Phân tích đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
Ở bài viết này Cunghocvui gửi đến bạn những phân tích đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2018 chi tiết nhất và chuẩn nhất, bài viết chia ra thành hai phần nhận xét chung và nhận xét chi tiết giúp bạn có thể nắm vững được thang điểm cũng như phân bố được thời gian hợp lí khi làm bài.
I. Nhận xét chung
1. Về mặt cấu trúc:
Cấu trúc đề thi được giữ nguyên so với kì thi THPT Quốc gia 2017. Đề thi gồm hai phần
- Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm): Gồm một văn bản/đoạn văn bản ngoài chương trình và bộ câu hỏi gồm 4 câu được thiết kế theo nấc thang năng lực.
- Phần II. Làm vãn (7,0 điểm); Gồm hai câu hỏi thuộc dạng văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học. + Câu hỏi nghị luận xã hội (2,0 điểm): Yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội có độ dài khoảng 200 chữ + Câu hỏi nghị luận văn học (5,0 điểm): Yêu cầu viết bài văn nghị luận văn học.
- Thời gian làm bài: 120 phút
2. Về mức độ yêu cầu:
Đề thi có mức độ phân loại năng lực trình độ học sinh khá rõ nét qua yêu cầu của câu 2 (5,0 điểm) - phần Làm văn: Ngoài chương trình Ngữ văn 12, đề còn yếu cầu liên hệ với kiến thức ở chương trình lớp 11. Vì thế, để đạt được điểm giỏi năm nay các em phải ôn tập kỹ kiến thức ở cả lớp 11 và 12 (chú ý những mối liên hệ, so sánh về hoàn cảnh lịch sử, đề tài, nội dung, cảm hứng sáng tác, phong cách nghệ thuật...)
II. Phân tích chi tiết đề thi
1. Phần Đọc hiểu
Gồm 4 câu hỏi, trong đó câu 1 là câu hỏi ở mức độ nhận biết, câu 2 và câu 3 ở mức độ thông hiểu và câu 4 ở mức độ vận dụng, Các em nên dành khoảng 20 phút để làm hoàn thiện phần này. Lưu ý, đây là câu hỏi đọc - hiểu vì vậy khi trả lời câu hỏi nên trả lời trực tiếp vào vấn đề mà câu hỏi yêu cầu, tránh lan man, dài dòng làm mất thời gian. Cụ thể như sau:
- Câu 1: Đề yêu cầu nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản vì thế trong sáu phương thức biểu đạt là: miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính các em chỉ được chọn một phương thức được thể hiện rõ nhất trong văn bản
- Câu 2: Yêu cầu lí giải một ý kiến của tác giả trong văn bản. Đây là câu hỏi thuộc mức độ thông hiểu, vì vậy câu trả lời có thể diễn đạt theo ý hiểu của bản thân hoặc trích lại nguyên văn một số câu văn trong văn bản vẫn được điểm tối đa. Các em cần đọc kĩ văn bản, tìm lý lẽ mà tác giả đưa ra để lý giải vấn đề được nêu
- Câu 3: Yêu cầu nêu cách hiểu về một nhận định trong văn bản. Để làm được câu hỏi này, các em cần hiểu được hai cụm từ cơ bản bước tiến xa và bước lùi gần có nghĩa là gì? Khi giải thích được ý nghĩa của hai cụm từ này sẽ thấy được ý nghĩa, thông điệp mà tác giả gửi gắm qua câu văn mà đề yêu cầu giải thích.
- Câu 4: Câu hỏi thuộc mức độ vận dụng, yêu cầu thí sinh bày tỏ ý kiến về một quan niệm của tác giả được nêu ra trong văn bản. Đây là một câu hỏi mở, câu trả lời có thể đồng tình hoặc không đồng tình, hoặc chỉ đồng tình một phàn. Tuy nhiên, các em cần đưa ra lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, chặt chẽ để thuyết phục giám khảo về quan điểm của mình.
