa ...
+ Chất thơ và chất sử thi hòa làm một thể hiện rõ phong cách văn xuôi Nguyễn Trung Thành: vừa say mê, vừa trầm tư, vừa giỏi tạo hình vừa giàu tính khái quát.
c) Luận điểm 3: Cảm nhận về thông điệp gửi gắm qua đoạn văn trong truyện ngắn “Những đứa con gia đình” của Nguyễn Thi:
- Nội dung:
+ Giải thích câu nói của chú Năm: Nguyễn Thi ví chuyện gia đình ta cũng dài như dòng sông nghĩa là Nguyễn Thi muốn nhấn mạnh sự trôi chảy, sự tiếp nối của mỗi gia đình cũng như dòng sông vậy. Nếu sông có khúc trên khúc dưới, thì gia đình có thế hệ già, thế hệ trẻ. Sự kế tục và tiếp nối ấy chúng ta gọi là truyền thống. Mỗi con người, mỗi đời người trong một gia đình phải là một khúc sông trong một dòng sông truyền thống. Mỗi người chỉ được gọi là thành viên ưong gia đình với những ai đã ghi được, đã làm nên được khúc sông của mình trong cái dòng sông truyền thống gia đình ấy.
+ Trong truyện ngắn thực sự đã có một dòng sông của truyền thống gia đình. Dòng sông ấy liên tục chảy từ thế hệ cha anh đến thế hệ những chiến sĩ trẻ anh hùng thời chống Mĩ. Ổ họ đều có những phẩm chất chung đó là yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, thủy chung son sắt với quê hương, cách mạng. Ở họ luôn có sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc. Chú Năm chính là khúc thượng nguồn, là nơi kết tinh đầy đủ nhất truyền thống gia đình. Má Việt cũng là một hiện thân của truyền thống và là một hình tượng mang đậm dấu ấn riêng của phong cách Nguyễn Thi.Chị em Chiến và Việt: Là hai chị em ruột, lại cùng là chiến sĩ giải phóng, Chiến và Việt có nhiều điểm giống nhau: là con em của một gia đình cách mạng giàu truyền thống anh hùng, ông bà ba má đều bị sát hại nên cả hai em đều có một mối thù chất chứa trong lòng, đều nung nấu ước nguyện lên đường đánh giặc trả thù cho gia đình và quê hương. Qua ngòi bút của Nguyễn Thi Chiến hiện lên là một tính cách khá đa dạng: Vừa là một cô gái mới lớn tính khí còn rất trẻ con, vừa là một người chi biết nhường nhịn, biết lo toan, đảm đang tháo vát, Còn Việt có nét riêng dễ mến của cậu con trai mới lớn, Là em lại là con trai, nên Việt còn ngây thơ trẻ con và rất vô tư. Việt cũng thật đường hoàng chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường. Trong dòng sông truyền thống, Việt là con sóng vươn xa nhất, là người tiêu biểu nhất cho tinh thần tiến công cách mạng.
- Nghệ thuật:
+ Với nghệ thuật xây dựng hình tượng dòng sông độc đáo, Nguyễn Thi đã dựng được những tính cách nhân vật phong phú, hấp dẫn.
+ Mang đậm màu sắc Nam Bộ: Tính cách nhân vật, ngôn ngữ, bức tranh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt và vãn hoá của người dân Nam Bộ đều được miêu tả sinh động, chân thực.
d) Luận điểm 4: So sánh:
- Giống nhau:
+ Cả hai nhà văn cùng ngợi ca, tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước; xây dựng hình ảnh thiên nhiên biểu tượng cho con người.
+ Những hình tượng biểu trưng đó là hình thức giáo dục cháu con lòng tự hào về truyền thống.
+ Khẳng định chính tuổi trẻ miền Nam sẽ viết tiếp những trang sử vẻ vang cho truyền thống, là những truyện ngắn đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Khác nhau:
+ Rừng xà nu đậm sắc màu, không khí Tây Nguyên qua hình tượng cây xà nu, hệ thống nhân vật, sinh hoạt, phong tục của người dân Tây Nguyên; nghệ thuật trần thuật.
+ Những đứa con trong gia đình mang sắc màu Nam Bộ rõ nét qua hình ảnh dòng sông, giọng hò của chú Năm, tính cách nhân vật là người nông dân; ngôn ngữ.
- Lí giải sự khác biệt:
+ Do cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn.
+ Do hoàn cảnh sáng tác.
Xem thêm >>> So sánh hai hay nhiều nhiều đối tượng trong hai (nhiều) tác phẩm khác nhau
Để lại ý kiến thắc mắc và đóng góp thêm cho nội dung ở phía dưới comment nhé! Chúc bạn học tập tốt <3