Dàn ý nghị luận so sánh - So sánh song song
Cunghocvui trong bài viết này sẽ gửi đến bạn ưu nhược điểm của nghị luận so sánh song song, dàn ý khái quát chuẩn nhất.
I) Ưu nhược điểm
1) Ưu điểm: Giúp người viết tránh được tình trạng lặp ý, phân tích lan man
2) Nhược điểm:
- Đòi hỏi tư duy sắc sảo
- Người viết phải nắm rất vững kiến thức , sự tinh nhạy để có thể xây dụng được luận điểm để làm bài
II) Dàn ý
1) Mở bài
Tương tự như So sánh nối tiếp
2) Thân bài
Học sinh cũng cần đảm bảo đù bôn luận điểm cơ bản sau:
* Luận điểm 1: Khái quát chung
- Nêu ngắn gọn, khái quát về giá trị nội dung của tác phẩm thứ nhất.
- Nêu ngắn gọn, khái quát về giá trị nội dung của tác phẩm thứ hai.
(Nếu là hai đoạn văn bản thuộc cùng một tác phẩm thì sẽ giới thiệu khái quát giá trị nội dung của tác phẩm).
* Luận điểm 2: Phân tích, làm rõ điểm giống nhau.
Sử dụng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và so sánh, bám sát văn bản để làm sáng tỏ:
- Điểm giống nhau về nội dung giữa hai (hoặc nhiều) đối tượng.
- Điểm giống nhau về nghệ thuật giữa hai (hoặc nhiều) đối tượng.
* Luận điểm 3: Phân tích, làm rõ điểm khác nhau.
Sử dụng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và so sánh, bám sát văn bản để làm sáng tỏ:
- Điểm khác nhau về nội dung giữa hai (hoặc nhiều) đối tượng.
- Điểm khác nhau về nghệ thuật giữa hai (hoặc nhiều) đối tượng.
* Luận điểm 4: Lí giải sự khác biệt.
Những nguyên nhân thường gặp tạo nên sự khác biệt: bối cảnh văn hóa, xã hội, lịch sử, do phong cách nhà văn, quan điểm sáng tác...
3) Kết bài:
Khẳng định vấn đề nghị luận, khẳng định giá trị của tác phẩm (hai tác phẩm). Có thể nêu cảm nghĩ riêng của bản thân.
Xem thêm >>> Tổng quát về nghị luận so sánh
Hãy comment những ý kiến cần được giải đáp bởi Cunghocvui và đừng quên đóng góp những kiến thức bạn biết ở phía dưới comment nhé! <3