2. Phần làm văn
Câu 1 (2,0 điểm):
- Vấn đề nghị luận xã hội được rút ra từ nội dung văn bản đọc hiểu. Vì vậy, trước khi làm bài, các em nên đọc kĩ lại văn bản đọc hiểu để tìm những gợi ý từ văn bản.
- Vấn đề nghị luận là vấn đề có tính chất thời sự, đồng thời cũng rất quen thuộc, gần gũi với đời sống hàng ngày của học sinh. Bởi vậy, các em có thể xuất phát từ quan điểm, cách nhìn nhận, kinh nghiệm của cá nhân để lí giải và nêu suy nghĩ về vấn đề.
- Một số vấn đề cần lưu ý khi làm dạng bài này:
+ Phân phối thời gian hợp lí (khoảng 20 - 25 phút)
+ Đảm bảo dung lượng (200 chữ tương đương với khoảng 20 dòng).
+ Đảm bảo hình thức của đoạn văn (một đoạn văn, không tách rời thành nhiều đoạn vãn)
Câu 2 (5,0 điểm):
- Như đã đề cập ở phần I, đây là câu hỏi có nhiều điểm mới trong đề thi minh họa năm nay, không chỉ vì phạm vi kiến thức nằm ở cả chương trình lớp 11 và 12 mà yêu cầu về phương pháp, kĩ năng làm bài cũng cần thay đổi. Khi gặp dạng câu hỏi này các em cần lưu ý:
+ Tránh nhầm lẫn dạng đề này với dạng đề so sánh 2 nhân vật, 2 đoạn trích ở 2 tác phẩm khác nhau. Néu đề yêu cầu là cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác (“Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân) và hình tượng Huấn Cao trong cảnh cho chữ (“Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân) thì nghĩa là việc phân tích hai nhân vật trong hai cảnh tượng trên sẽ có mức điểm tương tương nhau. Tuy nhiên, với đề minh họa lần này thỉ yêu cầu trọng tâm vẫn là hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác, phần cảm nhận về hình tượng Huấn Cao trong cảnh cho chữ chỉ là một ý nhỏ để làm nổi bật quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp của con người.
Có thể bạn quan tâm: Hình tượng người lái đò trên sông Đà
Cảnh cho chữ trong "Chữ người tử tù"
+ Xác định đúng phạm vi của đề yêu cầu: hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác và hình tượng Huấn Cao trong cảnh cho chữ. Một số đáp án tham khảo trên các trang mạng xã hội yêu cầu phân tích cả hình tượng người lái đò sau khi vượt thác, hình tượng Huấn Cao trước cảnh cho chữ... là chưa đúng. Việc làm này vừa mất thời gian, lại vừa thể hiện kĩ năng xác định yêu cầu đề còn yếu.
- Từ câu hỏi trong đề minh họa, chúng ta có thể rút ra: xu hướng ra đề năm nay của Bộ có thể sẽ yêu cầu cảm nhận về 1 nhân vật, 1 đoạn trích, 1 vấn đề thuộc phương diện nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm thuộc chương trình 12, từ đó liên hệ với 1 nhân vật, 1 đoạn trích... trong chương trình lớp 11 để làm nổi bật một vấn đề nào đó. Vì thế, khi ôn tập các tác phẩm trong chương trình lớp 11 và 12, các em cần chú ý đến các tác phẩm có quan hệ gần gũi về: phong cách tác giả, chủ đề, đề tài, cảm hứng, phương pháp sáng tác...
- Đây là câu hỏi chiếm nhiều điểm nhất ưong đề thi, các em nên dành khoảng 70 đến 80 phút để làm hoàn thiện câu hỏi.
Xem thêm >>> Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia 2017
Hy vọng bài viết phân tích đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018 sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình ôn luyện, hãy để lại những ý kiến thắc mắc và đóng góp ở phía bên dưới comment nhé! Chúc bạn học tập tốt <3