Đăng ký

Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018 - Bộ GD-ĐT

A. ĐỀ BÀI

I.       ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
            Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm. Vì thế, hãy chấp nhận điều đó như một lẽ tự nhiên. Khi trẻ học nói, học đi hay bất cứ điều gì, chúng đều phải nếm trải những va vấp. Chúng ta cũng vậy, có thể đằng sau những tư tưởng vừa lĩnh hội, hoặc sau sự chín chắn rèn giũa được là một thất bại, hay một bước lùi nào đó. Tuy nhiên, đừng đánh đồng những sai lầm ấy với việc ta không thể trưởng thành. Hãy hiểu rằng, như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần và hãy tin tưởng rằng mọi trải nghiệm đểu đem lại cho ta những bài học quý giả nếu ta biết trân trọng nó.
            Chính vì vậy, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự. Dĩ nhiên, để đạt được điều mình mong muốn, ta phải không ngừng nỗ lực. Nhưng đừng yêu cầu cuộc đời phải viên mãn thì ta mới hài lòng và cũng đừng đòi hỏi mọi mối quan hệ phải hoàn hảo thì ta mới nâng niu trân trọng. Hoàn hảo là một điều không tưởng. Trên đời, chẳng có gì là hoàn thiện, hoàn mĩ cả. [...]
            Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phản xét bản thân và mọi người. Bởi vậy, trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khắc và chấp nhận bản thân như vốn có.

(Theo “Quên hôm qua sống cho ngày mai” - Tian Dayton, Ph. D, biên dịch: Thu Trang - Minh Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.68 “ 69) 

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Theo tác giả, vì sao đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự?

Câu 3: Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến: như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần?

Câu 4: Anh/ Chị có đồng tình với quan niệm: trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có? Vì sao?

II.       LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác (Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp con người.
           

B. ĐÁP ÁN THAM KHẢO 

I.      ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận/ Phương thức nghị luận.

Câu 2: Theo tác giả, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự vì:

-     Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm.

-     Mọi trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học quý giá nếu ta biết trân trọng nó.

-     Hoàn hảo là một điều không tưởng. Trên đời, chẳng có gì là hoàn thiện, hoàn mĩ cả

-     Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người (Thỉ sinh có thể ghi lại những câu văn như trên hoặc trình bày theo ý hiểu của bản thân) 

Câu 3:

-      Bước tiến xa là những thành công lớn mà con người đạt được, bước lùi gần là những thất bại tạm thời, là những khoảng lặng cần thiết để con người nhìn nhận lại những gì đã trải qua.

-      Ý kiến "như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần ” có thể hiểu: Đây là một quy luật trong cuộc sống, không ai có thể chiến thắng liên tiếp, thất bại luôn song hành cùng với thành công. Sau mỗi thành công, sau mỗi bước tiến dài trong sự nghiệp, công việc, con người cần chuẩn bị tinh thần để đối diện với khó khăn, cần có những phút giây suy ngẫm, chiêm nghiệm lại để thấy mình đã làm được gì và rút ra những bài học cần thiết cho bản thân.

Câu 4:

-      Bày tỏ ý kiến: đồng tình/ không đồng tình/ chỉ đồng tinh một phần với ý kiến

-      Lí giải:

+ Nêu lập luận theo hướng đồng tình, khẳng định ý kiến hên là đúng, thí sinh cần nhấn mạnh: Cuộc sống vốn dĩ không hoàn hảo, ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm riêng. Chúng ta cần phải biết chấp nhận những thứ vốn có, đừng quá “ảo tưởng” tìm kiếm những thứ xa vời. Từ việc “chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có”, con người có thể hòa nhập vào cuộc sống, hạn chế bớt “cái tôi” của bản thân để trưởng thành và chín chắn hơn; biết quan tâm, chia sẻ và yêu thương những người xung quanh hơn. Nếu không biết “chấp nhận”, con người rất dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, bế tắc trong cuộc sống...

+ Nếu lập luận theo hướng không đồng tình, phủ định ý kiến trên, cần nhấn mạnh: Cuộc sống muôn hình vạn trạng luôn đổi thay, sự “chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có” có thể biến con người trở nên dễ dãi, tự bằng lòng với chính mình và người khác. Từ đó, chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, trì trệ, không bắt kịp xu thế cùa thời đại. Điều đó sẽ cản trở sự phát triển chung của xã hội loài người...

+ Nếu lập luận cả theo hướng chỉ đồng tình một phần thì cần kết hợp cả hai nội dung trên.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm)

a.      Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b.      Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với cuộc sống của con người.

c.       Triển khai vấn đề cần nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận nhưng cần làm rõ ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với cuộc sống của con người.. Có thể theo hướng sau:

-         Giải thích: Trải nghiệm là quá trình tham gia, tìm hiểu, dấn thân, thực hành các công việc khác nhau trong bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống, từ đó có tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm sống.

-       Suy nghĩ, bàn luận:

+ Sự trải nghiệm có ý nghĩa quan trọng và tích cực đối với cuộc sống của mỗi con người: đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; rèn luyện các lỡ năng sống; tôi luyện bản lĩnh, ý chí; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành; đồng thời xây dựng các mối quan hệ xã hội, giúp chúng ta biết khoan dung hơn với chính mình và những người xung quanh, tránh được những áp lực không cần thiết trong cuộc sống.

+ Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kĩ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Đặc biệt hơn nữa, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều không lành mạnh, sa vào tệ nạn

-         Liên hệ rút ra bài học cho bản thân: nhận thức về tầm quan trọng của các hoạt động trải nghiệm, tích cực xây dựng kế hoạch trải nghiệm...

d.      Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

e.       Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

Có thể bạn quan tâm: Cách làm đoạn văn nghị luận xã hội

Câu 2 (5,0 điểm)

a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Có đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận về hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác, liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ để nhận xét quan niệm của Nguyễn Tuân về vẻ đẹp của con người.
c)       Triển khai vấn đề cần nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận:

-         Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ suốt đời săn tìm và sùng bái cái đẹp. Nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của ông là luôn tiếp cận và phản ánh đối tượng ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, nhìn cuộc sống qua lăng kính của cái đẹp.

-       Người lái đò sông Đà là thành quả đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi thực tế tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi. Hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác là một điểm hình tượng trung tâm của tác phẩm. So với hình tượng Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù, sáng tác trước cách mạng tháng Tám) ta có thể thấy được những đổi mới trong quan niệm của Nguyễn Tuân về vẻ đẹp của con người.

* Cảm nhận ông lái đò trong cảnh vượt thác:

-       Vẻ đẹp trí dũng: Người lái đò phải đứng trước một trận chiến không cân sức, đối đầu với dòng sông hung bạo với đủ tướng dữ quân tợn, có đá mai phục từ hàng nghìn năm nay, ông chỉ có con thuyền độc mộc với sáu bơi chèo. Nguyễn Tuân đã miêu tả cuộc vượt thác của người lái đò qua ba trùng vi thạch trận, mỗi trùng vi lại làm sáng lên vẻ đẹp của nhân vật.

+ Trùng vi 1:

++ Sông Đà: tung ra lực lượng đông đảo, hùng hậu nhất như muốn lấn át đối thủ ngay từ vòng đấu đầu tiên: “mặt nước hò la vang dậy", ùa vào định “bẻ gãy cán chèo võ khỉ” trên tay người lái đò. “Sóng nước như thể quân liều mạng” xông vào “đá trái”, “thúc gối vào bụng và hông thuyền ”. Nước như một đô vật “túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt ” rồi đánh miếng “đòn hiểm ” vào chỗ “hạ bộ ” => mặt sông như bãi chiến trường hỗn loạn.

++ Ông lái đò: Bị bủa vây từ mọi phía nhưng không hề nao núng mà “cho thuyền phóng thẳng vào ”. Trong cuộc chiến đấu với sông Đà quái ác, mặc dù phải chiu đau đớn (mặt méo bệch đi) nhưng ông đã vượt lên nỗi đau vô hạn ấy, bình tĩnh, tỉnh táo điều khiển con thuyền (“cổ nén vết thương”, “hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái ”, “tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo" ...)

=> Ông lái đò thông minh, lẫm liệt như một dũng tướng lâm trận, luôn bình tĩnh, dũng cảm, biết nén mọi đau thương để chiến đấu và chiến thắng.

+ Trùng vi 2:

++ Sông Đà thay đổi chiến thuật: tăng thêm nhiều cửa tử, bố trí lệch cửa sinh sang phía bờ hữu ngạn để đánh lừa con thuyền.

++ Người lái đò: hiện lên như một vị tướng lão luyện kinh nghiệm, đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, đã thuộc quy luật phục kích của ỉũ đá nơi ải nước. Vi the ông ứng phó rất chủ động: khi thì dũng mãnh, hào hùng như Võ Tòng đánh hổ năm xưa (hình ảnh so sánh cưỡi lên thác sông Đà phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ), lúc lại thay đổi chiến thuật linh hoạt (đứa thì ông tránh, đứa thì ông đè sân lên...). Vẻ đẹp của một vị tướng chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, quyết đoán và tài giỏi

+ Trùng vi 3:

-W- Sông Đà: thay đổi chiến thuật lần cuối, quyết tâm tiêu diệt chiếc thuyền (ít cửa hơn, bên phải bên trải đều là luồng chết cả)

++ Người lái đò: Chính giữa ranh giới của sự sống và cái chết ấy tài nghệ, bản lĩnh chèo đò của nhân vật càng được thể hiện rõ nét. “Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó ” mà vượt qua “cống đá, cảnh mở, cảnh khép”; “Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng” ... Những câu văn ngắn với nhịp văn nhanh, dồn dập diễn tả động tác dứt khoát, khẩn trương; con người như đang đua tranh với thiên nhiên để giành sự sống.

=> Tiểu kết: Hình tượng người lái đò sông Đà là một con người bình dị mà phi thường được Nguyễn Tuân khắc họa như một biểu tượng đẹp của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước. Đó là một cách nhìn, một cách khám phá và khẳng định vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời đại mới. Ông lái đò chính là “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của con người Tây Bắc. Qua hình tượng này, Nguyễn Tuân muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có cả trong cuộc sống lao động thường ngày.

-     Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ:

+ Tài hoa: Với nhà văn, tài hoa là khi con người đạt tới trình độ điêu luyện, thuần thục trong công việc của mình, đến độ có thể sáng tạo được, có thể vươn tới tự do và hơn thế nữa ở bất kì lĩnh vực nào chỉ cần đạt tới trình độ trác tuyệt trong nghề nghiệp của mình ấy là con người tài hoa. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân đã tập trung bút lực ca ngợi hình ảnh ông lái băng băng trên dòng thác sông Đà một cách ung dung, bình tĩnh, tự tại trong cuộc chiến đầy cam go nhưng cũng thật hào hùng.

+ Nghệ sĩ: Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, người lái đò đã trở thành một nghệ sĩ thực thụ trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh. Mỗi động tác của người lái đò giống như một đường cọ trên bức tranh sông nước mênh mông...

<=> Qua ba lần vượt thác của người lái đò, còn cho thấy quan niệm về sự tài hoa, nghệ sĩ của Nguyễn Tuân được hiểu theo nghĩa rộng nhất: không chỉ những người làm nghề liên quan đến nghệ thuật như họa sĩ, nhà văn, nhạc sĩ... mới được gọi là nghệ sĩ mà bất kì ai, làm trong bất kì lĩnh vực nào nếu đạt đến trình độ tài hoa điêu luyện đều có thể coi là nghệ sĩ.

* Liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ để làm sáng tỏ quan niệm của Nguyễn Tuân về vẻ đẹp của con người.

-       Giới thiệu khái quát về nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ: hội tụ cả vẻ đẹp tài hoa, khí phách, thiên lương.

-       Với hai nhân vật Huấn Cao và người lái đò đã cho thấy quan niệm độc đáo của Nguyễn Tuân về vẻ đẹp của con người:

+ Vẻ đẹp của con người trước hết đó là vẻ đẹp của sự tài hoa, nghệ sĩ. Nguyễn Tuân luôn đề cao chất nghệ sĩ ở mỗi nghề nghiệp, mỗi con người.

++ Huấn Cao:

•      Trong cảnh ngục tù tối tăm, ông vẫn viết chữ, viết sáng tạo ra cái Đẹp. Huấn Cao đã dành những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình để viết chữ => Cái Đẹp lớn lao khi Huấn Cao vượt được lên mọi lẽ sống chết ở đời.

•      Hình ảnh người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, tay dậm tô từng nét chữ gợi hình ảnh một con người tuy bị xiềng xích về thể xác nhưng tự do, phóng khoáng về tâm hồn => Cái Đẹp đã nâng con người lên trên hoàn cảnh, làm cho con người vĩ đại hơn.

++ Người lái đò: dù làm công việc mưu sinh thường ngày nhưng ông vượt thác với sự say mê. Nó không còn là cuộc vật lộn giành sự sống mà ông lão lái đò được miêu tả với những động tác điệu nghệ như người nghệ sĩ đang biểu diễn trên sân khấu sông nước.

+ Bên cạnh sự thống nhất đó, quan niệm về vẻ đẹp của con người của Nguyễn Tuân cũng có sự vận động, đổi mới:

++ Huấn Cao mang vẻ đẹp của con người một thời vang bóng, là hình mẫu nghệ thuật lí tưởng trong các sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám: đó là những “con người đặc tuyển, những tính cách phi thường”.

++ Người lái đò sông Đà mang vẻ đẹp của những con người lao động, là vẻ đẹp có ngay trong chiến đấu, lao động hằng ngày của nhân dân.

=> Sự khác nhau trong cách lựa chọn nhân vật thể hiện sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân từ trước và sau cách mạng: đến gần hơn với cuộc đời bình thường. Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân chơi ngông một cách cực đoan; sau cách mạng, cũng giống như nhiều tác giả đương thời, Nguyễn Tuân đã tìm được hướng đi, lí tưởng cho mình nên cái ngông tự mất đi phần cực đoan, chỉ giữ lại cái cốt cách tạo nên vẻ độc đáo cho trang viết. Nhà văn đã phát hiện ra cái đẹp của con người là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nảy nở, sinh sôi.

b.     Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

c.      Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Xem thêm >>> Người lái đò sông Đà: Thứ vàng mười dã qua thử lửa

Trên đây là đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018 của bộ GD - ĐT, kèm hướng dẫn tham khảo chi tiết. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn, chúc bạn học tập tốt <3

shoppe